Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ (Âm nhạc) cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát

doc 15 trang skkn 25/03/2024 2250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ (Âm nhạc) cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ (Âm nhạc) cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ (Âm nhạc) cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền 
tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường 
mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. 
 Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện 
cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên 
nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho 
trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
 Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền 
giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các 
cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
 Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học 
tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người giáo viên 
phải có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ để trang bị cho trẻ những kiến thức toàn 
diện về các môn học phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, mục đích - yêu cầu, nội 
dung của chương trình giáo dục mầm non bổ sung, sữa đổi theo TT28/2016.
 Năm học 2017 – 2018 Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15 tháng 5 
năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh; Tăng cường nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong 
GDMN, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng 
tạo trong dạy và học”, đưa các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một 
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong trường 
mầm non, cụ thể hóa các nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực" phù hợp với GDMN theo định hướng “Xây dựng trường MN 
 1 Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẩm mỹ ( Âm nhạc) cho trẻ 4 -5 tuổi 
thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát được hội đồng khoa học nhà trường xếp loại 
tốt và áp dụng ở trường Mầm non nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ tôi đang dạy nói 
riêng . Áp dung rộng rãi các trường MN trong toàn huyện, toàn tỉnh và đăng trên trag 
Web.
 2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng nghiên cứu nội dung:
 Hoạt động âm nhạc là một bộ môn rất quan trọng không thể thiếu được đối 
với trẻ mầm non. Âm nhạc giúp trẻ cảm nhận cuộc sống hàng ngày gần gũi, xung 
quanh trẻ. Âm nhạc giúp còn mang đến cho trẻ những trạng thái vui vẻ, hồn nhiên, 
qua những lời ca, tiếng hát. Trẻ biết được tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với trẻ, 
giúp trẻ càng say sưa ca hát hơn.
 Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc tác động 
rất bổ ích ngay từ khi con người đang nằm trong bụng mẹ và khi trẻ đang nằm nôi đã 
nghe lời ru à ơi của bà, của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn vui vẽ, cho 
nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Chính vì thế âm nhạc 
được coi là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ .
 Trong chương trình giáo dục Mầm non mới, bộ môn giáo dục âm nhạc là bộ 
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích , là nguồn 
hứng thú mạnh mẽ để giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực 
cho các hoạt động giáo dục. Nói cách khác có thể coi âm nhạc là bộ phận không thể 
tách rời với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ 
thuật có giá trị biểu cảm cao, vì nó tác dụng đến người nghe về cả âm nhạc và lời ca, 
nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với 
con người được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường Mầm non, ca hát là 
một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép các hoạt 
động của trẻ nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó luôn luôn tạo 
nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất để lôi cuốn trẻ tập tham gia vào các hoạt động.
 3 số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ ( Âm nhạc) cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua hoạt 
động dạy kỹ năng ca hát”. Từ thực tế lớp học, tôi tiến hành khảo sát trên lớp.
 *. Điều tra thực trạng:
 Vào đầu tháng 9, tôi tiến hành khảo sát để đánh giá về thực chất và khả năng 
của trẻ, xem kỹ năng ca hát của trẻ thể hiện ở trên tiết học. Tôi đánh giá các mức độ 
Tốt, khá, trung bình, yếu, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể: 
 TRẺ NHỚ TÊN BÀI HÁT , TÊN TÁC 
 KỸ NĂNG CA HÁT CỦA TRẺ
 XẾP LOẠI GIẢ
 Số lượng % Số lượng %
 Tốt 9 21,4% 7 16,7%
 Khá 13 31,0% 12 28,6%
 TB 17 40,5% 18 42,9%
 Yếu 3 7,1% 5 11,8%
 Từ kết quả điều tra thực tiễn của lớp . Bản thân tôi và trẻ có một số hạn chế 
như sau : 
 *Về phía giáo viên :
 Cô giáo chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc. còn hạn 
chế về việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ, trẻ còn gò bó trong việc dạy trẻ ca hát 
theo kiểu thuộc lòng các lời ca của các bài hát .Giáo viên chưa đầu tư về nghệ thuật, 
kỹ năng dạy trẻ ca hát. Các bài hát dạy trẻ còn phụ thuộc vào chương trình, chưa sáng 
tạo sưu tầm các bài hát ngoài chương trình đưa vào dạy trẻ. 
 * Về phía trẻ: 
 Một số trẻ còn nhút nhát khi tham gia vào các hoạt đồng ca hát.
 Trẻ hát còn sai một số lời khó và hát không rõ lời bài hát.
 Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát ( khi thì trẻ hát to, khi thì hát nhỏ, 
khi thì hét. ) 
 Khi trẻ hát chưa hoà quyện giọng hát của mình vào tập thể. 
2.2. Các giải pháp để thực hiện đề tài:
 5 một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui 
đến trường” của Hồ Bắc.
 Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài 
“Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ...
 Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm 
nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn 
có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến 
trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ 
giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc 
ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.
+ Giờ thể dục sáng:
 Khi tiếng nhạc vang lên trẻ ra tập thể dục ngoài sân trường, tôi luôn rèn cho trẻ 
cách dàn hàng, dồn hàng và tập các động tác theo nhịp, lời bài hát để giúp trẻ hát 
đúng giai điệu, thuộc lời bài hát.
 VD: Tập theo nhịp bài hát “ Trường chúng cháu là trường Mầm non”. Hoặc bài 
hát “ Đu quay”; “ Ồ sao bé không lắc”.
+ Hoạt động ngoài trời :
 Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc cũng cần cho trẻ làm quen với ca hát , hát 
những bài có liên quan đến chủ đề, đề tài sắp học, sắp dạy .
 Ví dụ : Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời “ Quan sát vườn hoa ”. Sau khi quan 
sát vườn hoa xong cô cho trẻ làm quen bài hát ‘ Màu hoa ’ . Thông qua đó trẻ được 
làm quen bài hát mới, đồng thời cô giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa . Cô giáo 
hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống ...
+ Giờ hoạt động học:
 Trong mỗi tiết học, mọi hoạt động đều tích hợp giáo dục âm nhạc cho trẻ, có 
thể cho trẻ làm quen những bài hát mới, hoặc ôn luyện lại những bài hát đã học tuỳ 
theo từng đề tài, từng chủ đề của bài dạy .
 7 Như vậy ở lớp, từ lúc trẻ đến trường đến khi trả trẻ, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ 
tạo không khí vui tươi làm cho trẻ thêm linh hoạt, vui vẽ. Âm nhạc thực sự là người 
bạn thân thiết của trẻ.
* Giải pháp 3 . Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài dạy : 
 Trước tiên ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài 
giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình 
PowerPoint mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác như 
tivi, đầu đĩa, mạng internetVì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng 
công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng.
 Ví dụ : Chủ đề “ Hiện tượng tự nhiên - Nước ”. Tôi chọn bài hát “ Cho tôi đi 
làm mưa với ”- Hoàng Hà . Trước khi vào dạy thì tôi chụp cảnh trời mưa và đưa vào 
đèn chiếu cho trẻ quan sát mưa ở màn hình , từ đó cô và trẻ cùng trò chuyện về mưa 
và vào bài dạy kỹ năng ca hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”, nhằm giúp trẻ hứng thú 
, khắc sâu kiến thức và nhớ mãi lời ca của bài hát đó . Thông qua đó tôi giáo dục trẻ 
biết lợi ích của mưa .
 Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong bài 
giảng cũng phải theo một số những tiêu chí nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài 
không phù hợp và họat động không mang lại hiệu quả .
 * Giải pháp 4. Dạy kỹ năng ca hát trong giờ học âm nhạc : 
 Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục trẻ cần tiến hành theo 
phương châm “ Học mà chơi - chơi mà học ” theo chương trình giáo dục mầm non bổ 
sung, sữa đổi theo TT28/2016 . Một giờ học âm nhạc cô giáo xây dựng theo các cách 
khác nhau , mỗi một tiết học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động . 
Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng 
nhạc .
 Sau khi đã chuẩn bị , tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy kỹ năng ca 
hát cho trẻ, tôi luôn có ý thức tự học hỏi , tự rèn luyện. Lên lớp nhẹ nhàng , phương 
pháp sử dụng giáo cụ trực quan sinh động, linh hoạt, cách trò chuyện vào bài ngắn 
gọn để áp dụng giáo cụ trực quan của mình tốt hơn .
 9 Khi trẻ hát chưa được ở các chỗ luyến ‘‘rất hay’’ trong bài hát tôi hát mẫu lại 
cho trẻ nghe nhiều lần và cô mở băng bài hát đó cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận và hát 
theo băng nhằm giúp trẻ hát lại cả câu sao cho đúng.
Ví dụ: Khi dạy hát bài: ‘‘Trường chúng cháu đây là trường mầm non’’
 Khi dạy trẻ hát trẻ hay hát nhầm các từ ở các câu hát ‘‘Cô là mẹ và các cháu là 
con’’ thì trẻ hay hát : ‘‘Cô và mẹ và các cháu là con’’ . Khi nghe trẻ hát như vậy tôi 
dừng lại câu đó tôi đọc lại cho trẻ nghe câu hát đó 3 - 4 lần sau đó cô cho trẻ hát kết 
hợp đàn để giúp trẻ hát đúng hơn...
* Giải pháp 6. Kết hợp với phụ huynh:
 Để chất lượng dạy học đạt kết quả tốt yếu tố không thể thiếu được đó là sự quan 
tâm giúp đỡ của hội cha mẹ học sinh. Đó là:
 Phụ huynh phải tạo nhu cầu, điều kiện học tập cho các cháu đảm bảo để các cháu 
phát triển về thể chất cũng như trí tuệ trong học tập. Từ đó các em thích thú học tập.
 Tham mưu với phụ huynh mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh đầy đủ, đảm bảo 
chất lượng phục vụ cho việc học của các em được tốt.
 Tôi luôn kết hợp với phụ huynh qua các thời điểm đón trẻ, trả trẻ thường xuyên 
phối hợp với phụ huynh mua các băng đĩa ở nhà có các bài hát giáo dục trẻ mầm non 
để từ đó bố mẹ và trẻ cùng thể hiện bài hát. Thông qua đó làm cho trẻ ham thích âm 
nhạc hơn, tăng vốn hiểu biết cho trẻ. Vì âm nhạc giúp trẻ hồn nhiên hơn khi thể hiện 
các bài hát mà trẻ yêu thích.
 Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh mua các băng đĩa nhạc hay, những 
băng trắng để cho trẻ hát để ghi âm giọng hát của trẻ để xây dựng ở góc nghệ thuật 
của lớp.
 Hội cha mẹ học sinh là người kề vai sát cánh cùng với nhà trường gánh vác trách 
nhiệm giáo dục con em. Chính vì thế, trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên luôn 
thông tin hai chiều với phụ huynh để trao đổi việc học của các cháu một cách thường 
xuyên để phụ huynh nắm bắt, cùng với giáo viên kèm cặp giúp đỡ đối với những học 
sinh yếu, gíup các cháu đó phát huy được tính tích cực tự giác tham gia hoạt động để 
tiến bộ. 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_linh_vuc_t.doc