Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

doc 18 trang skkn 08/03/2024 1670
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Văn học là một loại hình nghệ thuật có vai trò to lớn trong việc hình thành 
và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm 
văn học mà đặc biệt là những tác phẩm thơ có sự chọn lọc phù hợp sẽ giúp trẻ 
phát triển thẩm mỹ, trí tuệ và đặc biệt là ngôn ngữ. 
 Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, vì thế thơ rất dễ đi sâu vào 
lòng người. Ngay từ thuở lọt lòng, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, dù chưa biết 
thưởng thức những nhịp điệu êm dịu lúc lên bổng xuống trầm, lúc ngân nga của 
lời thơ đã góp phần tạo lên một thế giới tình cảm của bé
 Thậm chí khi đã về già, ông, bà, cha, mẹ vẫn còn nhớ những cảm giác 
của buổi ban đầu khi được nghe tiếng ru hời, ru hỡi. Đó là những kí ức đã ảnh 
hưởng sâu sắc đến mỗi nhân cách và mỗi con người. Rời vòng tay của mẹ, của 
bà trẻ đến với trường mầm non với bao bỡ ngỡ thắc mắc, hàng ngày được nghe 
cô giáo đọc thơ, kể chuyện, học hátđã giúp trẻ có cảm giác ấm áp hơn, gần 
gũi, thân quen hơn với con người và cuộc sống xung quanh.
 Hiện nay trong chương trình giáo dục mầm non lĩnh vực phát triển ngôn 
ngữ có hoạt động cho trẻ làm quen văn học nói chung và các đề tài dạy thơ 
giành cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng rất phong phú, trẻ được làm quen với các bài 
thơ theo chủ đề khác nhau. Qua đó trẻ được giáo dục tình yêu quê hương, đất 
nước, tình yêu gia đình, bạn bè,.. trẻ cũng được học tập những đức tính tốt như: 
lòng dũng cảm, lòng biết ơn và được mở rộng nhận thức về cuộc sống thiên 
nhiên và xã hội. Đặc biệt là trẻ 4 – 5 tuổi vốn từ của trẻ còn hạn chế, đôi khi phát 
âm nhiều lúc còn chưa chuẩn, chưa mạch lạc. Nên việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm 
sẽ giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ và tạo cho trẻ có thêm những cảm 
xúc tinh tế, phong phú trong tâm hồn trẻ. Trong thực tế, việc dạy trẻ 4 – 5 tuổi 
đọc thơ diễn cảm có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong 
nhận thức tư duy và phát triển năng lực của bản thân trẻ. Tuy nhiên trong quá 
trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm thì năng khiếu của giáo viên trong nhà trường còn 
hạn chế, giọng đọc chưa truyền cảm, cử chỉ nét mặt thờ ơ chưa lôi cuốn được 
trẻ, thủ thuật chưa phù hợp, chưa linh hoạt, sáng tạo dẫn đến hiệu quả hoạt động 
còn chưa cao do đó chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Vì thế đã ảnh 
hưởng rất lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 
 Là một giáo viên trẻ với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn nghĩ rằng 
việc dạy trẻ có được kiến thức cũng như kĩ năng về đọc thơ diễn cảm đóng một 
vai trò rất quan trọng và góp phần vào việc giáo dục phát triển ngôn ngữ và phát 
triển toàn diện cho trẻ. Đồng thời kiến thức, kĩ năng tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ 
 1/15 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế về khả năng diễn 
đạt và tư duy phát triển chưa cao. Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên 
xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non phát triển toàn 
diện thì ta cần đi sâu vào 5 lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát 
triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm xã 
hội, lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Trong 5 lĩnh vực thì lĩnh vực phát triển ngôn 
ngữ giữ vai trò quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 4 tuổi vì khả năng 
diễn đạt ngôn ngữ của trẻ còn chưa được mạch lạc, trẻ vẫn còn nói ngọng và 
ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Năm học 2019 – 2020 nhà trường 
phân công tôi vào dạy ở lớp 4 – 5 tuổi, tôi đã rất chú trọng vào lĩnh vực phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt thì trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin 
trong giao tiếp. Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thì hoạt động dạy trẻ đọc thơ 
có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mẫu giáo, nó rất gần gũi với trẻ, thơ giúp trẻ có vốn 
từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc, giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của 
mình vào bài thơ.
 Với các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục kỳ diệu đối với con 
người, đặc biệt là đối với trẻ thơ bởi tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật. 
