Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ

doc 30 trang skkn 03/03/2024 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
 2. THỰC TRẠNG 4
 3. BIỆN PHÁP 4
 3.1. Lồng ghép giáo dục thể chất theo chế độ sinh hoạt 1 4
 ngày của trẻ ở lớp.
 3.2. Giáo dục các thói quen vệ sinh cho trẻ: 8
 3. 3. Tổ chức ăn cho trẻ: 9
 3.4. Tổ chức giờ ngủ cho trẻ: 12
 3. 5. Tổ chức các hoạt động thể dục 13
 3. 6. Sáng tác và sưu tầm một số trò chơi vận động. 19
 3.7. Tạo góc vận động 24
 3. 8. Làm thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giáo dục thể 25
 chất
 3. 9. Phát triển vận động thông qua một số hoạt động ngoại 26
 khóa:
 3. 10. Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh về tầm quan 28
 trọng của sự phát triển vận động của trẻ và cách dạy trẻ 
 phát triển vận động
 4. KẾT QUẢ 28
 III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
 1/30 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 
cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thời gian vừa qua, Phòng GD&ĐT Quận 
Long Biên cũng đã tổ chức chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường 
mầm non” với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là tổ chức nhiều tiết kiến tập 
về bộ môn Giáo dục thể chất cho đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non trong quận 
cùng tham gia học tập và rút kinh nghiệm để nâng cao khả năng dạy bộ môn 
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình 
sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh 
dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột các điều kiện đảm bảo và 
chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và 
gia đình còn thiếu thốn, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học 
tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách 
mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện 
cho trẻ được phát triển tốt nhất. 
 Vì thế, là một giáo viên mầm non, tôi rất quan tâm tới vấn đề giáo dục 
thể chất cho trẻ nên tôi đã thực hiện một số biện pháp giáo dục để nâng cao thể 
chất cho trẻ tại lớp tôi, qua một thời gian áp dụng tôi rút ra một số kinh nghiệm 
và xin chia sẻ qua đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể 
chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)”.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Ở lứa tuổi mẫu giáo, nền móng của sức khoẻ và sự phát triển thể chất đầy 
đủ đã vững vàng và bắt đầu hình thành những thói quen và tính cách. Đây là thời 
kỳ đặc biệt thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cơ bản cần thiết cho 
cuộc sống sau này. Dĩ nhiên sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào điều 
kiện, môi trường, đời sống, việc giáo dục, giáo dưỡng nhất là giáo dục thể chất 
cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ luôn lo sợ trẻ vận động sẽ bị ngã gây ra chấn thương, 
nhưng chúng ta hãy quan sát các loại vật nuôi trong gia đình như mèo chẳng 
hạn. Mèo mẹ thường tập luyện cho mèo con lăn lộn, chạy, nhảy, leo trèo và tập 
bắt mồi khi mèo con còn rất nhỏ. Bởi vậy, tập cho trẻ vận động là một trong 
những biện pháp tích cực, có hiệu quả đối với trẻ ở tuổi mẫu giáo. 
 Giáo dục thể chất cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất 
của trường mầm non, vì vậy mà nhiệm vụ giáo dục thể chất luôn được nhà 
trường quan tâm, lưu ý thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, nhờ đó chất lượng giáo 
dục thể chất của trẻ không ngừng được nâng cao. Trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thể chất cho trẻ chúng tôi có những thuận lợi và 
khó khăn sau
 3/30 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 
sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái 
cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
 Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có 
kết quả. Khi chế độ sinh hoạt trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển tính 
độc lập tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói quen 
đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian.
 Chính vì điều đó nên khi lập kế hoạch chế độ sinh hoạt một ngày cho trẻ 
tôi đã dựa trên các yêu cầu sau:
 - Dựa vào đặc điểm lý, tâm lý của trẻ, trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục 
và điều kiện sinh hoạt. Phù hợp với chức năng cơ thể và môi trường sống
 - Đảm bảo được sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có 
thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ.
 - Chế độ sinh hoạt hàng ngày phải được lặp đi lặp lại tránh xáo trộn nhiều 
để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ. 
 - Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt cho phù hợp với 
mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm riêng của từng 
trẻ: những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng thời gian ngủ, nghỉ 
ngơi nhiều hơn các bạn khác.
 Với kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ như trên tôi đã chú trọng vào 
một số thời gian cụ thể để rèn kỹ năng vận động và giáo dục thể chất cho trẻ cụ 
thể:
 - Thể dục buổi sáng hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe 
cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Tập những bài tập 
đơn giản vào thể dục buổi sáng trẻ sẽ tích lũy sảng khoái cho cả ngày. Vì vậy 
hàng ngày tôi duy trì thường xuyên các buổi tập thể dục sáng với những bản 
nhạc vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ.
 - Vì lớp có số lượng trẻ đông nên ở Hoạt động chung chúng tôi chia lớp 
thành 2 ca để đảm bảo trẻ nào cũng được tham gia vào hoạt động, với hoạt động 
chung là các môn học trẻ được phát triển từ những vận động nhỏ nhất như vận 
động của các ngón tay khi cầm bút vẽ đến các vận động của toàn cơ thể trong 
các giờ học giáo dục thể chất hay vận động theo nhạc Và với hoạt động ngoài 
trời là cơ hội giúp trẻ tham gia vào mọi hoạt động giúp trẻ tăng cường phát triển 
thể lực và vận động tại không gian sân trường rộng rãi thoáng mát.
 - Tại các giờ Hoạt động góc trẻ được tham gia vào rất nhiều góc chơi, 
thông qua các góc chơi tôi giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động như: 
 + Tại góc thơ truyện nếu trẻ chỉ ngồi xem truyện tranh thì không có yếu tố 
nào giúp trẻ phát triển vận động nên tôi đã cùng trẻ làm những con rối tay, rối 
 5/30 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 
 Trẻ chơi trò chơi Năm con cua đá cùng cô
Con chim chích - Với bài thơ này tôi cho trẻ tự nghĩ 
Bên này một con chim chích động tác để vận động theo lời thơ 
Bên này một con chim chích hoặc theo ý thích của trẻ
Hai chú chim cùng cười “hì hì”
Hai chú chim cùng cười “ha ha”
 - Thời gian hoạt động chiều của mỗi ngày là một thời gian tương đối dài, 
trong khoảng thời gian đó có thể giúp trẻ ôn lại những bài đã học buổi sáng, làm 
những bài tập còn chưa hoàn chỉnh. Đó cũng là thời gian tôi rèn cho trẻ những 
thói quen vệ sinh và cho trẻ tham gia các trò chơi vận động để rèn những kỹ 
năng vận động cho trẻ. Để đạt được hiệu quả khi dạy trẻ tôi cũng thường xuyên 
những trò chơi dân gian mới mẻ hay sáng tác một số trò chơi vui vẻ cho trẻ chơi.
Ví dụ: Trò chơi dân gian như Rồng rắn lên mây, trò chơi Mèo đuổi chuột
 Hình ảnh Trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột
 7/30 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 
trẻ không nghịch đất cát làm bẩn chân tay và không bôi tay bẩn vào quần áo làm 
bẩn quần áo của mình và của bạn.
 * Vệ sinh trong ăn uống: Vệ sinh trong ăn uống không những nhằm đáp 
ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, ăn uống có đảm bảo vệ sinh trẻ mới không bị lây 
nhiễm các loại bệnh tật, qua đó cơ thể trẻ mới phát triển cân đối hài hòa và khỏe 
mạnh, đồng thời giáo dục vệ sinh ăn uống còn có tác dụng giáo dục về khía 
cạnh đạo đức thẩm mỹ vì vậy:
 - Trước mỗi bữa ăn tôi luôn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ và nhắc 
nhở trẻ về gia đình cũng phải làm điều đó, đồng thời nói cho trẻ biết cần rửa tay 
bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn để phòng bệnh 
tật đặc biệc là phòng bị trứng giun chui vào bụng gây nên nhiều bệnh
 Hình ảnh trẻ rửa tay bằng xà phòng
 - Trong khi ăn tôi luôn giáo dục trẻ biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, biết 
nhai từ tốn, nhai kỹ và nuốt đồ ăn, không để rơi vãi thức ăn, không nói chuyện 
khi ăn, không nhai nhồm nhoàm
 - Sau khi ăn phải lau miệng uống nước, xúc miệng nước muối Hướng 
dẫn trẻ lao động một số việc nhẹ nhàng như tự cất ghế, dọn dẹp một số dụng cụ 
ăn uống
 * Vệ sinh môi trường: Môi trường sống có trong lành thì cơ thể mới 
không bị lây nhiễm các loại bệnh tật và như vậy cơ thể mới phát triển khỏe 
mạnh. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường cũng rất 
quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Với các bé học sinh lớp tôi là 5 
tuổi trẻ đã có ý thức về bảo vệ môi trường nên tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ đi 
vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn nhà và lớp 
học. Đồng thời còn giáo dục trẻ một số công việc nhỏ như nhổ cỏ, nhặt lá, lau đồ 
chơi để môi trường học tập và sinh hoạt của các con luôn sạch sẽ, gọn gàng
 9/30 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 
3. 3. Tổ chức ăn cho trẻ: 
 Để trẻ phát triển thể lực cân đối hài hòa, đảm bảo được sự phát triển bình 
thường của các cơ quan trong cơ thể, việc tổ chức cho trẻ ăn uống một cách hợp 
lý, đúng giờ giấc, khẩu phần ăn phải hợp lý, cân đối giữa các thành phần Gluxit, 
Lipit, Protit, muối khoáng và vitamin, cách chế biến làm sao cho trẻ ăn, dễ hấp 
thu, phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ là vô cùng quan trọng. Vì vậy tôi 
cũng thường xuyên góp ý vơí các đồng chí trong ban giám hiệu và các cô nuôi 
để trẻ có một bữa ăn đảm bảo nhất. 
 Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cơ cấu thành phần bữa ăn phù hợp với 
lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp cũng có ý nghĩa 
nhất định trong việc tiêu hóa thức ăn của trẻ. Do vậy tôi cũng rất chú trọng đến 
việc tổ chức ăn cho trẻ tại lớp tôi.
 * Trước khi ăn chúng tôi luôn chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, thoáng mát, bàn 
ghế sắp xếp thuận tiện cho trẻ đứng lên ngồi xuống. 
- Dụng cụ để ăn uống luôn được vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. 
- Để tạo thành phản xạ có điều kiện, kích thích cảm giác ngon miệng, giúp trẻ 
tiêu hóa tốt tôi luôn cho trẻ ăn vào một thời gian nhất định.
 * Trong khi ăn: Tôi luôn động viên trẻ ăn hết xuất để đảm bảo đủ về chất 
cũng như về lượng cho cơ thể trẻ. Thường xuyên nhắc nhở trẻ phải nhai kỹ trước 
khi nuốt, nếu có trẻ chán ăn tôi tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
 Hình ảnh giờ ăn của trẻ
 11/30 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 
luôn lưu ý tạo cho trẻ thành một thói quen ngủ đúng giờ, tạo điều kiện giúp trẻ 
ngủ nhanh và ngủ sâu:
 * Trước khi ngủ tôi luôn chú ý loại trừ tối đa những kích thích bên ngoài 
như ánh sáng, tiếng ồn, phòng ngủ luôn được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát về 
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Chiếu chăn của trẻ thường xuyên giặt phơi sạch sẽ. 
Trước khi trẻ ngủ luôn nhắc nhở trẻ đi vệ sinh để không bị tè dầm gây ảnh 
hưởng đến giấc ngủ.
 * Trong khi ngủ chúng tôi thay nhau trực trông trẻ ngủ để xử lý các tình 
huống xảy ra với trẻ như trẻ quấy khóc, đau bụng, sốt, hay tuột chăn trên 
người
 * Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc nhở trẻ đi vệ sinh và vận động nhẹ cho trẻ tỉnh 
táo trước khi chuyển sang hoạt động khác.
3. 5. Tổ chức các hoạt động thể dục
 Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là cơ thể đang phát triển 
như trẻ mầm non. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những 
trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật 
thường kems phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả 
năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra 
những trẻ kém vận động còn có các biểu hiện: giảm khả năng chịu đựng của cơ 
thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp.
 Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở 
mỗi giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau, vì vậy khi lên kế hoạch 
các bài học vận động trong chương trình giáo dục thể chất cho trẻ tôi luôn cân 
nhắc và lựa chọn các vận động sao cho phù hợp với trẻ, với độ tuổi và đặc biệt là 
sắp xếp các bài tập theo mức đội từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 Các bài tập vận động phải có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích 
thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đảy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ 
quan trong cơ thể. Tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý 
và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác 
nhẹ nhàng, chính xác.
 Thể dục sáng: 
 Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng 
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa 
tuổi mẫu giáo và mầm non . Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn 
giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
 13/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc