Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

doc 17 trang skkn 19/10/2023 5573
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI” Quảng Bình, tháng 5 năm 2020 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 I. PHẦN MỞ ĐẦU .1. Lý do chọn đề tài: Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống và sẽ bị lệch lạc sau này. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi là một giai đoạn rất cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó vào trong cuộc sống hằng ngày như: tự tin trong giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác chia sẻ Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, để cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em biết được những điều nên làm và không nên làm, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn vớí bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó với nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi là rèn cho trẻ có được những hành vi lành mạnh, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống và hình thành ở trẻ các giá trị văn hoá con người trong thời đại hiện nay, tạo cho trẻ nền tảng vững chắc khi chuyển qua một lối sống mới, môi trường và quan hệ mới, đó là vào trường tiểu học. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung trẻ 4-5 tuổi nói riêng để tạo mọi tiềm năng tốt nhất giúp trẻ học tập tốt ở tiểu học và bước vào cuộc sống tự tin hơn, thực hiện đúng các chuẩn mực văn hoá xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Nhất là đối với các trẻ em ở vùng cao như địa bàn tôi đang công tác hiện nay. Cuộc sống của các cháu còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, để các cháu phát triển toàn diện hơn thì vấn đề rèn kỹ năng sống cho các cháu là vô cùng cần thiết. Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” 2. Điểm mới của đề tài: Điểm mới của đề tài là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi vùng đồng bào dân tộc Bru vân kiều. Tùy theo tình hình đặc điểm của lớp, của nhà trường, của trẻ để giáo viên vận dụng và lồng ghép một cách phù hợp các biền pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 3. Phạm vi áp dụng đề tài: Trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, trẻ em nào cũng cần hình thành được một số kỹ năng, kỷ xảo, tri thức kinh nghiệm vững chắc và đầy đủ, cùng với một số thói quen đạo đức theo chuẩn mực của xã hội, đủ cho trẻ có thể cư xử trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp với mọi người và để người khác hiểu mình. Đặc biệt trẻ 4-5 tuổi rất hiếu động, hay bắt chước, làm theo, trẻ chưa hiểu rõ được hành động của mình đúng hay sai năng sống cho trẻ. Một số phụ huynh quá nuông chiều cưng nựng con cái, thường làm thay cho trẻ từ việc nhỏ đến việc lớn nên khiến cho trẻ không có khả năng tự phục vụ. - Một số phụ huynh thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vô tình hình thành thói quen ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. - Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tính cách, một tâm lý khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướng giáo dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ. Một số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nề nếp tốt; rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói không rỏ ràng, trả lời cộc lốc, không trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ít nói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếu kinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làm được, vì thế trẻ không muốn làm cũng như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đã có được. Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi để tìm ra một số biện pháp “rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”. * Khảo sát thực trạng: Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên lớp để nắm bắt tình hình và có kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi, cụ thể kết quả khảo sát như sau: Đạt Không đạt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1. Kỹ năng giao tiếp 7 30,5 16 69,5 2. Kỹ năng thích nghi 9 39 14 61 3. Kỹ năng khám phá thế giới xung quanh 7 30,5 16 69,5 4. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân 12 52 11 48 5. Kỹ năng tạo niềm vui 7 30,5 16 69,5 6. Kỹ năng tự bảo vệ 11 48 12 52 7. Kỹ năng làm việc đội nhóm 9 39 14 61 8. Kỹ năng giải quyết các vấn đề 9 39 14 61 Từ kết quả khảo sát trên tôi thấy kết quả chưa cao, tôi đã suy nghỉ làm thế nào để trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng sống nhằm đáp ứng với nhu cầu hiện nay,nên chúng tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau: 2. Một số biện pháp: Qua quá trình giảng dạy và khảo sát trẻ đầu năm học, bản thân tôi tìm tòi nghiên cứu và đã tìm ra một số giải pháp để vận dụng vào “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như sau. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ Đối với bậc học mầm non thì “trường là nhà, cô là mẹ và các cháu là con”.“Con các bậc phụ huynh như con chúng tôi” Vì vậy, tạo môi trường mẫu mực xung quanh trẻ là rất Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể tích hợp trong các mặt giáo dục, trong những hoạt động hằng ngày của trẻ. Tuỳ vào những chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà tôi lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để hình thành cho trẻ. Cụ thể như sau: *Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thích nghi là hai kỹ năng mà tôi lựa chọn để tích hợp vào chủ đề “Trường mầm non”. * Kỹ năng giao tiếp: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất cần thiết, đòi hỏi cô giáo mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện. Để khắc phục những hạn chế về giao tiếp cũng như giúp trẻ giao tiếp được tốt, tôi thường xuyên nói chuyện với từng trẻ để kích thích trẻ diễn đạt ý tưởng và cảm xúc. Muốn vậy, tôi luôn chú ý tới những yếu tố sau: - Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời. Trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, tôi luôn dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ giao tiếp được tự nhiên hơn. Ví dụ: Trong lớp tôi có cháu Huyền rất ít nói, nhút nhát. Vì thế mà tôi thường cho cháu chơi cùng một nhóm gồm những trẻ mạnh dạn hơn. Trong giờ chơi, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Đoán tên bạn”.Tôi hỏi trẻ: “Cô đang nghĩ về một bạn trai cao, to nhất lớp mình, Hậu đoán xem cô đang nghĩ về bạn nào? Tại sao con biết? ” Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại đoán được. Hoặc là tôi cho trẻ tham gia đóng kịch cùng các bạn. - Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người và nó phát triển rất tự nhiên, do đó mà khi giao tiếp sẽ có lúc trẻ nói sai, chúng ta không nên la rầy quát mắng, vì như thế sẽ làm cho trẻ không tự tin, sợ nói. Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói, tôi thường đóng vai để dạy trẻ như: Trò chơi bán hàng, trò chơi bác sỹ và trò chơi gia đình Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn. - Để cho trẻ có cảm giác gần gũi và thân thiện, tôi không dùng từ ngữ mang tích chất ra lệnh hay sai khiến sẽ làm cho trẻ có cảm giác bị bắt buột, miễn cưỡng phải làm việc đó; mà tôi chỉ nói với trẻ nhẹ nhàng, vỗ về trẻ. Ví dụ: Tôi nói: “Cô muốn các con hay cất ghế đúng nơi quy định cho cô để ra sân tập thể dục nào” . Không nên dùng câu: “Cất hết ghế đi”. - Để trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng đến các con rối như các con thỏ bông, gấu bông là rất cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con vật gần gũi với trẻ. Ví dụ: Trong lớp có bạn Thuyền ít nói, nhưng khi cô đưa con búp bê ra để hỏi: “Xin chào bạn Thuyên, bạn đang làm gì vậy? Nhà bạn có mấy người vậy? Nói cho mình nghe đi!”, thì cháu Thuyền sẽ hào hứng trả lời ngay. Việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng các con rối hay các con vật trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. - Thói quen biết xin lỗi và cảm ơn: Để trẻ thực hiện tốt thói quen này, tôi thường làm gương cho trẻ noi theo, ở lớp bất cứ trường hợp nào và với bất cứ ai (trong đó có trẻ) nếu cần nói lời xin lỗi hay cảm ơn tôi thường thể hiện cho trẻ thấy. Qua đó, trẻ bắt chước theo và sẽ cảm nhận được một cách tự nhiên các cách ứng xử này. * Chủ đề “Bản thân”,tôi lựa chọn hình thành kỹ năng tự chăm sóc bản thân gồm: ttự mặc áo quần, tự chăm lo vệ sinh cá nhân và tự cất đồ dùng đúng nơi quy định. Việc học cách tự chăm sóc bản thân mình là một phần quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách cá nhân và nhận thức xã hội của trẻ. Vì vậy tôi luôn theo sát từng hoạt động của trẻ để khuyến khích, uốn nắn và chỉ dạy cho trẻ. Khi yêu cầu trẻ làm một việc gì, cho dù trẻ có làm được hay không tôi luôn động viên sự cố gắng của trẻ, khuyến khích trẻ làm lại, không tạo áp lực cho trẻ bằng cách phê bình hoặc làm giúp cho trẻ, luôn kiên nhẫn hướng dẫn trẻ thực hiện. Tôi kết hợp các bài học trước, trong và sau giờ ăn để trẻ hình thành hành động và thói quen sinh hoạt. Ví dụ: Vào giờ đón và trả trẻ, tôi khuyến khích trẻ tự cởi và mặc áo khoác, dép, mũ đồ dùng cá nhân và cất ngay ngắn. Ngoài ra tôi cho trẻ đọc các bài thơ, câu chuyện như: Bài thơ “Cô dạy” “Bé nhớ rửa tay” ; câu chuyện: “Gấu con bị sâu răng” Tôi giới thiệu về nội dung câu chuyện, bài thơ nhiều lần bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ hiểu được tác dụng của việc rửa tay, lau mặt, đánh răng để trẻ thích thú và tự giác thực hiện. * Trong chủ đề “Gia đình” tôi lồng ghép kỹ năng tự bảo vệ. Khi mà xã hội ngày càng hiện đại thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, nhưng cũng kéo theo nhiều mặt trái. Do trẻ không cẩn thận và chưa được cung cấp những kỹ năng sống nên có nhiều nguy cơ nguy hiểm thường xảy ra với trẻ xảy ra như: bị bắt cóc, bị lạm dụng Để trẻ tránh được những nguy cơ này, tôi mạnh dạn dạy trẻ cách tự bảo vệ chính mình. Trước đây, qua những bài thơ câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ về kỹ năng sống khá nhiều và gần gũi. Thực tế hiện nay trong chương trình dạy trẻ 4- 5 tuổi không nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung đó. Vì vậy trong năm học này tôi nghiên cứu và lựa chọn những tình huống thường xảy ra để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, giúp trẻ biết thoát hiểm. Ví dụ: Vào các buổi hoạt động và sinh hoạt chiều trò chuyện với trẻ: "Hôm qua con được đi chơi không? Con đi với ai? Có vui không? “Sau đó tôi đưa ra tình huống: "Khi con bị lạc mẹ ở giữa đám đông, con sẽ làm gì?” , “Nếu bị ai bắt nạt thì con kêu cứu như thế nào?” Tôi cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết riêng, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: “ Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? ” Sau đó tôi dạy cho trẻ: Khi bị lạc mẹ ở đám đông, con phải bình tĩnh, không khóc và đừng chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố mẹ sẽ quay lại chỗ đó để đón con. Hoặc đến chỗ cô bán hàng gần nhờ gọi điện thoại. Tuyệt đối không theo người lạ dù người đó hứa sẽ đem về bố mẹ và cho nhiều quà. Vì có thể kẻ xấu sẽ lợi dụng cơ hội đó để bắt cóc hoặc làm hại con. Trong các giờ hoạt động học “Phân biệt một số đồ dùng trong gia đình”, ngoài việc giáo dục trẻ biết tránh những đồ dùng nguy hiểm như bàn là, Ví dụ: Cho trẻ quan sát “ Cây bàng” lần 1 cách lần 2 một tháng, tôi đặt ra những câu hỏi gợi mở, giúp trẻ phát hiện những điều mới lạ: “Cây Bàng hôm nay có điều gì khác lạ nào?”, trẻ phát hiện ra lần trước quan sát lá bàng còn nhiều và đổi màu nâu, giờ cây hết lá và có chồi non. Tôi thường tổ chức cho trẻ thực hành ươm cây, bố trí cho trẻ khám phá hiện tượng thiên nhiên như: mưa, nắng, sấm, sét Trong những lần quan sát đó tôi đặt ra những câu hỏi để dạy cho trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, biêt tránh nắng, mưa, và tránh khi gặp sấm sét xảy ra. Ví dụ: “Khi đi chơi với bạn thấy có mưa và có sấm sét thì con phải làm gì?” gợi ý cho trẻ nêu lên ý của mình, sau đó tôi dạy trẻ phải biết cách tránh, con phải vào nhà hàng xóm gần để trú nhờ, không trú dưới cây cao sẽ nguy hiểm. Việc giúp trẻ khám phá thiên nhiên tôi luôn lồng ghép xây dựng cho trẻ “Ý thức bảo vệ môi trường”, bởi vì xây dựng và bảo vệ môi trường là hai yếu tố rất quan trọng. Trước tiên tôi dạy cho trẻ có nhận thức ban đầu về khái niệm môi trường, đặt ra cho trẻ một số câu hỏi đơn giản về môi trường xung quanh, trường, lớp Ví dụ: “Con thích trường mình không? Vì sao? Trường lớp đã sạch đẹp chưa? Để trường, lớp mình sạch đẹp mãi thì con phải làm gì?” Hoặc khi dẫn trẻ đi chơi trong sân trường thấy có nhiều rác, cô hỏi: “Con thấy sân trường sạch chưa? Vì sao? Giờ con phải làm gì?” Như vậy trẻ biết rác nhiều là không sạch và cùng nhau nhặt bỏ vào thùng rác. Tiếp theo, tôi kể cho trẻ nghe những hành động, hành vi liên quan đến bảo vệ môi trường mà độ tuổi lớp tôi có thể làm được như: không dẫm lên cỏ, không hái hoa, bẽ cành, không vứt rác bừa bãi Cho trẻ tham gia hoạt động thực hành chăm sóc vườn cây, tưới nước cho cây, nhỏ cỏ ở vườn hoa của trường. Hoặc cho trẻ chơi đóng vai cây xanh, hoa, vai bác bảo vệ, nhắc nhở các bạn không nên có các hành động sai, cùng nhau bảo vệ môi trường. Khám phá thế giới xung quanh là cơ hội để trẻ được tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu mọi cảnh vật gần gũi xung quanh trẻ như sân trường, vườn nhà giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Chủ đề “Nghề nghiệp” tôi bắt đầu đi sâu vào phát triển kỹ năng làm việc đội nhóm. Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Giáo dục dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm hữu hiệu. Trong lớp học, trẻ được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn, kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng. Ví dụ: Tổ chức hoạt động góc - Trước khi cho trẻ về góc chơi tôi đặt một số câu hỏi: + Sáng nay các con đã chọn góc chơi cho mình chưa? + Lớp mình đang thực hiện chủ đề gì?

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc