Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

doc 15 trang skkn 09/05/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-4 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài: 
 Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
 Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non
 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc 
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Với lứa 
tuổi mầm non, ngoài nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì công tác giáo dục cũng là 
một nhiệm vụ hết sức cần thiết. 
 Trong những năm gần đây bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc trẻ giáo dục mầm non 
nói riêng. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lương 
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cần rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng một trong 
những yếu tố quan trọng là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục “ Lấy trẻ làm trung 
tâm”
 Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục tiến bộ 
về vị trí của trẻ e và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên 
mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch 
giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non Văn kiện Đại hội Đảng 
toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là: Đổi 
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... 
Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và 
giáo dục mầm non nói riêng.
 Bởi vì: Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, là nền tảng, là cơ sở ban đầu để 
hình thành nhân cách con người. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non 
có quyết định rất lớn đến chất lượng giáo dục ở những bậc học tiếp theo. Chính vì thế, 
trong những năm qua nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được trải 
nghiệm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu được vui chơi, học tập theo ý thích cá nhân góp 
phần hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho mỗi đứa trẻ, các trường mầm non đã đẩy 
mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm 
trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ và cụ thể 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư TT 28/2016/TT-BGDĐT ngày 
30/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm 
non. Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Để làm được điều này, đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho 
trẻ có nhiều cơ hội để học, để làm, để trải nghiệm và khám phá, trẻ chủ động tư duy, 
chủ động suy nghĩ tìm tòi, tự khám phá sáng tạo theo khả năng nhận thức của mình. Thực tế, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi 3- 4 tuổi bản 
thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định 
những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ 
sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình 
đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp lồng ghép vào các nội dung giáo 
dục phù hợp. Để có phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi cần phải 
biết đến vị trí, tầm quan trọng của trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy 
đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng 
nhận thức của trẻ.
 Với tầm quan trọng của đề tài và thực trạng của trường, bản thân tôi đã băn 
khoăn, suy nghĩ tìm ra các giải pháp phù hợp để tự bồi dưỡng cho bản thân tự tin, 
sáng tạo, linh hoạt hơn trong đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên trong quá trình 
thực hiện bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
 2.1.1 Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí phụ 
trách công tác chuyên môn đã góp ý, bồi dưỡng cho bản thân tôi có nhiều kinh 
nghiệm.
 Nhà trường có bề dày thành tích, được nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, 
đồ dùng dạy học, đồ chơi, môi trường xanh, sạch, đẹp vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi 
trong việc dạy trẻ 3-4 tuổi tích cực tham gia vào các hoạt động.
 Bản thân tôi tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Sở, Phòng, Cụm, Trường tổ 
chức, học tập bồi dưỡng thường xuyên, cập nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin về 
đổi mới của cấp học mầm non, trong đó có giáo dục theo hướng “lấy trẻ làm trung 
tâm’.
 Đa số phụ huynh rất quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
Đó cũng chính là những hạt nhân tốt trong công tác phối hợp với nhà trường làm tốt 
công tác tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh.
 2.1.2 Khó khăn:
 Trường nằm xa cụm trung tâm, khuôn viên còn hơi hẹp nên cho trẻ trải nghiệm 
chưa được phong phú, phần lớn trẻ là con nhà nông thôn bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông 
bà, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, lam lũ, việc chăm sóc, giáo dục trẻ chưa 
được coi trọng, nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của 
độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này, cho con nghỉ học tuỳ tiện, đi 
muộn về sớm, chưa chịu khó hướng dẫn thêm cho con ở nhà. 
 Trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, có cháu sinh 
cuối năm nên trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ nói chưa sửa, có trẻ 
được qua lớp Nhà trẻ thì hoạt động nhanh nhẹn, những cháu chưa được học qua nhà 
trẻ thì nhút nhát sợ sệt, chưa mạnh dạn thực hiện các nhiệm vụ cô giáo, chưa tự thực 
hiện các công việc đơn giản. quan sát trải nghiệm trên màn hình để trẻ tự suy nghĩ, tự khám phá. Giờ hoạt động 
ngoài trời, tôi cho trẻ chơi “gieo hạt” bắt chước động tác, công việc của bác nông 
dân
 Để trẻ thực sự trở thành trung tâm của việc xây dựng kế hoạch giáo dục, bản thân 
tôi luôn có một quan điểm xuyên suốt là hướng vào trẻ, căn cứ vào nhu cầu của trẻ để 
xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tôi đã xây dựng kế 
hoạch bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và trước hết phải căn cứ vào khả năng nhu cầu 
học tập của trẻ. Trẻ sẽ làm được gì? Sẽ làm như thế nào? Thời gian trẻ hoàn thành 
công việc là bao lâu? Kế hoạch giúp trẻ đạt được những kết quả gì?
 Ví dụ: 
 Mục tiêu giáo dục năm Mục tiêu tháng Mục tiêu giáo dục ngày
 Phát triển nhận thức Tháng 9 chủ đề Hoạt động ngoài trời “Quan 
 “Trường Mầm non”. sát trường Mầm non của bé”
 Trẻ có khả năng quan Quan sát, nhận xét, kể - Kiến thức: Nhận ra tên 
 sát, so sánh, phân loại, về một số khu vực trường, tên các khu vực trong 
 phán đoán, chú ý ghi trong trường Mầm non khuôn viên nhà trường.
 nhớ có chủ định. (phòng học, vườn hoa, - Kỹ năng: Quan sát, nhận 
 cây xanh...) xét, giới thiệu.
 - Thái độ: Có ý thức bảo vệ 
 môi trường xanh, sạch, đẹp. 
 Biết chăm sóc, tưới nước, 
 không ngắt lá, bẻ cành...
 2.2. 2.Xây dựng môi trường vật chất và môi trường tinh thần thân thiện, an 
toàn, lành mạnh cho trẻ.
 Như chúng ta đã biết, việc học và việc dạy không tự nó diễn ra. Vì thế mà người 
giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện. Người giáo viên cần phải suy nghĩ một 
cách cẩn trọng về môi trường xã hội là cách mà giáo viên tương tác với trẻ để hỗ trợ 
học tập. Điều này đòi hỏi phải được lập kế hoạch chi tiết, cụ thể. Thiết kế môi trường 
ảnh hưởng đến việc học, cách học của trẻ, cách mà giáo viên dạy. Môi trường giáo dục 
ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong học tập của trẻ. Nó ảnh hưởng đến nội dung và 
kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi trường vật chất tác động đến cảm xúc 
của cô và trẻ, tác động đến việc sử dụng nguồn học liệu như thế nào, vật liệu và 
phương tiện, bản chất tự nhiên của hoạt dộng vui chơi.
 Để tạo được môi trường cho trẻ trải nghiệm trong các nội dung hoạt động một 
cách an toàn, tích cực. Bản thân tôi đã sắp xếp bàn ghế, tủ giá đồ dùng đồ chơi và các 
phương tiện cho trẻ vui chơi, học tập, sinh hoạt, không làm hạn chế không gian hoạt 
động của trẻ, không làm cho trẻ có cảm giác gò bó, chật chội trong mọi hoạt động, 
đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “chơi mà học”. Khi xây dựng môi trường tôi luôn chú 
ý phải làm nổi bật chủ đề chính; các góc chơi được tôi thay đổi đồ dùng, đồ chơi, tranh Ví dụ: Con nghĩ thế nào?
 Làm sao con biết?
 Tại sao con lại nghĩ như vậy?
 Các góc phải được sắp xếp linh hoạt để có thể thay đổi, di dời khi cần thiết. 
 Ví dụ: Để có thể thay đổi sự tập trung của góc phân vai nội dung hoạt động thay 
đổi từ trò chơi đóng vai sang trò chơi Bác sỹ khám bệnh.
 Công tác chuẩn bị đồ dùng phải chu đáo, màu sắc đẹp, nội dung chơi phải hấp 
dẫn, cô là người động viện, gợi mở cho trẻ, tạo những tình huống nảy sinh có vấn đề 
cho trẻ tự tìm ra cách giải quyết. 
 Ví dụ: Ở góc chơi Bé làm nội trợ, cô giáo có thể cùng chơi và trong vai một người 
khách khó tính đến ăn, khách đòi hỏi món ăn ngoài dự tính của bà chủ quán. Như vậy 
giáo viên có thể quan sát xem thái độ, cách giải quyết của các bé ở góc này như thế 
nào
 Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa 
chọn học liệu, giáo viên cần trò chuyện và chia sẻ ý tưởng của trẻ kích thích trẻ tư duy, 
trẻ có thể chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá trải nghiệm thực hành sáng tạo. 
Vì thế giáo viên cần phải suy nghĩ cẩn thận về những gì họ muốn trẻ em để học và làm 
thế nào để điều này có thể xảy ra tốt nhất thông qua quá trình tham gia và động viên 
trẻ. Giáo viên cần có suy nghĩ về những kinh nghiệm và cơ hội cho trẻ tham gia khám 
phá và hoạt động.
 Đối với hoạt động chiều, tôi tăng cường cho trẻ hoạt động nhóm, hoạt động cá 
nhân như: Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm 3-5 trẻ với hoạt động dán tranh, trẻ tự bàn 
bạc, thảo luận trong nhóm của mình để dán tranh theo đúng yêu cầu mà giáo viên đưa 
ra. Giáo viên chuẩn bị tranh cho trẻ, bảng dán, keo dán và đưa ra yêu cầu.