Trong trường mầm non cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và 
tác phẩm thơ nói riêng góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong 
chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn 
học có một ý nghĩa hết sức to lớn. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ 
diễn cảm. Mục đích của việc dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm trước hết là cho trẻ 
cảm thụ được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật làm cho trẻ cảm nhận 
nhịp điệu của thơ. Giúp cho trẻ thể hiện được thái độ, cảm xúc, tình cảm trước 
một bài thơ. Kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí 
tuệ, hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Đặc điểm, tình hình trường lớp:
- Trường mầm non nơi tôi đang công tác nằm ở Quận Hoàng Mai. Trường đã 
đạt danh hiệu trường tiên tiến nhiều năm. Trường được xây dựng khang trang, 
rộng rãi, được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động 
chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Trường nằm ở trung tâm khu dân cư nên 
rất thuận tiện cho phụ huynh đưa đón con đi học. 
 3/15 - Nhiều phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau, bận nhiều công việc nên đôi khi 
chưa quan tâm đến việc học của các con cũng như quan tâm đến việc giáo dục 
trẻ đọc sách tại nhà. 
4. Khảo sát thực trạng:
 Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã chia trẻ thành 2 nhóm 
và mỗi cô phụ trách đánh giá khảo sát trẻ của nhóm mình. 
- Đánh giá về khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt của trẻ:
 + Tôi và các giáo viên của lớp đã trò chuyện với trẻ thông qua các hoạt động 
trong ngày để nắm bắt được khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt của trẻ, sự hiểu 
biết của trẻ về các bài thơ mà trẻ được học.
 + Trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu xem phụ huynh đã đọc cho con nghe 
và cho con đọc các bài thơ gì ở nhà, khả năng diễn đạt của trẻ ở nhà như thế 
nào?
- Khảo sát kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ:
 + Tôi sẽ đánh giá kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ thông qua các hoạt động 
trong ngày như: 
 * Hoạt động góc ( Góc sách truyện): Tôi sẽ quan sát trẻ chơi, đọc thơ, 
truyện xem kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ như thế nào?
 * Không gian sáng tạo ( hiệu sách mini): Tôi sẽ cùng đọc thơ, sách truyện 
với trẻ để nghe giọng đọc, phát âm và cách diễn đạt của trẻ qua từng bài thơ, 
từng câu chuyện mà trẻ đọc.
 * Hoạt động chiều: Vào buổi chiều tôi sẽ cho trẻ ôn lại các bài thơ mà trẻ 
được học từ buổi trước và hướng dẫn trẻ các cách đọc thơ diễn cảm. Thông qua 
hoạt động chiều sẽ sẽ mạnh dạn, tự tin đọc từ đó tôi sẽ quan sát cách mà trẻ đọc 
diễn cảm để đánh giá kỹ năng của từng trẻ.
 Hình ảnh trẻ đọc thơ, truyện tại không gian sáng tạo và hoạt động góc 
 (Phụ lục 2)
 Với việc khảo sát đánh giá trẻ ngay từ đầu năm có rất nhiều những kỹ 
năng có trong đọc thơ diễn cảm, tôi đã lựa chọn kỹ năng sau để phù hợp với trẻ 
4-5 tuổi và có kết quả qua bảng dưới đây:
 5/15 Tàu bố ngoài khơi”
 ..
 Ngoài ra cô cần tập trung đọc đi đọc lại nhiều lần những từ khó và từ điệp 
ngữ 
“ Lắc lư lắc lư”. Chú ý trẻ phát âm chưa chuẩn như: “ Bố nhún bố nhảy” để khi 
vào dạy dễ dàng, chủ động hơn. Khi giáo viên đã tự rèn luyện cách thuộc thơ và 
đọc diễn cảm rồi thì tổ chức tiết dạy tự tin hơn và lôi cuốn trẻ vào tiết học hiệu 
quả hơn.
- Tôi thường xuyên nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn sách, tài 
liệu có liên quan đến cách dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Bên cạnh đó tôi còn lên 
mạng internet tải những tài liệu, thông tin có liên quan đến dạy trẻ cách đọc thơ 
diễn cảm để nghiên cứu và tham khảo.
 - Thường xuyên trao đổi với giáo viên ở lớp và tự rèn luyện với nhau, nhận xét 
giúp đỡ nhau trong quá trình giảng dậy. Rèn luyện qua những góp ý, đánh giá 
của tổ chuyên môn.
- Tích cực tham gia các buổi kiến tập, tập huấn về nâng cao kiến thức cũng như 
kỹ năng về phát triển ngôn ngữ cho trẻ, do Phòng giáo dục huyện và nhà 
trường tổ chức. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều các kinh nghiệm quý báu của 
chị em đồng nghiệp và những kiến thức chuyên ngành do các thầy cô của Sở, 
của Phòng giáo dục truyền đạt.
- Ngoài ra tôi còn tham gia kiến tập chuyên đề về phát triển ngôn ngữ do Phòng 
giáo dục kết hợp cùng nhà trường tổ chức.
 * Kết quả đạt được:
 - Với những cách làm trên bản thân tôi đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, kỹ 
năng khi tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ nói chung và dạy trẻ đọc thơ 
diễn cảm nói riêng.
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng đọc thơ diễn 
cảm cho trẻ của tôi cũng tiến bộ rõ rệt, được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá 
cao. Kiến thức và kỹ năng của tôi ban đầu còn hạn chế nay đã được nâng cao 
hơn rất nhiều, đã biết đọc thơ đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng lúc, một số kỹ năng của 
tôi đã khéo léo và thuần thục hơn. Tôi thấy bản thân mình có thêm được rất 
nhiều các kiến thức để dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Thông qua những kiến thức mà tôi đã học được, tôi đã xây dựng được các giáo 
án dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ một cách khoa học, có tính logic và quan trọng 
là nắm vững được các kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần đạt được thông qua tiết đọc 
thơ diễn cảm. Từ đó, kỹ năng soạn và trình bày giáo án của tôi cũng cải thiện 
 7/15 - Đồng dao: đi cầu đi quán
 1 - Tết đang vào nhà - Xuân
 - Bé chúc tết - Đồng dao: Tập tầm vông
 2 - Bác bầu bác bí - Gà trống và hoa mào gà
 - Cây dây leo - Vườn cải
 - Đồng dao: Trồng đậu trồng cà
 3 - Em vẽ - Cá ngủ ở đâu
 - Rong và cá - Chhim chích bông
 - Đồng dao: Mèo đuổi chuột
 4 - Ông mặt trời -Mùa hạ tuyệt vời
 - Mây và gió - Cầu vồng
 - Đồng dao: Mưa
 5 - Bác Hồ của em -Ảnh bác
 - Đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ
 Việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ là khâu đầu 
tiên và rất quan trọng. Nó giúp cô và trẻ chủ động trong quá trình học. Việc lựa 
chọn những bài thơ, ca dao đồng dao phù hợp, ngắn hay dài, hay bài thơ có 
các nhân vật gần gũi với trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi đọc thơ diễn cảm.
3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
 Trẻ không thể lĩnh hội ngay bài thơ qua một hoạt động dạy trẻ đọc thơ, vì 
vậy để cho hoạt động đó đạt kết quả cao giáo viên cần linh hoạt lồng ghép vào 
các hoạt động khác như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, vào mọi lúc, 
mọi nơi, trong các giờ chơi tự do để khắc sâu hơn bài học cho trẻ. Giáo viên cần 
linh hoạt các thời gian trong ngày để có thể cho trẻ làm quen thơ, hay ôn thơ, rèn 
luyện cho trẻ thuộc thơ, trả lời rõ ràng, trọn câu, ghi nhớ được bài thơ lâu hơn.
 3.1 Trong giờ học:
- Tôi xác định mục đích – yêu cầu dạy trẻ sao cho phù hợp với độ tuổi cũng như 
những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đạt được thông qua việc đọc thơ diễn cảm.
- Tôi luôn vận dụng những kiến thức mình đã trau dồi được truyền đạt lại cho 
học sinh qua các giờ dạy trẻ đọc thơ. 
- Trong quá trình tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi chú ý quan sát, sửa chữa 
cách đọc và khắc phục những khuyết điểm, động viên trẻ giúp trẻ tự tin đọc thơ 
một cách diễn cảm.
- Để thu hút trẻ vào hoạt động đọc thơ diễn cảm tôi đã sử dụng rất nhiều các đồ 
dùng như: Tranh, câu đố, hình ảnh, video, giúp gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài 
thơ, tác giả, tác phẩm. Từ đó trẻ sẽ có cảm hứng để đọc diễn cảm các bài thơ.
- Truyền cho trẻ cảm xúc trong các giờ học
 9/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_tho_d.doc