Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non

doc 12 trang skkn 06/05/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
 I.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục MN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục 
tiêu của giáo dục MN là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát 
triển toàn diện. Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ MN là một nội 
dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục MN. Hiệu quả của việc 
hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ không chỉ phụ thuộc vào xây dựng 
hệ thống các biểu tượng cần hình thành cho trẻ mà phụ thuộc vào phương pháp, 
biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là “Hoạt động làm quen với toán”. 
Hơn nữa, nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ 
đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, trẻ “Chơi mà 
học, học mà chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm tòi thế giới 
xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu 
hoặc các tri thức tiền khoa học, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các 
lĩnh vực: Trí tuệ - Ngôn ngữ
- Thẩm mỹ - Thể chất - Tình cảm xã hội. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, 
 ngôn
ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.
 Đối với việc phát triển nhân cách và nhận thức toàn diện cho trẻ em, hoạt động 
làm quen với toán có một vị trí rất quan trọng, hoạt động toán là một trong những 
hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó là một hoạt động phát triển nhận
thức rất gần gũi với trẻ thơ và nó cũng được coi như là một hoạt động không thể 
thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, nó làm cho trẻ hiểu biết thêm về 
những đồ vật, con vật, những hiện tượng tự nhiên cỏ cây, hoa lá trong cuộc sống 
đời thường. Bởi vậy “Làm quen với toán” là một hoạt động hết sức quan trọng 
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non nói chung và cho 
trẻ 3-4 tuổi nói riêng. “Làm quen với toán” Trẻ biết so sánh kích thước, hình dạng, 
độ lớn các con vật, đồ vật này so với đồ vật kia, con vật này với con vật khác. Trẻ 
quan tâm đến số lượng và đếm, biết so sánh số lượng 2 nhóm, biết sao chép lại quy 
tắc sắp xếp...
 Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động “Làm quen với toán” là một GV 
trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng chưa được như mong muốn của người 
 1 II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận.
 Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá”, sản 
phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự 
phát triển đất nước, trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Vì vậy việc chăm sóc 
giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, 
nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
 Trẻ lứa tuổi MN, mọi khả năng đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ, 
tư duy của trẻ phát triển ở tần số cao nhất của cuộc đời con người, quá trình phát 
triển tâm lý diễn ra rất phức tạp, nhanh và nhạy cảm, nó thường xuyên thay đổi có 
lúc thì hứng thú cao, có lúc lại không hứng thú, sự hứng thú của trẻ không bền, trẻ 
lại chưa biết đọc, biết viết, mọi tri thức đến vơi trẻ chủ yếu thông qua sự dạy bảo tổ 
chức hướng dẫn của người lớn, của cô giáo.
 Xuất phát từ vai trò cụ thể đó nên hoạt động làm quen với toán không thể 
thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng 
dạy trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán là vấn 
đề quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non.
 Chúng ta đều biết đặc điểm nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mầm non là nhận 
biết thông qua hoạt động: “Học mà chơi, và chơi mà học” cho nên hoạt động chủ 
đạo trong trường mầm non là hoạt động vui chơi. Quan điểm thích hợp cho phép 
tích hợp
nội dung giáo dục của các lĩnh vực trong mọi hoạt động của trẻ, bên cạnh đó nội 
dung chương trình giáo dục đưa ra là nội dung chương trình khung mang tính mở, 
tạo cơ hội cho giáo viên có thể linh hoạt trong việc xác định lựa chọn và tổ chức 
các hình thức hoạt động sao cho thật phong phú, gần gũi với cuộc sống của trẻ tại 
địa phương mình. Chính cách tiếp cận này sẽ giúp trẻ có hứng thú tìm hiểu khám 
phá theo nhiều cách khác nhau, ham hiểu biết, thích tìm tòi các sự vật, hiện tượng 
xung quanh, tìm hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng, mối quan hệ giữa trẻ với 
môi trường tự nhiên, xã hội gần gũi, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
2. Thực trạng vấn đề:
 a.Thuận lợi.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, trường mầm non Bích Hòa đã 
có lớp học khang trang, sạch đẹp. Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của 
phòng giáo dục đào tạo và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH cho 
giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy.
 3 STT Nội dung Số trẻ đạt Tỷ Lệ %
 Trẻ biết nhận dạng và gọi tên các hình tròn, 
 1 hình 20/40 50%
 vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
 2 Trẻ biết so sánh hai đối tượng về kích thước và 40
 nói được từ to hơn – nhỏ hơn. 16/40
 3 Trẻ biết sắp xếp theo quy tắc 1- 1. 17/40 43
 4 Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng 8/40 20
 trong phạm vi 5 thành 2 nhóm.
 Trẻ biết so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng 
 5 trong 8/40 20
 phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói các 
 từ:
 Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
 Đây là một kết quả khảo sát thấp so với yêu cầu đặt ra đối với trẻ 3 tuổi, sau 
nhiều ngày suy nghĩ tôi quyết định tìm một số biện pháp để giúp trẻ lớp tôi nâng 
cao chất lượng làm quen với hoạt động toán như sau.
 + Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
 + Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc mọi 
 nơi.
 + Tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, khám phá, sử dụng những câu hỏi mở 
để kích thích tư duy cho trẻ.
 + Sưu tầm hình ảnh, làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp nhằm cung cấp 
những kiến thức toán học cho trẻ.
 + Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với toán.
 + Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng làm quen với hoạt động
toán.
 5 chủ đề Phương tiện và quy định giao thông, thế giới động vật, thế giới thực vật, gia 
đình, nghề nghiệp)
 3.2.Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động làm quen với toán, sử dụng 
những trò chơi học tập, sử dụng các câu hỏi mở để kích thích tư duy của trẻ.
 Với những năm học trước khi sử dụng những hình thức lên lớp cũ GV là người 
chủ đạo, trong một hoạt động chung vì sợ trẻ của mình còn nhỏ không thể tiếp 
nhận hết kiến thức mà mình đưa ra chính vì vậy mà tôi thường nói quá nhiều, 
hướng dẫn trẻ quá tỉ mỉ sau mỗi buổi đi dạy về tôi cảm thấy rất mệt mỏi mà bên 
cạnh đó kết quả thu được trên trẻ lại không cao, trẻ không nhanh nhẹn mà bị thụ 
động tiếp nhận kiến thức, không chịu tư duy mà chỉ chờ cô giáo nhắc rồi làm 
theoVì vậy tôi nhận ra phương pháp của mình chưa phù hợp khiến tôi suy nghĩ 
rất nhiều. Qua tìm tòi và nghiên cứu tài liệu, đọc kỹ chương trình giáo dục mầm 
non, qua các buổi dự giờ kiến tập tôi nhận thấy chương trình giáo dục mầm non 
mới lấytrẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người hướng dẫn. Chính vì vậy trong các 
hoạt động tôi đã cố gắng tạo tình huống để trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá 
và tự tìm ra đáp án riêng của mình. Có những trẻ thông minh, hoạt bát thì có những 
đáp án đúng, sẽ có những trẻ có đáp án sai vì trẻ chưa có kỹ năng chuẩn xác, 
nhưng tôi không phủ nhận kết quả đó luôn mà tôi sẽ hướng dẫn hoặc thực hành 
cùng trẻ (Nếu trẻ làm nhiều lần mà vẫn ra kết quả sai) để tìm ra kết quả đúng, mục 
đích để tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình.
VD: Hoạt động ôn luyện hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Trò 
chơi: “Tìm nhà mở cửa” (GV đã cải biên bài đồng dao “Xúc sắc xúc sẻ” thành trò 
chơi có mục đích học tập)
- Cách chơi: 4 trẻ ngồi đằng sau ngôi nhà bằng bìa xốp, nhà có cửa hình vuông, 
 hình
tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Cả lớp vừa đi vừa đọc đồng dao, khi kết thúc 
bài
đồng dao cô nói nhà nào mở cửa (nhà hình vuông mở cửa) thì bạn ở ngôi nhà có 
cửa hình cô nói sẽ mở ra cho các bạn cầm hình tương ứng với cửa của ngôi nhà 
chui vào. Còn những trẻ có hình khác đứng ở bên ngoài. “Xúc sắc xúc sẻ”
3.3. Biện pháp 3: Tích hợp làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số cho 
trẻ ở mọi lúc mọi nơi
 Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học là rất quan trọng trong việc 
nâng cao chất lượng làm quen với hoạt động toán, chính vì vậy tôi quan tâm đặc 
 7 thu được trên lớp. 
 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên cần 
thường 
xuyên ôn luyện. 
 Mỗi tuần ở góc tuyên truyền với phụ huynh tôi thường cập nhật thông tin mới 
về chương trình dạy trẻ ở lớp qua từng hoạt động, tên bài dạy để những lúc đón 
trả trẻ phụ huynh đọc và cùng giáo viên thực hiện. 
Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường mỗi năm tôi tổ chức họp phụ huynh 
3 lần để trao đổi những thông tin của mỗi trẻ về tình hình sức khoẻ, sinh hoạt, 
nếp ăn ngủ, chơi, học của trẻ tại trường, ngoài ra giờ đón trẻ tôi thường xuyên 
liên hệ với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ để có sự phối hợp kịp thời 
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 4. Kết quả:
 * Đối với trẻ.
Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào thực tế một cách hợp 
lí và kết quả mang lại trong giờ hoạt động làm quen với hoạt động toán ở lớp đạt 
được nhiều hiệu quả đáng khích lệ. Bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh có 
nhiều chuyển biến tốt, trẻ biết phân biệt cao, thấp, phải, trái, to, nhỏ, dài ngắn, 
biết thêm bớt, tạo nhóm. Đây là một kết quả đáng mừng mà tôi cứ nghĩ khó 
mà đạt được bởi có nhiều cháu rất yếu (Như bảng phân loại ở trên). Để có được 
kết quả như vậy là có sự giúp đỡ nhiệt tình và chỉ đạo sát sao, kịp thời của BGH 
nhà trường và các chị em đồng nghiệp đã cùng tôi hưởng ứng việc nâng cao chất 
lượng cho trẻ làm quen với toán, tôi đã thu được kết quả như sau :
 STT Nội dung Số trẻ đạt Tỷ Lệ %
 Trẻ biết nhận dạng và gọi tên các hình tròn, 
 1 hình 35/40 88
 vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
 2 Trẻ biết so sánh hai đối tượng về kích thước và
 nói được từ to hơn – nhỏ hơn. 36/40 90
 3 Trẻ biết sắp xếp theo quy tắc 1- 1. 38/40 95
 4 Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng 88
 trong phạm vi 5 thành 2 nhóm. 35/40
 Trẻ biết so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng 
 5 trong 90
 phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói các 
 từ: 36/40
 Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
 9 tâm lý thoải mái và an toàn. Vì vậy là 1giáo viên MN chúng ta cần phải biết yêu 
thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng trẻ, từ đó trẻ thấy mình thực sự được an 
toàn và nó tích cực tham gia vào hoạt động và lính hội tri thức một cách trọn vẹn. 
- Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường MN lĩnh vực nào cũng rất 
quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện giúp trẻ 
bước vào đời. Vì vậy chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng 
giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có 
những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là 1 trường học thân 
thiện.
 3. Kiến nghị:
 Sau 1 năm thực hiện đề tài nay tôi xin có 1 số ý kiến sau: 
- Đối với trường đầu tư nhiều hơn nữa đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho giáo viên các trường được 
giao lưu, dự giờ kiến tập, thăm quan các trường bạn, triển lãm đồ dùng đồ chơi 
tự tạo. 
 Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi 
hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non ”, bản thân tôi tự 
đúc rút ra. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý 
kiến của các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi để hoàn thành tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc