Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
lOMoARcPSD|12184112 UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tác giả: Đơn vị công tác: Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2022-2023 lOMoARcPSD|12184112 3 3.Đối tượng nghiên cứu ,khảo sát thực nghiệm: * Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ (5 - 6) tuổi ở trường mầm non” * Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Trẻ 5 -6 tuổi. 4.Phương phám nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4.2.Phương pháp thực tiễn. 4.3.Phương pháp quan sát.,điều tra.,khảo sát thực tế,thu thập thông tin. 5.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: * Phạm vi nghiên cứu: Lớp A3 *Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023 lOMoARcPSD|12184112 5 + Giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn chuẩn, tâm huyết với nghề, tận tụy công việc, yêu nghề mến trẻ và luôn quan tâm tới sự an toàn của trẻ. 2.2 Khó khăn: * Đồ dùng, cơ sở vật chất: + Đồ dùng, đồ chơi còn nhiều loại có kích cỡ nhỏ, còn nhiều góc cạnh. + Tranh ảnh, các bài tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích còn ít. + Nhận thức của trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế về kiến thức và kĩ năng phát hiện những nguy cơ gây thương tích. * Giáo viên: + Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên còn chưa thuần thục. + Kiến thức về xử trí khi có tai nạn của giáo viên chưa sâu, đôi khi còn lúng túng. + Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động đôi khi còn chưa phù hợp, còn ngượng ép. * Về phía trẻ: + Trẻ được phụ huynh quan tâm, chăm sóc, bảo bọc nhiều nên đa số trẻ chưa có kỹ năng nhận biết các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích. + Trẻ hiếu động, tò mò, khám phá xung quanh, thích trải nghiệm nên đôi khi hay xảy ra những tai nạn . - Khảo sát thực tế trước khi thực hiện biện pháp: Qua khảo sát trẻ, tôi thu được kết quả như sau; Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Nội dung Số trẻ Đạt % Số trẻ Đạt % Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn 14 32% 31 68% thương tích Trẻ chưa có kĩ năng phòng tránh 16 36% 29 64% tai nạn thương tích Trẻ có phản xạ nhanh 19 43% 26 57% Trẻ phản xạ chậm 23 51% 22 49% Trẻ chưa có phản xạ 32 71% 13 29% lOMoARcPSD|12184112 7 - Hướng dẫn trẻ chơi an toàn với đồ chơi, hột hạt, sáp màu, đất nặn; không cho vào miệng, mũi. + Ngã: - Ngã: Do sân trơn, xô đẩy, kéo bạn. - Ngã cầu thang: Lên xuống cầu thang , chạy, đùa nghịch, thò đầu ra lan can. - Ngã do leo trèo: Trèo cây, trèo hàng rào, trèo lan can. - Ngã do xô đẩy, tranh nhau chơi đồ chơi ngoài trời. Đây chính là các yếu tố có thể đến với các con bất cứ lúc nào. Tôi thường xuyên quan sát, chăm lo cho các con chu đáo mọi lúc, mọi nơi và trong tất cả các hoạt động. Tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp khắc phục sau: - Hướng dẫn các con xếp và đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, chạy nhảy khi đi cầu thang, không thò đầu ra lan can. - Hướng dẫn các con chơi an toàn với đồ chơi ngoài trời. chạy an toàn khi chơi trò chơi vận động, tiếp sức. + Điện: Ngày nay, điện là nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của con người. Nhưng điện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích cho con người, đặc biệt là trẻ em. Các nguyên nhân gây lên thương tích cho trẻ gồm: Sờ tay vào ổ điện,thò tay vào quạt đang chạy,cắm đinh, đồ chơi vào ổ điện.Để giảm được những thương tổn này tại trường mầm non, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau: - Hướng dẫn các con không nghịch, chọc tay vào quạt điện. -Ổ điện trên tầm với của trẻ, quạt cây có lồng bảo vệ. Những ổ điện thấp để trong hộp kín, có kí hiệu cấm. - Dạy các con nhận biết một số biển báo cấm gần các ổ điện và thiết bị sử dụng điện. - Hướng dẫn trẻ không tự ý sử dụng các thiết bị có điện. + Vật sắc nhọn và phương tiện, đồ dùng không an toàn: - Dao, kéo sắc nhọn. - Giá đồ chơi, giá cốc, giá dép... có góc cạnh sắc. - Đồ chơi ngoài trờicó nhiều các góc cạnh Khi sử dụng những đồ dùng đó các con có thể bị rách da, tổn thương các phần mềm Vì vậy, tôi có nững biện pháp hạn chế các nguy cơ trên như sau: - Hướng dẫn các con cách sử dụng kéo an toàn, không tự ý sử dụng dao nhọn và vật dụng nguy hiểm: bàn, ghế, đồ chơi hỏng. lOMoARcPSD|12184112 9 Ấm nước đang sôi. Ấm nước chưa đun. Trước hình ảnh đó, tôi đã hỏi các con như sau:Cô có hình ảnh gì? ấm nước nào đang sôi? Khi thấy ấm nước sôi các con phải làm gì? Vì sao?Thông qua các câu hỏi và câu trả lời của các con tôi đã giáo dục trẻ không sờ tay vào ấm nước nóng đang đun tránh bị bỏng. Với chủ đề: Giao thông. Tôi cho trẻ xem tranh ảnh người ngồi trên xe máy đi trên đường không đội mũ bảo hiểm. Tôi thường xuyên nhắc trẻ đi đúng làn đường quy định, chấp hành đúng các quy định giao thông. Cụ thể khi cho trẻ xem hình ảnh: Ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông, tôi đưa ra các câu hỏi: Hình ảnh gì đây? Những phương tiện nào được đi? Vì sao? Những phương tiện nào dừng lại? Vì sao? Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông trên đường có tín hiệu cần thực hiện đúng theo quy định: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi, trẻ em qua đường cần có người lớn dắt. Ngoài ra, Tôi còn nhắc trẻ không được tự mình đi đến trường hoặc tự ý ra về khi không được phép của cha mẹ, cô giáo. Trên đường đi học về không được đi sát ao, hồ, vũng nước lớn; không được về cùng người lạ khi cô giáo chưa cho phép. Tôi lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào các phần như: Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe đạp, xe máy phải ngay ngắn, bám chắc vào người lớn, không đứng lên yên xe, không cho chân vào bánh xe, khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, khi ngồi trên ô tô không thò đầu, thò tay ra ngoài, tuyệt đối không chơi dưới lòng đường. Trong lớp có ổ điện và một số vị trí không an toàn như dây điện gần máy vi tính, loa đài tôi giáo dục trẻ ổ điện và dây điện là nơi rất nguy hiểm các con không được sờ tay vào ổ điện, không được tự ý cầm dây điện và sử dụng các thiết bị điện và tôi còn làm biển báo nguy hiểm tại các ổ điện, cầu thang. Cho trẻ quan sát, nhận biết các kí hiệu cảnh báo nguy hiểm. lOMoARcPSD|12184112 11 *Hoạt động làm quen với văn học: Ngoài việc tạo môi trường và kiểm tra rà soát, khắc phục các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ tôi còn sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài thơ lồng ghép vào các hoạt động giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích. * Với nội dung giáo dục trẻ giữ gìn an toàn với đồ chơi, nước sôi, tôi đã sưu tầm câu chuyện, bức tranh mang tính giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích: * Để phòng tránh các nguy cơ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ, tôi thường xuyên sưu tầm các bài thơ, câu chuyện có nội dung lồng ghép giáo dục an toàn cho trẻ để dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày Như vậy, qua các bài thơ, câu chuyện có nội dung liên quan đến các chủ đề, bản thân tôi đã khéo léo lồng ghép vào các bài học để phần nào tạo sự thu hút cho các con, đồng thời giáo dục các con các kĩ năng, kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích cho mình và cho bạn. Ảnh minh họa truyên cô sưu tầm cho trẻ + Các hoạt động khác: * Hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi ở trường mầm non thực sự đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ.Khi các con chơi, các nguy cơ có thể gây mất an toàn là: giá đồ chơi bị đổ vào người, các đồ chơi sắc nhọn; trẻ ném khối gỗ, gạch xây dựng, đồ chơi vào bạn, Vì vậy, tôi luôn nhắc các con phải đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, không quăng ném đồ chơi vào nhau, không được ngậm đồ chơi vào miệng hoặc không ném đồ chơi lên trần nhà Khi chơi xong xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định theo nguyên tắc: “Nặng ở dưới, nhẹ ở trên, không để quá cao dễ bị đổ vỡ”. Nhằm tạo cho trẻ có thái độ và cách chơi đồ chơi đúng nên khi thỏa thuận chơi, tôi hỏi trẻ: Con chơi góc nào? Con sẽ chơi như thế nào? Chơi xong con sẽ làm gì? Nếu lOMoARcPSD|12184112 13 hướng dẫn trẻ đội mũ bảo hiểm vào chiều thứ hai các tuần trong chủ đề. Cách thực hiện như sau: - Bước 1: Tôi hướng dẫn trẻ thao tác đội mũ an toàn: - Bước 2: Cho trẻ thực hành đội mũ bảo hiểm, cô hướng dẫn những trẻ chưa cài được chốt. Sau khi được hướng dẫn 90% trẻ lớp tôi biết cởi, đội mũ đúng cách, biết nhắc bố mẹ, người thân đội mũ theo quy định. Từ khi có Quy định ban hành về việc trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy tham gia giao thông, các con lớp tôi đã ý thức đội mũ bảo hiểm khi ngồi lên xe máy, nhắc bố mẹ phải đội mũ cho con và bản thân. + Trong giờ ăn: Giờ ăn ở trường mầm non là một hoạt động rất quan trọng, cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, trước bữa ăn các con phải vệ sinh tay chân sạch sẽ. Để rửa tay sạch, an toàn các con phải xếp thành hàng, theo thứ tự rửa tay, không chen lấn trong nhà vệ sinh, không vẩy nước ra sàn vệ sinh tránh trơn trượt, lau khô tay và về nhóm ăn của mình. Vào bàn ăn, các con được bạn trực nhật bê cơm về nhóm. Cơm và thức ăn vẫn chưa nguội, bát ăn của trẻ chưa được chống nóng nên tôi hướng dẫn trẻ trực nhật cầm hai tay vào miệng bát và đặt ra bàn.trong khi ăn tôi luôn nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ăn ,khi ăn phải nhai thật kĩ ,để tránh bị sặc ,hóc ,. + Các bài tập trắc nghiệm: Trẻ mầm non tư duy nhanh qua các đồ dùng, hình ảnh trực quan, hiểu rõ được điều đó tôi luôn tìm, nghiên cứu thiết kế các bài tập trắc nghiệm bằng những hình ảnh cụ thể để trẻ biết: nên hay không nên, đúng và sai, được làm hay không được làm cho trẻ thực hiện. Qua đó hình thành cho trẻ những kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Sau khi áp dụng biện pháp giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động ở trường mầm non, tôi thấy trẻ lớp tôi có kiến thức và kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân; Có phản ứng nhanh, kịp thời với những nguy cơ xảy ra tai nạn xung quanh trẻ. * Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ: Gia đình là trường học đầu tiên giúp trẻ học làm người, trường mầm non là môi trường thứ hai giúp trẻ hình thành nhân cách toàn diện. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường sẽ là hai ngôi nhà thân yêu nhất để trẻ được học tập, vui chơi và được cả tình yêu thương. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển số lượng con cái trong mỗi gia đình ít thì đa số phụ huynh rất quan tâm, lo lắng cho con cái, họ thường bao bọc trẻ và loại bỏ lOMoARcPSD|12184112 15 với các tình huống xảy ra vì được cha mẹ chỉ dạy. Hiểu được điều đó, tôi kịp thời điều chỉnh và phối hợp với phụ huynh chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Tìm hiểu và trao đổi với phụ huynh các dạng bài tập trắc nghiệm, các tình huống giả tưởng, tình huống đúng – sai để dạy trẻ. Qua việc phối hợp với phụ huynh về việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi thấy 100% trẻ lớp tôi biết tự bảo vệ và phòng tránh tai nạn thương tích, kĩ năng xử lý tình huống nhanh: biết chạy khỏi nơi nguy hiểm, không sờ vào ổ điện,...Đó là một niềm vui lớn không chỉ của tôi mà còn của phụ huynh và cả các con trong lớp. 4. Kết quả thực hiện: Sau khi áp dụng đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” vào thực tế lớp tôi trong thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả như sau: 4.1. Đối với giáo viên: - Bản thân tôi thường xuyên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể. Thường xuyên nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, đề phòng những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. - Bản thân được củng cố và nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đồng thời rèn luyện cho mình tính cẩn thận, chu đáo. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần trong thời gian trẻ ở trường. Không có trẻ nào bị mất an toàn khi ở trường. -Thực hiện tốt thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT về việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo được niềm tin đối với nhà trường cũng như với phụ huynh. 4.2. Đối với trẻ - Có một số kiến thức, kỹ năng nhận biết, phòng tránh tai nạn thương tích như: Khi mệt biết gọi cô, không trèo ghế cao, sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng quy định, không ra đường một mình, do đó trong năm học không có trường hợp tai nạn nào xảy ra đối với trẻ ở lớp cũng như ở nhà. - Trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn khi tham gia các trò chơi. Nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ tốt, trẻ khỏe mạnh. Kết quả cụ thể như sau:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_t.docx