Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

doc 21 trang skkn 31/12/2023 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Cơ sở lý luận : 2 2. Cơ sở thực tiễn. 3 3. Thực trạng 3 3.1 Thuận lợi: 4 3.2 Khó khăn: 5 3.3 Kết quả khảo sát đầu năm của lớp 5 3.3 Thời gian nghiên cứu: 5 3.5 Phạm vi nghiên cứu: 6 4. Các biện pháp thực hiện 7 4.1 Biện phát 1: Nâng cao nghệ thuật lên lớp của bản thân .6 4.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập, sử dụng các loại nhạc cụ - dụng cụ âm nhạc tự tạo, trang phục, công nghệ thông tin trong hoạt động âm nhạc thu hút sự chú ý của trẻ 9 4.3.Biện pháp 3: Tích hợp, nồng ghép nội dung âm nhạc vào các hoạt động khác 12 4.4. Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh của lớp thông qua các hoạt động hàng ngày 17 5.Kết quả 18 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19 1. Kết luận 19 2. Khuyến nghị 19 2.1. Với phòng Giáo dục- Đào tạo 19 2.2. Về phía nhà trường 20 1/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận : Theo giáo sư Michael Schulte – Markwort, thuộc Viện Tâm lý trẻ em ở bệnh viện của đại học Hamburg, Đức cho biết, âm nhạc có khả năng kích thích sự phát triển của trung tâm xử lý ngôn ngữ trong não bộ, khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc ở độ tuổi sớm nhất. Những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm thường biết nói sớm hơn và học lực tốt hơn so với những bé không có điều kiện tiếp cận với âm nhạc thường xuyên. Giáo dục âm nhạc đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ mầm non. Âm nhạc chính là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ, đặc biệt sự đa dạng, phong phú của âm nhạc còn mang đến nhiều lợi ích kỳ diệu cho trẻ .Các bậc phụ huynh nếu muốn con mình tự tin hơn trước đám đông, dám đưa ra ý kiến và lập trường của riêng mình thì hãy lựa chọn cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ.Bởi rất nhiều giáo viên giáo dục âm nhạc đều kết luận rằng: Những trẻ khi tham gia học nhạc đều ngày càng tự tin hơn và có những sáng kiến vô cùng ấn tượng và hữu ích. Với những lợi ích mà giáo dục âm nhạc mang lại, tại sao chúng ta lại không cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt ngây từ bậc học mầm non? Quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường xuyên như: học hát, nghe nhạc – hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. như: Tình cảm đạo đức, thẩm mỹ , tăng cường trí nhớ, khả năng sáng tạo ,rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ ngay từ nhỏ, ngoài ra còn là phương tiện giúp phát triển thể chất, giúp trẻ có một trí tưởng tượng phong phú, phát triển trí tuệ . Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. 2. Cơ sở thực tiễn. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như những kết quả thực tế cho biết, âm nhạc với trẻ con được xem là một món ăn rất bổ dưỡng, âm nhạc sẽ giúp bé rèn luyện và phát triển trí thông minh, rèn luyện khả năng tập trung, lắng nghe, bé sẽ năng động hơn rất nhiều khi được gần gũi với âm nhạc và đặc biệt âm nhạc cũng sẽ giúp bé xua tan được những lo âu và căng thẳng tinh thần.Cũng chính vì điều này mà âm nhạc cho trẻ nhỏ được đưa vào hệ thống giáo dục trong trường mầm non, bài học đầu tiên bé được học ở trường đó chính là học múa, học hát, đàn ,các nhạc cụ Có lẽ chúng ta rất ít đặt ra thắc mắc tại sao tất cả các trường mầm non đều đưa âm nhạc vào chương trình giáo dục cho các bé? Với độ tuổi học mẫu giáo, bé còn quá nhỏ và hầu hết đều chưa nhận thức được các vấn đề xung quanh cuộc sống cũng như chính bản thân mình. Đưa hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm mon được xem là một lựa chọn hợp lý cho bé lúc này. Bởi: - Độ tuổi này của bé khá hứng thú và nhạy cảm với âm nhạc, mặc dù không hiểu gì nhưng bé lại khá thích nghe nhạc và thích học theo lời bài hát cũng như lắc lư theo các điệu nhạc - Âm nhạc sẽ giúp bé hình thành rõ ràng những tình cảm yêu ghét của bản thân, giúp bé biết được điều nào tốt, điều nào xấu 3/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi - Trường chúng tôi là một trường công lập trong quận, có 3 cơ sở ở 3 địa bàn cách xa nhau. Trường lớp tuy đã được xây mới nhưng chưa có phòng hoạt động âm nhạc cho trẻ, chưa trang bị đầy đủ đồ dùng,dụng cụ âm nhạc * Giáo viên: - Giáo viên tổ chức các hoạt động còn cứng nhắc, máy móc, thiếu linh hoạt. Giáo viên ở mỗi lớp có một khả năng và sở trường riêng, vì thế sự nhất quán trong tổ chức hoạt động âm nhạc cũng chưa thống nhất. - Số giáo viên biết sử dụng đàn piano rất ít, nếu biết thì còn ở mức độ thấp. * Học sinh: - Một số trẻ còn nhút nhát, một số lại quá hiếu động. Có những trẻ trước đó đi học ở nơi khác chuyển đến, vì thế khó khăn trong việc rèn nếp học tập cho trẻ. - Nhiều trẻ ngôn ngữ còn hạn chế, phát âm chưa chuẩn, trẻ còn nói ngọng. Hay một số phụ huynh chưa thấy rõ tầm quan trọng của ngành học không cho con đi học đều, đi học chưa đúng giờ. - Đặc biệt khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không đều, khả năng ca hát của các cháu còn chưa tốt, chưa biết phát huy hết khả năng của mình. * Phụ huynh: - Trình độ dân trí không đồng đều, đa số phụ huynh học sinh chưa có thời gian quan tâm đến con em mình nhiều, hoặc có một số phụ huynh ít con nuông chiều con trẻ. 3.3. Kết quả khảo sát đầu năm của lớp Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài, tôi tiến hành khảo sát khả năng ca hát của học sinh lớp tôi (Lớp Mẫu giáo lớn A5) năm học 2018 - 2019- Số trẻ: 46 trẻ, trong đó có: 14 trẻ nữ, 32 trẻ nam. Bảng khảo sát đầu năm STT Tiêu chí khảo sát Số trẻ đạt Tỷ lệ đạt Kỹ năng ca hát (hát rõ lời, đúng giai 1 24/46 52% điệu ) Trẻ thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, 2 28/46 60% nghe hát Khả năng nghe hiểu nội dung bài 3 30/46 65% hát Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt 4 31/46 67% động 5 Khả năng vận động theo lời bài hát 27/46 59% Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc 6 30/46 65% 7 Mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn 22/46 48% Với kết quả khảo sát như trên cho tôi thấy: - Trẻ chưa hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc. - Một số trẻ chưa thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát. - Trẻ hát còn không rõ lời, sai giai điệu. - Khả năng vận động theo nhạc của trẻ chưa tốt. 5/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi  Kết quả: Qua tiết học tôi thấy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái ,tình cảm của bài hát qua giọng hát ,nét mặt ,cử chỉ ,điệu bộ - Nghe hát: Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm (Cô thể hiện bài hát hay, truyền cảm) + Cô hát cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa. Hỏi trẻ tên bài hát cô vừa hát ? Của tác giả nào? Cô giảng nội dung bài nghe hát . + Cô múa kết hợp nhạc minh họa bài nghe hát cho trẻ cùng với trang phục. Ví dụ: Nghe hát bài “Mưa rơi” dân ca Xá, Cô múa kết hợp với trang phục của dân tộc xá + Khi cho trẻ nghe giai điệu bài hát thêm phong phú, cô có thể sử dụng thêm nhạc cụ. Ví dụ: Và bây giờ cô mời các con cùng nghe giai điệu bài hát “Mưa rơi”qua âm thanh của cây đàn thập lục nhé. + Cô và trẻ cùng tham gia biểu diễn bài nghe hát và cùng hưởng ứng theo giai điệu bài hát  Kết quả: Qua đó trẻ được nghe giai điệu bài hát qua các nhạc cụ mới, tạo sự thu hút trẻ, trẻ chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc, hát theo nhún nhảy, thể hiện động tác minh họa phù hợp theo bài hát - Vận động múa:Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Vừa hát, vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, thả hồn mình vào giai điệu bài hát. - Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật dùng hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời nhau. - Một bài hát cho trẻ làm quen hai, ba cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Hoặc đưa ra hai, ba cách vận động cho trẻ lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài hát. Trước tiên tôi có thể cho trẻ nghe một đoạn nhạc hoặc cho trẻ xem tranh, ảnh nội dung bài hát đó, sau đó tôi hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. Cho trẻ ôn lại bài hát với nhiều hình thức nâng cao: hát to, nhỏ, nối tiếp Để cho bài hát hay hơn tôi đưa ra hai, ba cách vận động cho trẻ lựa chọn nhằm gây hứng thú cho trẻ. Tôi dạy trẻ vận động từng động tác theo lời bài hát từ đầu đến cuối, tôi chú ý sửa sai cho trẻ từng động tác sao cho phù 7/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc.Cảm giác được tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng được tích lũy nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt được độ cao, thấp, của âm thanh giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to, nhỏ, thậm chí cả cường độ âm thanh ( mạnh hay yếu) âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát đã vang hơn, âm sắc ổn định, tầm cữ giọng cũng mở rộng, trong khoảng quãng 8 Sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát tốt. Sự chú ý của trẻ cao hơn và kéo dài. Trẻ biết tập trung nghe nhạc, thực hiện những động tác khó nhiều chi tiết đòi hỏi sự chính xác cao,biết xác định được tính chất âm nhạc vui, buồn, âm thanh cao, thấp, to, nhỏ, nhanh, chậm khả năng âm nhạc của trẻ tốt hơn.  Kết quả: Phát triển tai nghe của trẻ tốt hơn, giọng hát đã vang hơn, Trẻ có thể phân biệt được độ cao, thấp, của âm thanh giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to, nhỏ, trẻ hào hứng khi tham gia tiết học.Trẻ có thể vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng, uyển chuyển, di chuyển ở các đội hình khác nhau, đôi khi có sự sáng tạo ở mức độ nhất định . Điều này cho thấy ở lứa tuổi mẫu giáo lớn khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ tốt hơn. 4.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường học tập, sử dụng các loại nhạc cụ - dụng cụ âm nhạc tự tạo, trang phục, công nghệ thông tin trong hoạt động âm nhạc thu hút sự chú ý của trẻ * Tạo môi trường học tập thu hút trẻ * Mục đích: - Tôi tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các dụng cụ học tập, đội hình để tạo môi trường học phù hợp và thoải mái cho trẻ. - Luôn đổi mới cách trang trí góc âm nhạc thật sinh động để gây sự thu hút với trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng cảm thụ âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. - Trang trí góc mở, tạo môi trường đẹp, hấp dẫn, giúp trẻ ham muốn tìm tòi, khám phá, suy đoán và phát hiện nhiều điều mới lạ, khuyến khích trẻ tích cực tham gia biểu diễn. Vì vậy, góc âm nhạc tôi đã sưu tầm tranh ảnh, vẽ, cắt, xé dán, làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, xốp màu . để trang trí góc thay đổi theo từng sự kiện tháng và làm mô hình, đồ dùng dụng cụ âm nhạc, phách tre, trống lắc, đàn, những con rối . - Để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động âm nhạc, tôi cũng chuẩn bị các vật dụng như: Mũ, trang phục, dụng cụ âm nhạc và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động cho phù hợp với trang phục đó. 9/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi Ví dụ: Vỏ lon bia bên trong có hạt làm xúc xắc, vỏ hộp sữa có gắn dây đeo để làm trống, những chiếc trống lắc do cô tự làm bằng vỏ sữa chua - Tôi sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn choàng, vòng đeo tay, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. (Những dụng cụ âm nhạc do cô tự làm) *Sử dụng trang phục biểu diễn một cách có hiệu quả: * Mục đích: Âm nhạc rất trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê hoạt động nghệ thuật. Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài hát “Cháu thương chú bộ đội” của tác giả Hoàng Văn Yến. Tôi cho cả lớp mặc trang phục của chú bộ đội. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với chú bộ đội. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động,và đạt được yêu cầu. (Hình ảnh: Sử dụng trang phục khi cho trẻ vận động theo nhạc) 11/21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.doc