Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

docx 12 trang skkn 19/10/2023 5835
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Lời dạy của Bác Hồ đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Bởi vậy sự nghiệp “Trồng người” được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm hàng đầu. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người tự chủ, có năng lực giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đề ra “Muốn tạo ra con người như mục tiêu đã đề ra thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy rèn luyện và phát triển khả năng nghỉ và làm việc một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập ở nhà trường”. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, mà giáo dục mầm non được coi là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là nền tảng, là cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người, bởi vì ở lứa tuổi mẫu giáo, tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng mà cô giáo là người đặt nét bút đầu tiên lên trang giấy đó. Vì vậy muốn có con người phát triển toàn diện về "Đức - trí - thể - mỹ" thì phải dạy trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non. Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nhờ có giao tiếp mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho trẻ thì điều cần thiết là phải hình thành và phát triển ở các em kỹ năng giao tiếp ngay từ lứa tuổi mầm non. Kỹ năng giao tiếp không phải bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình sống, qua các hoạt động, trải nghiệm, luyện tập, rèn luyện Dạy cho trẻ biết cách giao tiếp với mọi nguời xung quanh, biết tập trung chú ý khi giao tiếp, biết cách tiếp cận và biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hằng ngày, biểu đạt những mong muốn, cảm xúc, suy nghĩ, đồng thời biết lắng nghe và hiểu người khác. Ðây là một nội dung vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ em độ tuổi mầm non. Trẻ phát triển ngôn ngữ chậm là có những rối loạn về nói, đọc và viết gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ dẫn đến trẻ gặp khó khăn trong học tập, vui chơi, hòa nhập cộng đồng. Mức độ khó khăn ở mỗi trẻ mắc phải có sự khác nhau và thời điểm triệu chứng thể hiện ra cũng khác nhau. Nhưng tất cả các trẻ đều có một điểm chung giống nhau đó là khó khăn về giao tiếp. Điều này được thể hiện ở việc các trẻ đó hầu như ít hoặc gần như không giao tiếp được với người khác, thiếu kĩ năng tập trung chú ý, thiếu vốn từ để giao tiếp với mọi người xung quanh điều này không những là khó khăn của riêng bản thân trẻ mà còn là trở ngại đối với người lớn (cha mẹ, thầy, cô ). Do vậy, khắc phục những hạn chế trong giao tiếp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục nhóm trẻ này. Đây là thời điểm quan trọng để nhà giáo dục đưa ra, những biện pháp tác động nhằm hình thành và phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ giúp trẻ khắc phục và sửa chữa những khiếm khuyết về giao tiếp. Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu Nhà trường về công tác đánh giá trẻ.Từ đó, giúp cho giáo viên điều chỉnh kịp thời cách giao tiếp của trẻ. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện đầu tư cơ sỡ vật chất như phòng học rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị khá đầy đủ. Bản thân giáo viên nhiệt tình, yêu thương trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp. Nhận thức của phụ huynh ngày càng cao, luôn quan tâm đến các hoạt động ở trường mầm non. 1.2. Khó khăn: Do vốn từ của trẻ con hạn chế, trẻ khả năng giao tiếp chậm. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch, dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế đến ngôn ngữ của trẻ trong giao tiếp. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình quá cưng chiều, hoặc bỏ bê trẻ, hay đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Số lượng trẻ trong lớp khá đông, một số trẻ đến lớp còn làm nũng, vòi vĩnh bố mẹ, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin, chưa tích cực chủ động tham gia vào hoạt động học tập. Một số trẻ còn nói lắp, nói chớt, khi hỏi trẻ còn dùng từ cộc lốc. 1.3. Khảo sát thực tế trên trẻ: Với những bất cập trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi đầu năm học 2019-2020 như sau: Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt TT Nội dung Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Lắng nghe ý kiến của người 5 41,6 7 59,4 khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự 2 Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, 4 33,3 8 66,7 nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 2.Các biện pháp: * Biện pháp 1: Đánh giá mức độ giao tiếp hiện tại của trẻ Nghiên cứu tiền sử phát triển của trẻ để biết được trong gia đình trẻ có ai mắc chứng chậm nói này không? Mẹ mang thai có bình thường không? Cha mẹ sinh con là tự nguyện hay do sự cố, sự ép buộc của gia đình. Khi mang thai thì sức khoẻ và dinh dưỡng của người mẹ ra sao? Trong khi sinh thì thế nào? Sau khi sinh sự phát triển của trẻ thế nào?. Gia đình thấy cháu bất thường từ khi nào? Căn cứ vào các dấu hiệu nào? Mọi người trong gia đình phản ứng ra sao? Cháu đã được chẩn đoán hay chữa trị ở đâu chưa? Thời gian là bao lâu? Kết quả thế nào? Sở thích của cháu là gì? Tính tình của cháu như thế nào? Trong gia đình của trẻ ai là người chịu trách nhiệm nuôi dạy trẻ? Gia đình thấy cháu có những khó khăn gì, đã làm gì để đối phó với các khó khăn đó, các khó khăn trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ là gì? Gia đình có thường xuyên giao tiếp với trẻ biểu trẻ cảm thấy yên tâm và dễ chịu hơn khi nhìn thấy và hiểu nội dung của thời gian biểu * Xây dựng kế hoạch khả năng giao tiếp cho trẻ Tháng Nội dung 8 Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự 9 Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 10 Nghe, hiểu nội dung chuyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi 11 Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự 12 Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 1 Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự 2 Nghe, hiểu nội dung chuyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi 3 Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn câu ghép 4 Nghe, hiểu nội dung chuyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi 5 Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn câu ghép * Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh Giáo viên giải thích, hướng dẫn cho cha mẹ trẻ thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Cha mẹ phải thường xuyên phối hợp với giáo viên, chuyên gia hỗ trợ lập kế hoạch phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ, cụ thể: Lập kế hoạch vào khoảng thời gian nào trong ngày là tốt nhất đối với mỗi thành viên? Các thành viên trong gia đình trẻ thường hỗ trợ như thế nào đối với trẻ? Chia sẻ những kiến thức của các thành viên trong gia đình về vấn đề hạn chế việc giao tiếp của trẻ. Tổ chức môi trường phát triển của trẻ như: Góc học tập, góc vui chơi, đồ dùng, đồ chơi của trẻ Cha mẹ và gia đình trẻ tham gia vào hệ thống hỗ trợ với vai trò vừa là khách thể vừa là chủ thể. Cha mẹ, gia đình trẻ nhận được sự hỗ trợ của giáo viên, Đồng thời, họ là những người có vai trò quan trọng nhất tác động giúp đỡ trẻ tích cực và có hiệu quả. *Biện pháp 4: Tạo môi trường thân thiện Nhằm giúp trẻ có một môi trường học tập thân thiện, tích cực. Đến lớp được cô giáo quan tâm, giúp đỡ yêu thương trẻ như con của mình để tạo mối quan hệ gần, gũi thân thiết giữa cô giáo - trẻ - các bạn trong lớp để trẻ tự tin hoạt động như toán, tạo hình, âm nhạc, thơ, truyện, môi trường xung quanh, các mức độ và nội dung giao tiếp khác nhau và tất cả các lĩnh vực phát triển. Ở trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non sự đa dạng về đồ dùng, đồ chơi cần được cân nhắc khi lựa chọn cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng chủ điểm, chủ đề phục vụ cho quá trình học tập, vui chơi và sinh hoạt hằng ngày của trẻ và của giáo viên ở trường. Ở mỗi lớp học cần có sự đa dạng về chủng loại đồ dùng đồ chơi như: Vật thật, tranh, ảnh, mô hình, đồ chơi gỗ, đồ chơi xếp hình, thẻ lô tô Bên cạnh đó cần trang bị thêm những vật liệu như ở góc đóng vai, ở đó có kéo, dây đo, vải để trẻ thể hiện ý tưởng trong trò chơi may đo hoặc bút, thước, vở để trẻ thể hiện ý tưởng trong trò chơi cô giáo. Cần trang bị thêm các đồ dùng, đồ chơi để trẻ chơi các trò chơi xã hội như người đưa thư, lái xe, bác sỹ, y tá, bệnh nhân, nông dân, công nhân kích thích và khuyến khích trẻ tham gia trò chơi bắt chước, đóng vai. Đó là cơ hội quan trọng để hình thành và phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ. Giáo viên có thể kết hợp với phụ huynh và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi hoặc gợi ý trẻ tìm kiếm, tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên, đồ phế thải như: Len, vãi, chai nhựa, hột hạt, hộp Tạo môi trường thân thiện cho trẻ cần được tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên cần tạo ra mối quan hệ thân mật, gần gũi của mình với trẻ thể hiện qua giọng nói thiện cảm, sự ủng hộ tinh thần khi thất bại hoặc thành công đối với trẻ. Trong quá trình tham gia hoạt động, nếu trẻ thực hiện một thao tác, kỹ năng nào đó chưa thuần thục hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó chưa thành công, giáo viên nên tỏ thái độ ân cần, động viên khuyến khích trẻ. Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ là mối quan hệ tương tác, chia sẻ không mang tính áp đặt. Việc tạo môi trường thân thiện giữa cô giáo và các trẻ khác với trẻ cần thỏa mãn một số yêu cầu chung đó là môi trường lớp học phải thuận tiện, an toàn, vệ sinh, hấp dẫn có sức cuốn hút đối với trẻ tham gia, thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung, làm mới để tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trao đổi và chia sẻ, kích thích nhu cầu giao tiếp. Môi trường cần dễ tiếp cận đối với tất cả trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia tất cả các hoạt động hằng ngày. Để đạt được điều đó giáo viên phải điều chỉnh nhất định về không gian như (trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi), cách giao tiếp (chỉ dẫn bằng hình ảnh, nói các từ chủ chốt), sửa sai cho trẻ để tạo điều kiện cho trẻ chậm nói tiếp xúc với các bạn dễ dàng hơn, tương tác giữa trẻ và các bạn được nhiều hơn, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được phát huy hết khả năng của mình và cũng là cơ hội để trẻ được sửa chữa những khiếm khuyết về giao tiếp. Thể hiện sự thân thiện là môi trường lớp học luôn chào đón, khuyến khích trẻ tham gia và nhận được sự đồng cảm, chia sẻ một cách tích cực từ các bạn trong lớp. Môi trường lớp học hằng ngày trẻ được thể hiện mình, khuyến khích sự tham gia tích cực của trẻ. * Biện pháp 5: Xây dựng vòng tay bạn bè, tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với mọi người xung quanh. VD: Tổ chức trò chơi hội chợ quê với đủ các gian hàng dân gian như: Gian hàng bánh, mứt, kẹo, chè, bánh, gian hàng bán đồ trang trí ngày tết Thông qua trò chơi đó, tạo cho trẻ có cơ hội giao tiếp tốt hơn. 3. Kết quả đạt được Qua việc áp dụng một số giải pháp trên, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh, hình thành thói quen văn minh cho trẻ. Trẻ trả lời được các câu hỏi, trả lời đầy đủ câu. * Đối với giáo viên: Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời, mỗi giáo viên Mầm non luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn. Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên, do đó khi giao tiếp, tre sẽ có lúc nói sai, chúng ta không nên sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói. Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ. Để cho trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối là cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con rối và đặc biệt là những con vật rất gần gũi với trẻ. * Tóm lại: Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng rối trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. * Đối với trẻ: Có sự tiến bộ rõ nét về khả năng giao tiếp trong quá trình hoạt động ở trường Mầm non. Đây là một trường hợp minh chứng cho quá trình tổ chức các hoạt động ở lớp mẫu giáo với sự phối hợp thực hiện ở các biện pháp. Kết quả đánh giá, quá trình trẻ được trải nghiệm cho thấy các biện pháp tổ chức được vận dụng vào trong điều kiện thực tế của trẻ là phù hợp và đã mang lại kết quả tích cực trong sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Quá trình tổ chức các biện pháp nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ, đòi hỏi giáo viên phải thực hiện các biện pháp và có sự điều chỉnh phù hợp. Các hoạt động hỗ trợ cá nhân phù hợp đã phát huy hiệu quả, mang lại sự tiến bộ liên tục trong quá trình phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. * Kết quả đạt được trên trẻ như sau: Số trẻ hứng thú với các hoạt động có yêu cầu giao tiếp chiếm đến 90%, trên tiết học. Nhờ đó mà sôi nổi hơn.Tỉ lệ trẻ đạt được các kĩ năng giao tiếp càng cao, vốn từ của trẻ ngày càng phong phú.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_kha_nang_g.docx