Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

doc 29 trang skkn 14/09/2024 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai 
trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của 
nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều 
xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi 
người. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một 
nền giáo dục tốt”. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện cho trẻ về 
thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách 
con người Việt Nam. Trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của 
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đã ghi rỏ “Sức khoẻ là vốn 
quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy giáo dục thể chất là một trong 
những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường. Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể 
đang hình thành và phát triển. Trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn 
chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh. Để giúp trẻ phát triển thể 
lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ 
quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát 
triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như: chăm sóc, nuôi 
dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh 
hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho 
trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về 
tinh thần và trong sáng về đạo đức. Nói đến giáo dục thì điều không thể không nói 
đến là cơ sở vật chất, đặc biệt là trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục thể 
chất.
 Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về 
những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động 
của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất 
 1 Đối tượng là trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại một trường mầm non huyện Lệ Thuỷ, 
tỉnh Quảng Bình. Trong đó nhiệm vụ chính của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ 
là hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản như: Đi, bò, chạy, nhảy, ném, trườn, leo trèo 
và phát triển các tố chất vận động như: Nhanh nhẹn, mạnh dạn, bền bỉ và khéo léo 
nhằm giúp cho trẻ có đủ năng lực để đến trường.
 Đây là một đề tài khó nhưng với tình yêu nghề, tình yêu trẻ và với tâm nguyện 
sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực hiện phong trào “ Nâng 
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” nhằm giúp trẻ phát 
triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai, khéo léo và khỏe mạnh, góp 
phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ 
em trong giai đoạn mới nên tôi cố gắng tìm tòi nghiên cứu để thực hiện đề tài này 
đạt hiệu quả hơn.
1.2. Điểm mới của đề tài: 
 Nội dung đề tài sẽ có nhiều người lựa chọn để viết song mỗi độ tuổi, mỗi vùng 
miền, mỗi trường sẽ có một đặc trưng, giải pháp riêng không ai viết giống ai cả. 
Với đề tài này tôi đưa ra một số giải pháp song điểm mới của đề tài mà tôi chú 
trọng là môi trường hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực hoạt 
động của trẻ trong các giờ học thể dục. Quan tâm đánh giá trẻ trong hoạt động thể 
chất để có biện pháp bồi dưỡng đúng đắn. Tổ chức dạy các tiết thể dục cho trẻ đạt 
hiệu quả, xây dựng góc vận động phù hợp trong lớp học, xây dựng khu vận động 
phong phú và đa dạng cho trẻ hoạt động. Vì nó có một vai trò hết sức quan trọng 
trong chương trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non đặc biệt trẻ 4 - 5 tuổi. Vận 
dụng những kiến thức đã học tổ chức cho trẻ 4 - 5 tuổi phát huy tính tích cực vận 
động trong lĩnh vực phát triển thể chất.
 1. 3. Phạm vi áp dụng đề tài:
 Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi 
trong trường mầm non. Hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động không thể thiếu 
 3 Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ 
trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. 
Ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất nên trường chúng tôi đã rất 
quan tâm và chú trọng. Lớp tôi là một trong 3 lớp mẫu giáo của trường thực hiện 
mô hình lớp điểm về thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ, 
chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các cháu một môi trường giáo dục 
tốt nhất, giúp các cháu mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có 
một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng cuả mình trong các hoạt động học tập 
cũng như ngoại khóa, các giờ hoạt động chung...Trong quá trình khảo sát, nghiên 
cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 *Thuận lợi:
 Bản thân tôi yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi và tích cực nghiên cứu tài liệu, 
có chút ít vốn hiểu biết về việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục thể chất 
cho trẻ. 
 Được sự quan tâm nhiều mặt của lãnh đạo địa phương, bậc học mầm non, của 
ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 
như: Phòng học khang trang, có khuôn viên rộng rãi thoáng mát, tranh ảnh, sách 
báo, đồ dùng đồ chơi đầy đủ. Bản thân được dự giờ thường xuyên của chuyên môn 
nhà trường trong công tác bồi dưỡng lý thuyết lẫn thực hành.
 Bản thân là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo nhỡ, đã nhiều năm công tác, có 
tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí và 
nguyện vọng của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ khi tham gia vào hoạt động giáo 
dục nói chung và hoạt động thể chất nói riêng.
 Những chính sách ưu đãi, khuyến khích của trung ương, địa phương về chế độ 
đời sống, tiền lương, đời sống giáo viên đã ổn định nên chị em đã thực sự yên tâm 
gắn bó với nghề nghiệp.
 Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt 
động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa.
 5 Mức độ Đầu năm
 Số lượng Tỷ lệ
 Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia 17/41 41,4%
 Hiểu biết chủ động tích cực có kỷ năng, kỷ xảo 10/41 24,3%
 trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất
 Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể để tham gia 13/41 31,7%
 hoạt động giáo dục phát triển thể chất
 Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn, có thể lực tốt 21/41 51,2%
 Tỷ lệ thấp còi 10/41 24,4%
 Từ kết quả trên bản thân tôi rất lo lắng, trăn trở, luôn suy nghĩ tìm tòi các biện 
pháp tối ưu, để áp dụng nhằm tích hợp hoạt động giáo dục phát triển thể chất vào 
các hoạt động khác một cách có hiệu quả nhất là kích thích tính tò mò, nhanh nhẹn, 
mạnh dạn, bền bỉ, khéo léo, sự năng động sáng tạo và lòng ham hiểu biết của trẻ để 
tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển thể chất. 
 Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi 
Mẫu giáo nhỡ nói riêng, nhằm đảm bảo phát triển các yếu tố về nhận thức, trí tuệ, 
ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của trẻ nên tôi đã tìm hiểu và đưa ra 
một số biện pháp, xây dựng môi trường củng như hình thức tổ chức phát triển tính 
tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết, nó 
không chỉ mang lại cho trẻ niềm vui, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà quan 
trọng hơn, nó góp phần giúp trẻ có một sức khỏe tốt để có thể tham gia vào tất cả 
các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cả ngoài xã hội. 
 2. 2. Các giải pháp: 
 2.2.1. Tham mưu xây dựng khu phát triển thể chất trong nhà trường.
 Nhận định được vị trí quan trọng của môi trường giáo dục phát triển vận động 
cho trẻ trong trường mầm non tôi đã tham mưu với các đồng chí trong ban giám 
hiệu xây dựng kế hoạch chi tiết, đồng thời phác thảo mô hình các khu hoạt động 
ngoài trời và các thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ.
 7 vui chơi mua sẵn chúng tôi còn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa 
phương để trẻ khám phá như: Lốp xe, mảnh gỗ, dây thừng, tàu dừa, mo cau, các 
loại chai, lọ, gỗ, treBên cạnh đó chúng tôi cung cấp cho trẻ những hiểu biết về 
nền văn hóa địa phương nơi các cháu đang sinh sống
 Ví dụ: Trong các lễ hội chúng tôi tổ chức cho trẻ chơi như: Chèo thuyền, kéo co, 
lăn bánh xe ...v.v. Ngoài việc tạo môi trường vui chơi cho trẻ, chúng tôi còn chú ý 
đến việc bố trí sân cho tất các cháu tham gia thể dục buổi sáng. Chúng tôi căn cứ 
vào sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ theo từng độ tuổi để chỉ đạo giáo 
viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, 
giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, 
khéo của cơ thể. Từ cơ sở đó chúng tôi phân sân tập thể dục buổi sáng cho toàn 
trường như sau: từ cổng vào dành cho các cháu khối nhỡ (4 tuổi), có 4 lớp, trên 150 
trẻ; Sân trước phòng hiệu phó dành cho các cháu khối lớn (5 tuổi), có 4 lớp với 160 
trẻ và sân trước khối phòng học mới dành cho các cháu ở độ tuổi bé (3 tuổi), có 4 
lớp với 130 trẻ. Mỗi sân đều có từ 2 đến 3 cô giáo hướng dẫn và trẻ đều nhìn thấy. 
Ngoài ra chúng tôi còn trang bị cho trẻ những đạo cụ, nhằm giúp trẻ khéo léo khi 
sử dụng củng như tạo sự hứng thú cho trẻ. Mỗi sân tập thể dục sáng, trẻ đều có 
những đạo cụ có thể giống nhau, nhưng đòi hỏi phải khác nhau về màu sắc. Mục 
đích để chúng tôi dễ quan sát và kiểm tra kỹ năng của từng độ tuổi và hơn thế nữa 
tạo được màu sắc trong đẹp mắt. Nhìn chung việc tạo môi trường hoạt động trong 
lớp và ngoài trời của trường tôi đảm bảo, phù hợp, phát huy được các hoạt động tập 
thể, nhóm và cá nhân, đáp ứng được nhu cầu, sở thích hoạt động và tính cách khả 
năng của mỗi trẻ.
 Tuy nhiên vấn đề khó khăn trong việc thực hiện đó là nhà trường không có 
nguồn kinh phí lớn để đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới. Do đó tôi đã nghiên 
cứu tham mưu với nhà trường lên kế hoạch làm đồ chơi từ phế liệu và các nguyên 
vật liệu rẻ tiền. Tôi đã làm thông báo tới các bậc phụ huynh về việc thực hiện 
chuyên đề, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề phát triển vận 
động cho trẻ trong trường mầm non. Bên cạnh đó tôi củng liệt kê các nguyên vật 
 9 chân. Tôi đã vận động phụ huynh giúp đỡ phụ huynh đã hàn chiếc thang chữ a với 
một mặt là các bậc thang bằng thép, mặt còn lại tôi đã dùng dây thừng và đan theo 
hình mạng nhện. Sau đó tôi đã dùng sơn và sơn lên. 
 2.2.2. Xây dựng góc vận động ở lớp:
 Góc vận động là một phần quan trọng trong môi trường phát triển, của trẻ đây 
là môi trường vận động thu nhỏ trong phạm vi lớp học mà trước đây chưa được chú 
ý đến. Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến 
tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí mà phù hợp với lớp tôi phụ trách. Tôi sắp 
xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như thể 
dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác trẻ có thể tự 
lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây 
dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ dược bố mẹ đón và cho 
chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố 
mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ 
tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được 
rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của 
con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, 
có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay bò dích dắc 
không. Ngoài ra bản thân luôn tự rèn luyện mình trong chuyên môn nghiệp vụ, trau 
dồi kiến thức, kỷ năng và biết sáng tạo trong việc làm các dụng cụ phục vụ cho 
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
 Bên cạnh đó tôi xác định để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động phát 
triển thể chất của trẻ thì phải có dụng cụ luyện tập bởi vì thế các dụng cụ này giúp 
năng cao hứng thú cho trẻ đối với việc thực hiện nhiệm vụ vận động, giúp thỏa mãn 
nhu cầu vận động của trẻ. Các dụng cụ này phải đảm bảo tính an toàn, tính thẩm 
mỹ, đồng thời các nguyên vật liệu phải thân thiện với môi trường và đảm bảo vệ 
sinh. Bên cạnh đó kích thước, chiều cao, trọng lượng phải đảm bảo phù hợp với độ 
tuổi của lớp mình phụ trách. Do đó tôi đã làm một số đồ dụng, dụng cụ luyện tập 
cho trẻ từ các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương nơi tôi công tác.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc