Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt động tạo hình
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt động tạo hình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc BÁO CÁO ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC: 2021 - 2022 I/ Sơ yếu lí lịch bản thân chức năng nhiệm vụ được giao: • Sơ yếu lý lịch: Tôi tên: Sinh năm: Chức vụ: Giáo viên kiêm tổ khối Đơn vị: Trường mầm non • Chức năng, nhiệm vụ: Giáo viên kiêm tổ khối Bản thân nhận nhiệm vụ tổ khối trưởng khối chồi, tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ viên trong công tác chuyên môn ngày một tiến bộ. Chất lượng giảng dạy ngày một tốt hơn. Luôn chấp hành tốt nhiệm vụ được phân công và hoàn thành tốt công tác đảm nhiệm. II/ Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật: 1. Tên đề tài: Một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt động tạo hình 2. Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm: 2021 - 2022 3. Quá trình hoạt động để áp dụng đề tài: Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật chiếm một vị trí quan trọng. Hoạt động này giúp hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống, thông qua hoạt động tạo hình trẻ được khám phá vẻ đẹp kì diệu theo ý thích của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ ham học hỏi, ham hiểu biết, có nhu cầu lớn trong việc nhận thức, khám phá thế giới xung quanh. Các cháu yêu quý cái đẹp và có nhiều sáng tạo về cái đẹp. Trong hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Hoạt động tạo hình của trẻ em không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo về thế giới hiện thực xung quanh. Một đặc điểm rất rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy kỉ. Xem tranh vẽ của trẻ nhỏ ta thấy trẻ được sự quan tâm hơn cả trong quá trình vẽ đó là việc ‘‘vẽ cái gì” chứ không phải ‘‘vẽ như thế nào’’. Tính duy kỷ làm cho trẻ nhỏ đến với các hoạt động tạo hình một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ các gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả bởi lẽ đối tượng đó thường là cái trẻ thích, trẻ muốn chứ không phải là cái để vẽ. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẫm mĩ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả. Bởi vậy, sự hạn chế của khả năng tạo hình thường được trẻ bù đắp rất tích cực bằng âm thanh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, sự chú tâm vào ý tưởng của tranh vẽ thường làm cho trẻ hài lòng với các hình vẽ sơ đồ đơn giản. Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho hoạt động tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng. Để thực hiện ý định tạo hình của trẻ cũng phải ra kế hoạch chung, song các kế hoạch đó thường dễ bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong quá trình quan sát, trong hoạt động của trí nhớ hay xúc cảm. Khi nghiên cứu các tranh vẽ tự do của trẻ người ta nhận thấy chúng thể hiện ở đó phần nhiều là những gì nó nhìn thấy, nó biết, nó nghĩ, theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là những gì giống như cái mà ta nhìn thấy. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý, một điều kiện thuận lợi mà người ta đã tận dụng để đi sâu tìm hiểu tâm lý trẻ em. Tuy nhiên, cứ để lặp lại hiện tượng này thì có thể là * Khó khăn: Trường còn thiếu phòng thí nghiệm, thiếu các khu vườn, ao cá, một số trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Cô vẫn cho trẻ thí nghiệm nhưng do chưa được làm ngoài thực tế và việc thí nghiệm chỉ được xem qua tranh ảnh, qua lời giải thích của cô mà trẻ không thấy được trực tiếp quá trình diễn biến của sự việc mà cô đang nói đến, nên có lúc trẻ cảm thấy mơ hồ, có thể hiểu sự vật theo cách hiểu của bản thân, có khi sự vật mà trẻ hiểu nó sẽ bị lệch hướng không đúng với sự thật. Đó cũng chính là lý do khiến trẻ không tập trung chú ý và dẫn đến nhàm chán. Như trẻ không thể quan sát quá trình bơi lội các loại cá, con gà được và trẻ sẽ không thể hình dung ra được quá trình cá bơi như thế nào? Gà có những bộ phận nào. Chính vì vậy tôi đã chọn cho mình về các loại cá để cho trẻ xem và thực nghiệm. * Một số biện pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu ( Tài liệu Internet, sách báo có liên quan đến đề tài) - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp thực hành, thực nghiệm. - Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. * Giáo viên nên tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, quan trọng nhất là sự tưởng tưởng của trẻ trong độ tuổi 4- 5 tuổi. Ở độ tuổi 4- 5 tuổi trẻ có thể dùng các đường nét cơ bản để vẽ nên những gì mà mình nghĩ, khả năng tưởng tượng của bé càng tăng lên rõ rệt. Trẻ có thể tưởng tượng ra một câu chuyện, một hình ảnh mới lạ như Doremon, các chú khủng long. Trẻ đã có ý thức mình đang ở trong một tập thể muốn mình nổi bật hơn các bạn cùng trang lứa, muốn mình dược khen nhiều hơn. Nhờ vào các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng của trẻ được nâng lên, tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực và mang tính chủ quan cảm xúc Không chỉ vậy mà chúng ta có thể cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời có liên quan đến chủ đề động vật, không những dạy trẻ biết về hình dáng và trẻ còn biết và đặc điểm tư thế của gà như gà đang mổ thóc có tư thế như thế nào? Gà gáy có tư thế nào? Trong các hoạt động góc, tạo những góc chơi có sự gắn kết nhau và liên quan đến với chủ đề “ Động vật” Ví dụ: Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ về con gà theo sáng tạo của trẻ. Góc sách: Ghép tranh về chủ đề động vật. Góc khoa học: Cho trẻ chăm sóc con vật nuôi trong gia đình (gà, vịt, mèo) Góc xây dựng: Xây trang trại nuôi gà Góc phân vai: Bán thức ăn cho gà Trong các giờ sinh hoạt chiều có thể cho trẻ đọc thơ, đọc đồng dao về các con vật sống trong gia đình, không những trẻ thuộc thơ mà từ đó cung cấp trẻ đầy đủ về hình dáng của con gà. Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “ Anh gà trống” Anh gà Trống Đẹp làm sao Mào anh đỏ Dáng anh cao Ức anh nở Đuôi anh dài Anh cất tiếng Ó ò o Hoạt động 3: Cho trẻ thể hiện tài năng khi vẽ con gà. Chuẩn bị: Màu, giấy A4, bút chì, một số tranh con gà dán xung quanh lớp) Cô hỏi: - Con thích vẽ con gà gì ? - Con sẽ vẽ như thế nào ? - Thế chúng ta nên vẽ con gà như thế nào? - Chúng ta nên cầm bút vẽ như thế nào ? - Tư thế ngồi vẽ như thế nào mới đúng ? - Các con sẽ sử dụng bút màu gì để vẽ con gà? Khi các con vẽ xong con gà con cần trang trí gì cho bức tranh con đẹp? * Qua hoạt động Xé dán con gà Hoạt động1: Ổn định giới thiệu bài, gây hứng thú. Cho trẻ hát “Gà trống Mèo con và Cún con” Câu hỏi trẻ : - Các con vừa hát bài gì ? Trong bài hát nhắc đến những con vật gì? - Các con vật đó như thế nào? - Gà Trống làm gì? thường gáy vào buổi nào các con? - Còn Mèo con làm gì? - Tư thế của mèo con đang đi như thế nào? - Thế Cún con làm gì nữa? - Tư thế của cún con khi sủa như thế nào? - Vậy các con vật đó có lợi ích gì cho chúng ta? ( trẻ trả lời theo khả năng của trẻ và những gì trẻ hiểu) 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, đề tài: Đặc điểm tưởng tượng Số lượng trẻ Tỉ lệ % - Xem tranh nghệ thuật 10 70% - Khi thực hiện trên tranh 10 80% - Khi nhận xét trẻ 10 50% - Khi chơi trò chơi 10 90% - Khi hát 10 80% - Khi sờ vật thật 10 30% - Qua các biện pháp tổ chức cho trẻ trong các hoạt động tạo hình như vẽ, nặn, xé dán đã kích thích được trí tưởng tượng của trẻ, với những con vật gần gũi thân quen có trong đời sống xung quanh trẻ, trẻ sẽ dễ dàng nhận biết và hình dung ra những hình ảnh đã được nhìn thấy, từ những hình ảnh đó thêm sự sáng tạo của trẻ sẽ h́nh thành sự tưởng tượng cho trẻ. - Giáo viên đã biết sử dụng phối hợp linh hoạt các biện pháp, không ngừng tìm tòi những cách thức tổ chức hoạt động tạo hình khác nhau với những nguyên vật liệu khác nhau để trẻ có thể tự do hoạt động vẽ sáng tạo của mình. Để trẻ học mọi lúc mọi nơi từ trong các trò chơi, các hoạt động góc, trong các cuộc trò chuyện giữ các bạn của mình. Trẻ để trẻ tự tìm tòi, được tự mình khám phá như vậy hình ảnh sẽ lưu lại được rõ rệt hơn và trẻ có thể tự do thể hiện sự sáng tạo của mình. Qua các biện pháp trên, giờ học hoạt động tạo hình trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn 5.Mức độ ảnh hưởng, phạm vị áp dụng sáng kiến: Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú môn hoạt động tạo hình là điều mà giáo viên nào cũng mong đạt được. Vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép các bộ môn khác sao cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ. ý của các bạn đồng nghiệp giúp tôi làm phong phú hơn kinh nghiệm giảng dạy trong hoạt động tạo hình nói riêng và các môn học khác nói chung. Duyệt của Hiệu Trưởng ......, ngày .... tháng 0.. năm ... Người viết đề tài UBND huyện Hội đồng khoa học huyện
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tri_tuong.docx