 Đối với những trẻ cá biệt, nhút nhát tôi luôn gần gũi, động viên và cùng thực hiện 
với trẻ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn như: cô chơi với trẻ ở góc chơi, cô cùng 
vẽ với trẻ, dần dần động viên trẻ tự thể hiện khả năng của mình như để trẻ tự mình hát 
một bài hát, tự mình đọc một bài thơ.
 2.2 4. Tăng cường sử dụng các trò chơi với nhiều hình thức khác nhau, đa 
dạng hóa các hoạt động của trẻ, quan tâm giáo dục cá nhân trẻ trong nhóm bạn bè.
 Việc sử dụng các yếu tố chơi và hình thức học bằng chơi, sẽ giúp cho trẻ tiếp thu 
kiến thức một cách tự nhiên, hiệu quả mà không gò bó áp đặt trẻ. Không tạo cho trẻ sự 
nhàm chán giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, nhớ lâu. Giáo viên là người tổ 
chức các hoạt động chơi mà học, tạo không khí thoải mái, không ép buộc trẻ, mà giúp 
trẻ hứng thú vào hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các yếu tố chơi, bản 
thân tôi luôn chú ý tăng dần độ khó của tình huống chơi, trò chơi. Khi trẻ đã thực hiện 
được tôi làm phức tạp hóa luật chơi, nội dung chơi, hành động chơi nhằm mục đích 
nâng cao sự nhận thức rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Động viên con đi học đều, đưa đón con đúng giờ quy định. Ghi rõ tên con vào các 
đồ dùng riêng, ba lô, dày dép, mũ...quan tâm và dạy dỗ con những nề nếp, thói quen 
văn minh, lịch sự: Chào hỏi, biết cám ơn, xin lỗi, biết vệ sinh thân thể, vệ sinh môi 
trường. Đóng góp các khoản kinh phí theo quy định.
 Tổ chức họp với cha mẹ của lớp theo định kỳ, Trong buổi họp giáo viên thông 
báo cụ thể về nội dung hoạt động của lớp, trao đổi với cha mẹ về kinh nghiệm chăm 
sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, giải đáp những thắc 
mắc cho cha mẹ trẻ khi cần thiết.
 Phối hợp trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ. Cô 
thông báo nhanh về tình hình của trẻ trong ngày, hỏi han về tình hình của trẻ ở nhà, 
nghe cha mẹ trao đổi những điều cần chú ý của mỗi trẻ. Trong lớp giáo viên chủ động 
xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ và các thành viên khác trong gia 
đình, cung cấp các câu chuyện, bài thơ, trò chơi, chữ cái, chữ số có trong chương trình 
cho các bậc cha mẹ để họ cùng nhau dạy trẻ lúc ở nhà. 
 Ví dụ: Tôi trao đổi với phụ huynh về một số biện pháp giáo dục trẻ như: Cha mẹ 
có thể làm nhiều cách để giúp bé tự tin và mạnh dạn hơn: như dẫn bé đi chơi, tham gia 
các buổi lễ hội, gặp gỡ bạn bè của cha mẹ và các bạn. Tuy nhiên, phụ huynh không 
nên ép trẻ phải trò chuyện với người lạ, mà nên động viên con, tạo hứng thú cho trẻ 
biết trò chuyện, dẫn dắt bé làm quen. 
 Cha mẹ cần luôn quan tâm, khen ngợi những ưu điểm của trẻ, để trẻ cảm thấy tự 
tin hơn.. Ở Mẫu giáo trẻ học bằng chơi, thông qua hoạt động vui chơi để trẻ được học 
được trải nghiệm, nên không gò bó áp đặt trẻ, không nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ. 
Phụ huynh cần nắm bắt khả năng, sở thích của con mình để động viên cho con sự tự 
tin, có động lực để phát triển. Cha mẹ nên quan tâm đến những gì con mình đang học 
ở trường, biết mỗi ngày trẻ cần tìm hiểu và chuẩn bị bài như thế nào cho ngày học kế 
tiếp. Phụ huynh càng tham gia nhiều hoạt động tại trường càng tốt. Những điều này sẽ 
có tinh thần khích lệ cao đối với trẻ. Điều quan trọng là, phụ huynh nên tạo cho con 
mình một sự hứng thú với việc học và thích được đến trường, thể hiện sự quan tâm tới 
những gì bé đang học, khuyến khích trẻ biết chia sẻ những gì trẻ đang học hàng ngày 
với mình, khen ngợi sự tiến bộ và sự cố gắng dù nhỏ của bé.
 2.3. Kết quả đạt được:
 Qua quá trình thực hiện với những biện pháp trên trẻ ở lớp tôi đạt được những kết 
quả đáng phấn khởi, cụ thể: 
 * Đối với trẻ: 
 Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Từ chỗ trẻ tham gia hoạt động một 
cách rập khuôn giờ trẻ đã hứng thú tham gia một cách tích cực. Có nhiều trẻ còn đưa 
ra những câu hỏi mang tính sáng tạo.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc