Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình
PHẦN II: BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thanh Nê – Kiến Xương – Thái Bình” II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức III. Mô tả bản chất sáng kiến 1/Tình trạng giải pháp đã biết. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hình thành các biểu tượng toán cho trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp... Đặc biệt việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ góp phần giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh trong các mối quan hệ về số lượng, hình dạng, kích thước, vị trí trong không gian và định hướng thời gian và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Hoạt động làm quen với toán là hoạt động rất khô khan và cứng nhắc. Trước đây các tiết học toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần, các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 3, 4, 5, .... Cho nên nếu ta chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, lặp đi lặp lại thì khi học trẻ thường rất nhanh chán và tiết học sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “tiết học toán” cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “Học bằng chơi, chơi mà học.” Qua khảo sát đầu năm trên trẻ của lớp 4TA2 thu được kết quả như sau: Stt Nội dung khảo sát Tỷ lệ trẻ đạt 1 Khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định 27/40 = 67,5% 2 Khả năng so sánh, thêm bớt 25/40 = 62,5 % 3 Kỹ năng ghép tương ứng 1:1 28/40 = 70 % 4 So sánh, nhận biết sự giống và khác nhau giữa 2 đối 26/40 = 65% tượng 1 Cô giáo hướng dẫn trẻ tập làm bánh chưng, bánh dày Chủ đề : “Thế giới động vật” ở góc học tập tôi chuẩn bị nhiều hình ảnh con vật rời và thẻ số để trẻ thực hiện tách, gộp, tạo nhóm theo yêu cầu, theo ý thích bằng cách gắn các con vật và cài thẻ số tương ứng. Còn góc tạo hình tôi chuẩn bị các hình học cho trẻ gắn hình tạo thành một bức tranh đàn cá đang bơi hoặmột đàn gà.Qua đó khắc sâu biểu tượng toán cho trẻ. Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia sắp xếp, trang trí, sáng tạo theo ý mình. Vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. Xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại, sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ dùng đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Ngoài ra đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. - Các đồ dùng, đồ chơi trong góc toán được phân chia thành từng “mảng” riêng biệt: Số lượng, hình khối, không gian. 3 Nói đến làm quen với toán mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc, thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Và âm nhạc góp phấn không nhỏ giúp trẻ hứng thú và hứng khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ sẽ đạt kết quả cao hơn. Ví dụ: Khi vào bài có nội dung số lượng và đếm tôi cho trẻ hát, vận động bài “ Tập đếm’ Phần ôn tập cho trẻ chơi trò chơi kết bạn sau một bản nhạc vui nhộn như “Tìm bạn” “Cùng nhau chơi nhé”. Với mỗi chủ đề tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp, thường là những bài hát vui nhộn, gây hứng thú để đưa vào dạy trẻ. * Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao vào hoạt động làm quen với toán. Thơ truyện, ca dao... là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Khi lồng ghép bộ môn này vào dạy trẻ làm quen với toán sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn. Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 5 - Đếm đến 5. Để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, lại khắc sâu kiến thức hơn. Tôi đã lồng ghép tích hợp câu truyện “ Gấu con chia quà”vào nội dung bài dạy. Như hỏi trẻ về cách học đếm và cách đếm của gấu. Con thấy gấu chia quà đã đúng chưa? Vì sao? Con hãy đếm và chia lại giúp gấu. Hoặc để khắc sâu khả năng nhận biết so sánh, phần trò chơi tôi cho trẻ đọc đồng dao bài “Rềnh rềnh ràng ràng’ * Lồng ghép hoạt động khám phá khoa học vào hoạt động làm quen với toán. Khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá của trẻ. Vì vậy khi tích hợp hoạt động này vào hoạt động làm quen với toán trẻ sẽ rất hứng thú, tiếp thu kiến thức được dễ hiểu hơn, gần gũi hơn. Ví dụ: Cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng, tôi cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh ,trẻ được quan sát nhận xét, so sánh. Như vậy cô vừa lồng ghép tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết hợp cho trẻ so sánh chieu cao của ba đối tượng một cách nhẹ nhàng, không gò bó. Ngoài lồng ghép tích hợp âm nhạc, các bài đồng dao, các bài thơ, câu chuyện . vào hoạt động làm quen với toán thì trong các giờ hoạt động góc tôi cũng kết hợp lồng ghép tích hợp nội dung làm quen với toán sao cho thật phù hợp và thu hút được sự hứng thú tham gia của trẻ. Ví dụ: Ở góc phân vai khi trẻ chơi “bán hàng” tôi cho trẻ sử dụng những tờ giấy giả làm tiền và để trẻ đi mua hàng. Yêu cầu khi trẻ mua và bán phải đếm số hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán. 5 còn thể hiện khi trẻ biết phối hợp các biểu tượng đã biết vào trò chơi và tự mình điều khiển chúng. Trò chơi toán học là một trong những phương tiện dạy học, nhằm thúc đẩy sự hình thành những biểu tượng toán học, nó tạo điều kiện và tình huống để trẻ áp dụng những kiến thức thu được của mình, trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thức của trẻ được củng cố. Thông qua các trò chơi trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao. Chính vì vậy trong các tiết học Toán nói riêng và các hoạt động khác nói chung tôi luôn cố gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động. Ví dụ. * Trò chơi “Nghe âm thanh tạo số lượng” + Mục đích trò chơi: Trẻ đếm số lượng trong phạm vi 4, trẻ được vận động cơ thể và luyện tai nghe cho trẻ + Cách tiến hành: Tuỳ theo chủ đề tôi lựa chọn các hoạt động và âm thanh hợp lý, cho trẻ đếm sau đó cho trẻ làm lại động tác theo số lượng âm thanh do cô tạo ra hoặc trẻ giơ số tương ứng - Chủ đề nghề nghiệp tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác thợ mộc. - Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm sau đó bắt chước lại. - Chủ đề giao thông cho trẻ đếm tiếng còi xe ... * Trò chơi : “Câu cá" (Chủ đề thế giới động vật). + Cách chơi: Phát cho mỗi tổ 1 cần câu có móc câu, 10 con cá, trên miệng mỗi con có làm vòng tròn để trẻ câu. - Yêu cầu trẻ phải nhảy qua các con suối (số con suối tương ứng với số lượng cần dạy trẻ,ví dụ: 3,4,5) khộng dẫm vào vạch và câu được cá bỏ vào giỏ. Nếu dẫm vào vạch phải quay trở lại. Trong thời gian “một bản nhạc”, tổ nào câu được nhiều cá là thắng cuộc. * Trò chơi “Kết hình” (Trong hoạt động: Phân biệt các hình) + Cách chơi: Tôi chia trẻ làm 3 tổ cho trẻ vận động theo nhạc khi có hiệu lệnh của cô “kết hình”. 7 pháp hướng dẫn phù hợp. Để các cháu có đủ đồ dùng học tập tôi vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng cho cháu học như chủ đề “Thế giới động vật”. Tôi đã vận động phụ huynh sưu tầm, góp các loại vỏ sò, ốc, chai nhựa để làm đồ chơi các con vật. Đề tài “nhận biết hình khối’ Tôi vận động phụ huynh góp các loại hộp bánh kẹo, bìa cát tông để làm các loại hình khối như khối cầu, khối trụ, khối vuông. Đồng thời giúp cho phụ huynh có cơ sở để nắm bắt về hình thức tổ chức và phương pháp dạy cháu học môn làm quen với toán. Qua đó sẽ tạo điều kiện tốt cho mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh. Tất cả vì mục tiêu giáo dục trẻ một cách tốt nhất. 3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Với sáng kiến này có thể áp dụng cho khối 4 tuổi trong trường mầm non Thanh Nê hoặc các trường mầm non khác. 4 Hiệu quả, lợi ích khi áp dụng giải pháp: Sau một thời gian thực hiện đề tài " Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thanh Nê – Kiến Xương – Thái Bình " với 40 học sinh tôi đã đạt được một số kết quả sau: Số Trước khi áp Sau khi Nội dung đánh giá TT dụng SK áp dụng SK 1 Khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ 27/40=67,5% 33/40=82,5% định 2 Khả năng so sánh, thêm bớt 25/40=62,5% 30/40=75% 3 Kỹ năng ghép tương ứng 1:1 28/40=70% 37/40=92,5% 4 So sánh, nhận biết sự giống và khác 26/40=65% 31/40=77,5% nhau giữa 2 đối tượng 5 Khả năng định hướng trong không 29/40=72,5% 36/40=90% gian 6 Kỹ năng tách - gộp 2 nhóm đối tượng 21/40=52,5% 32/40=80% - Trẻ được tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với toán một cách tích cực. - Đa số trẻ ở lớp đều nắm được các kiến thức đã học về số lượng, hình dạng, kích thước và định hướng không gian, thời gian. Bên cạnh đó trẻ cũng có được một số kỹ năng cần thiết như so sánh, phân biệt, khái quát hóa. 5 Những người tham gia áp dụng tổ chức sáng kiến lần đầu. 9 hoạt động của trường mầm non Thanh Nê. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, không sao chép của bất kỳ ai. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG Thanh Nê, ngày 25 tháng 11 năm 2018 SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Mai Lương 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_p.pdf