Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4-5 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4-5 tuổi trong trường mầm non
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người.Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Chính vì vậy trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ các con rất kỳ vọng vào sự tô vẽ của thầy cô. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ, có thể nói việc hình thành, rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tý hon hoàn thiện như: Cơ thể khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn lễ phép, Có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai” trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Giáo dục thể chất là một phần quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là GDTC một 1 Theo quyết định số 55 của bộ giáo dục và đào tạo qui định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội năm 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam: + Khỏe mạnh – nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. + Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi như: bố mẹ, bạn bè, cô giáo thật thà, lễ phép, hồn nhiên. + Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. +Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, phân tích, tổng hợp . Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. * Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất: Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”,“ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: + Các bài tập vận động phải phù hợp từng độ tuổi làm sao gây hứng thú cho trẻ. + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trọng trên cơ thể. + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 3 - Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì mà chỉ thích cho trẻ viết số, học số. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá xếp loại khả năng vận động của trẻ qua số liệu sau: Bảng A: Đánh giá đầu năm học 2015 – 2016 Nội dung Tốt Khá TB Yếu Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ Sự tập chung chú ý, tham gia hứng thú 7 35% 7 35% 3 15% 3 15% của trẻ khi tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 5 25% 9 45% 5 25% 1 5% Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, thể lực tốt 14 70% 5 30 1 5% 0 0 Trẻ có kỹ năng , kỹ xảo vận động tốt. 8 40% 4 20% 4 20% 4 20% * Nhận xét: Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới kết quả đạt được của trẻ còn thấp đó là: + Trong khi tham gia các hoạt động vận động trẻ chưa tập chung chú ý, tham gia chưa hứng thú. + Trẻ lười vận động, chưa có ý thức tự giác phải để cô giáo nhắc nhở. + Trẻ vẫn còn e dè, sợ sệt, nhút nhát chưa tự tin, mạnh dạn, trong các hoạt động. + Do thể lực của trẻ không đồng đều. + Hình thức tổ chức chưa linh hoạt chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động. + Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn. Qua một số tiết học chất lượng trên trẻ chưa cao, đa số trẻ còn thụ động khi vận động, trẻ chưa bộc lộ rõ tính mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ vì vậy chất lượng của môn học chưa cao. Từ nhận định trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi A trường mầm non Đồng Tĩnh như sau: 7.1.3. Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4 -5 tuổi A. - Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ và xây dựng góc vận động. 5 - - Ném xa bằng 1 tay - - Trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau, đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném. - - Bật liên tục qua 5 ô không chạm vào 4 Nghề - - Bật chụm liên tục vào 5 ô ô. nghiệp - - - Tung và bắt bóng bằng 2 tay. - - Tung bắt bóng - - - Ném xa bằng 2 tay - - Trẻ dùng 2 tay cầm túi cát, ném xa bằng 2 tay. - - Trườn sấp kết hợp trèo - - Trẻ nằm sấp, trườn sát bụng xuống qua ghế thể dục. sàn một tay đưa về phía truwowvs một chân co đạp để đẩy người về phía trước. - - Trẻ bật liên tục qua phía trước. 5 Thế giới - - Bật về phía trước động vật - - Hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, hơi - - Ném trúng đích thẳng ngả người ra sau dùng sức của thân và đứng. tay để ném bóng trúng đích. - - - Hai tay cầm túi cát đưa lên cao ngang - - Ném trúng đích nằm tầm mắt, nhắm đích và ném, nhảy lò ngang, nhảy lò cò. cò. - - Trèo lên xuống ghế - - Trẻ trèo một chân lên rồi tiếp tục trèo chân tiếp theo và bước xuống từng chân một. - - - Bật liên tục qua 5 vòng không chạm 6 Thế giới - - Bật liên tục qua 5 vòng. vào vòng. thực vật - - - Bò bằng bàn tay và cẳng chân không - - Bò thấp chui qua cổng. chạm vào cổng. - - - Trẻ chuyền bóng qua đầu, không làm - - Chuyền chuyền bóng qua rơi bóng, chạy chậm 12m. đầu, chạy chậm 12m. - - Đi theo đường hẹp, tung - - Trẻ đi đúng theo đường hẹp không bắt bóng . dẫm vào vạch, tung và bắt bóng bằng 2 - tay. - - Chuyền bóng qua đầu, - - Trẻ chuyền bóng qua đầu, qua chân qua chân. không làm rơi bóng. 7 Hình ảnh 1: Xây dựng góc vận động - Biện pháp 2: Thống nhất với giáo viên trong lớp. Sau khi lập xong kế hoạch tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở lớp mình rồi tôi trao đổi cùng cô Hải Oanh ở lớp để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn bạc cách thực hiện. Cô Hải Oanh tài năng sáng tạo, nhiệt tình, yêu trẻ đã cùng tôi tìm ra những hình thức tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong cũng như ngoài tiết học thu hút sự tham gia nhiệt tình của trẻ.Và đặc biệt khi thống nhất cùng giáo viên trong lớp rồi thì đến tiết học giáo dục thể chất giáo viên nào thực hiện bài dạy trẻ cũng có thể truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách tốt nhất và đồng nhất. Hình ảnh 2: Giáo viên trong lớp cùng trao đổi về cách tổ chức. - Biện pháp 3: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Thể dục sáng) Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kĩ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. 9 Hình ảnh 4: Trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Biện pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: + Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ. Hình ảnh 5: Trẻ cùng cô nhảy lò cò 11 + Hình thức tập cá nhân: Hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập. Hình ảnh 8: Cá nhân trẻ tập. - Biện pháp 6: Sử dụng đồ dùng trực quan: Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Tôi hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non tôi phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới. Hình ảnh 9: Giáo viên phân tích mẫu trên đồ dùng trực quan. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_c.docx