Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng của vấn đề 3 2.1. Thuận lợi 3 2.2. Khó khăn 4 3. Một số biện pháp thực hiện 4 3.1 Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết những cảm xúc tích cực và tiêu 5 cực 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc 6 3.3 Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình trẻ 7 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 9 2. Bài học kinh nghiệm 9 3. Những ý kiến đề xuất 10 0/10 - Giáo viên có nhiều biện pháp, nội dung giáo dục kiến thức, kỹ năng giúp trẻ phát triển cảm xúc tích cực một cách hiệu quả nhất. - Học sinh phát triển các cảm xúc tích cực mọi lúc mọi nơi. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: - 32 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trong trường mầm non tôi đang công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế. - Phương pháp quan sát, trải nghiệm: Trẻ được thực tế quan sát, trải nghiệm trong mọi hoạt động. 6. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại trường mầm non tôi đang công tác. - Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong vòng 7 tháng, bắt đầu từ tháng 8/2020 đến hết tháng 3/2021. 2/10 - Phụ huynh: Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. 2.2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất: Các đồ dùng cho trẻ hoạt động chưa nhiều, chưa phong phú. - Giáo viên: Có rất ít sách, tài liệu hướng dẫn về giáo dục trẻ ở mặt MQHXH. - Học sinh: Một số trẻ rất hiếu động, hay nghịch nên khả năng tập chung của trẻ chưa tốt, khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều. + Trẻ chưa biết điều chỉnh cảm xúc của mình, hay khóc, cáu giận hoặc có hành vi hung hăng, dễ chán nản và từ bỏ.Trẻ hay thể hiện hành vi tiêu cực: tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn, không biết chia sẻ + Trẻ chưa mạnh dạn, chưa chủ động chia sẻ cảm xúc, mong muốn, nhu cầu với cô, ngôn ngữ giao tiếp còn hạn chế. - Phụ huynh: Một số phụ huynh còn chưa phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, chưa quan tâm đến trẻ nhiều. + Nhiều phụ huynh nhờ ông bà, người giúp việc đưa đón con nên việc trao đổi thống nhất quan điểm giáo dục trẻ giữa cô và phụ huynh còn gặp khó khăn. 3. Một số biện pháp thực hiện: Phát triển ở trẻ những cảm xúc tích cực thông qua xây dựng môi trường giáo dục, các hoạt động học tập và các mối quan hệ của trẻ. Khảo sát đầu năm, lớp tôi có 32/32 trẻ được khảo sát, kết quả cụ thể: Kết quả khảo sát tháng STT Nội dung khảo sát 8/2020 Ghi chú Tổng số Tỷ lệ 1 Trẻ nhút nhát 20/32 63% 2 Trẻ hạn chế ngôn ngữ 15/32 47% Trẻ chưa đoàn kết, hay 17/32 53% 3 đánh bạn Trẻ chưa biết thể hình 12/32 38% 4 tình cảm, cảm xúc 4/10 thương đến mọi người bằng cách kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tấm lòng nhân ái, về những hoàn cảnh khó khăn, trẻ cảm thông và giúp đỡ bằng chính sức lực nhỏ bé trong giới hạn của mình. Đó là những suy nghĩ rất đơn giản của trẻ nhưng nó đã thể hiện được tấm lòng nhân ái sự cảm thông và sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Trước những tình huống sư phạm xảy ra trong lớp, tôi luôn chủ động quản trị cảm xúc của mình, thể hiện cảm xúc theo từng tình huống cụ thể để trẻ nhận biết hành vi sai thì mang lại cảm xúc tiêu cực cho người khác như thế nào. Hành vi đẹp thì mang lại cảm xúc tích cực như thế nào. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc - Thời điểm thực hiện: Bắt đầu triển khai vào đầu năm học và duy trì thường xuyên các tháng trong cả năm học. - Nội dung thực hiện: Trang trí lớp học và xây dựng môi trường giao tiếp ứng xử thân thiện Mỗi trẻ có đặc điểm, tính cách khác nhau. Có trẻ rất hiếu động, tinh nghịch nhưng có trẻ lại nhút nhát, ít nói ngại giao tiếp với bạn bè. Chính vì vậy, cần giáo dục cho trẻ những kỹ năng thân thiện, yêu thương, tôn trọng các bạn: trẻ biết kết bạn, chơi với bạn đoàn kết thân ái không tranh giành đồ chơi, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Đầu năm học, lớp tôi có một số trẻ có dấu hiệu của trẻ tự kỉ như bạn Nhật Minh, một số trẻ hiếu động như Thuận Thiên, Khang, một số trẻ mới chuyển lên nên các con nhút nhát không thích đi học hoặc các con thường chơi một mình. Để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, thích đi học đến lớp cùng các bạn, tôi đã lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những trẻ mạnh dạn như cháu Bảo An, Minh Anh, Đức Anh đến kết bạn tạo cho trẻ nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc, được giao lưu, hợp tác với nhau, cùng nhau vẽ tranh, nặn quả làm đồ chơi. Từ đó, các bạn đã tự tin mạnh dạn hơn, chơi thân thiện với các bạn trong lớp, được cô và các bạn rất yêu mến dần dần trẻ quen với bạn mới, với môi trường học mới và trẻ sẽ thích đi học hơn. Hay trong các giờ hoạt động góc, trẻ chơi từng góc theo nhóm bạn. Có lúc trẻ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến những xung đột không đáng có ở trẻ, có khi trẻ đánh nhau chỉ vì tranh dành đồ chơi hay bất đồng ý kiến. Chính vì vậy, trước khi chơi tôi cho trẻ thảo luận để thống nhất nội dung chơi và phân chia công và giúp đỡ nhau sớm hoàn thành tốt công việc. 6/10 đón trả trẻ, gửi tài liệu cho PH tham khảo qua các ứng dụng mạng xã hội: zalo nhóm, email hoặc messenger về: + Các nội dung cần dạy trẻ hướng tới cảm xúc tích cực: Nhận biết bản thân, giới tính, vị trí của bản thân trong gia đình (là con, cháu, anh/chị), nhận biết các cảm xúc tích cực và tiêu cực, cái nào giúp mình hạnh phúc hơn? Vì sao lại có những cảm xúc tiêu cực, tích cực? Tác dụng, tác hại của nó là gì? + Cách thức dạy trẻ: Người lớn làm gương cho trẻ noi theo, lấy gương của người khác cho trẻ nhìn thấy và học tập. Thông qua những bài thơ, câu chuyện, các nhân vật điển hình, gần gũi, tâm sự, phân tích cho trẻ hiểu những cảm xúc tích cực và tiêu cực là như thế nào và có ích lợi, tác hại gì? + Cần lưu ý sự hài hước, dí dỏm, nhẹ nhàng trong cách phân tích, góp ý cho trẻ hiểu vấn đề và không quên động viên, khích lệ, bày tỏ cảm xúc tích cực của bản thân đối với những cảm xúc tích cực của trẻ để làm động lực cho trẻ + Thời điểm dạy trẻ: Bất cứ khi nào có cơ hội gần trẻ Sau khi áp dụng các biện pháp, cha mẹ trẻ hãy trao đổi lại kết quả với giáo viên chủ nhiệm ở lớp để giáo viên phối hợp ngược lại với phụ huynh: + Tuyên dương, khen ngợi trẻ khi trẻ ở lớp. Để trẻ trở thành tấm gương cho các bạn trong lớp cùng học tập. Giáo viên không quên thưởng cờ hoặc những món quà nhỏ cho trẻ khi trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực của mình. So với kết quả khảo sát ban đầu, thấy rõ sự khả quan trong việc sử dụng biện pháp tôi đã dùng: Kết quả khảo sát tháng Kết quả khảo sát tháng STT Nội dung khảo sát 8/2020 3/2021 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1 Trẻ nhút nhát 20/32 63% 5/32 16% 2 Trẻ hạn chế ngôn ngữ 15/32 47% 4/32 13% Trẻ chưa đoàn kết, 17/32 53% 8/32 25% 3 hay đánh bạn Trẻ chưa biết thể hiện 12/32 38% 4/32 13% 4 tình cảm, cảm xúc 8/10 tài liệu có liên quan đến phương pháp giáo dục trẻ phát triển toàn diện nói chung và phát triển cảm xúc tích cực của trẻ nói riêng. - Tìm hiểu để biết được hoàn cảnh, tính cách riêng của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp với cá nhân mỗi đứa trẻ; xây dựng tạo môi trường lớp học thân thiện, theo tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm” và “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” để trẻ được học hỏi, phát huy những cảm xúc tích cực của mình. - Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh cùng giáo dục trẻ tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong quan điểm và phương pháp giáo dục để có hiệu quả. 3. Những ý kiến đề xuất: - Mỗi giáo viên mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển cho trẻ về mọi mặt. - Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Tham mưu, đề xuất nhà trường và phòng GD mở các lớp tập huấn kỹ năng phát triển tình cảm , kỹ năng xã hội cho trẻ, xây dựng các tiết chuyên đề trong Quận và học hỏi các Quận khác về lĩnh vực khác nhau trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trên đây là một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ của bản thân tôi trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ, bước đầu đã thu được thành công nhất định. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm trong quá trình công tác còn chưa nhiều. Do đó, trong quá trình thực hiện, triển khai thực hiện không tránh khỏi có những hạn chế. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đầy đủ hơn, đạt hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Thủy 10/10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_cam_xuc_ti.docx