Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoa Anh Đào
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoa Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoa Anh Đào
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA ANH ĐÀO Người thực hiện: Phạm Thị Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm Non SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn 1 1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài . Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các địa phương các bếp ăn tập thể trong cả nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. “Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu ớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”. Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này. [1] Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo ngành học mầm non đã đưa nội dung chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là việc làm vô cùng cần thiết, nó tạo được sự liên thông chăm sóc nuôi dưỡng từ độ tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học đường. Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch lên tình cảm, lý trí của trẻ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành động để trẻ tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống, vệ sinh sức khỏe, cá nhân, tập thể và cộng đồng. Như vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non là việc làm cần thiết, đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng. Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa chọn ăn, uống hợp lý, đúng cách, đảm bảo sức khoẻ tốt, thân thể hài hòa, cân đối.... Với tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, thủ thuật trong quá trình giáo dục trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động dinh dưỡng, sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm mọi lúc, mọi nơi một cách tích cực, đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy năm học này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm Non Hoa Anh Đào”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non Hoa Anh Đào, trên thực tế để phân tích tìm hiểu biện pháp khắc phục hạn chế nhằm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường. - Thu hút sự quan tâm của các cấp các nghành, các bậc phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ tại trường mầm non, để từng bước chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ,... nhằm tạo cho trẻ môi trường tốt phục vụ 1 sự phát triển của trẻ em. Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ giáo dục mầm non đang có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Dưới ánh sáng của nghị quyết về công tác cải cách giáo dục điều lệ trường mầm non cũng đã nêu lên nhiệm vụ hàng đầu trong 4 nhiệm vụ của trường mầm non, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm phát triển cân đối hài hòa, nhằm chống đỡ bệnh tật. Vì thế nếu chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh không tốt về cá nhân trẻ, môi trường trong và ngoài lớp đều gây cho trẻ ốm đau, bệnh tật, dẫn đến sự phát triển về thể chất bị kìm hãm, các quá trình tâm sinh lý đang trên đà hình thành và phát triển cũng không thể nào phát triển trên một cơ thể gầy còm, ốm yếu. Mặt khác, năm học 2016 - 2017 là năm thứ tư thực hiện chuyên đề phát triển vận động nên việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày là việc làm vô cùng quan trọng vì sức khỏe vốn là quý, qua đây tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ sau này. Vì vậy nếu trẻ được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi phù hợp thì trẻ sẽ phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 2.2. Thực trạng. * Trường mầm non Hoa Anh Đào là trường chuẩn quốc gia, tổ chức nuôi bán trú 100% tại trường nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả. - Được sự quan tâm của Đảng Ủy, UBND Xã, trường mầm non Hoa Anh Đào được xây dựng bếp ăn một chiều đảm bảo theo đúng yêu cầu của ngành giáo dục. Với sự quản lý tham mưu, chỉ đạo chặt chẽ của BGH nhà trường đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trong thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ tương đối đầy đủ. - Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh, có nguồn nước sạch phục cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi. Với 3 năm kinh nghiệm chủ nhiệm cùng một độ tuổi và trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ, đây là điều kiện tốt để tôi tìm tòi ra những giải pháp hay dạy trẻ một cách phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt là những kinh nghiệm để lồng ghép nội dung dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. - Trẻ cùng độ tuổi, đa số các cháu đều nhận biết và gọi tên các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Các cháu có một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống và vệ sinh cá nhân. - Luôn sát cánh cùng nhà trường cho nên công tác phối kết hợp giữa gia đình trẻ và cô giáo đạt hiệu quả cao. 3 * Kết quả cân đo, chấm biểu đồ: T. Số Kết quả cân nặng Kết quả chiều cao Trẻ Kênh SDD K cao hơn Kênh Kênh TL % Dưới -2 Và - TL % tuổi trên +2 TL % TL % Kênh TC TL % BT BT 3 và +3 35 31 88,6 4 11,4 0 0 30 86 5 14 * Kết quả khám sức khỏe: T. Kết quả Khám bệnh Số Hô TL Ỉa chảy TL % Đau TL % Sâu TL % N/ TL % Ngoài TL% Còi TL% Bệnh TL% hấp % mắt răng giun Da xương Trẻ khác 35 0 0 2 5,7 2 5,7 3 8,6 4 11,4 0 0 3 8,6 0 0 * Kết quả khảo sát trên trẻ về nhận thức,thói quen dinh dưỡng và vệ sinh ATTP. TT ND khảo sát Tổng Kết quả trên trẻ số Đạt Chưa đạt Số trẻ TL Số trẻ TL % % 1 Trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm đơn giản 35 28 80 7 20 2 Phân loại nhận biết phân biệt được 4 nhóm thực 35 26 74 9 26 phẩm thông thường 3 Trẻ biết ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau 35 27 77 8 23 4 Biết hoạt động chế biến các món ăn đơn giản 35 25 71 10 29 5 Trẻ biết sử dụng dụng cụ ăn uống đơn giản, có 35 29 83 6 17 thói quen vệ sinh 6 Có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, có 35 28 80 7 20 thói quen vệ sinh cá nhân (Kết quả khảo sát từng trẻ: Xem phụ lục 1) Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp: - Tỷ lệ trẻ đạt chưa caovà tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều. Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các hình thức giáo dục phù hợp giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. 2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với 5 bộ đồ chơi những loại rau, quả, các nhóm thực phẩm phục vụ cho việc chơi cũng như việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó trẻ còn được thực hiện các quy trình thông qua các góc mở. Ở góc xây dựng: Tôi đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi cho trẻ xây dựng những trang trại, những vườn rau sạch phù hợp với từng chủ đề trong năm học. Ở góc thiên nhiên: Tôi cho trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt. Đồng thời giáo dục trẻ biết gieo hạt, hạt nảy mầm thành cây và cây được lớn lên như thế nào? Từ đó trẻ được quan sát, khám phá trải nghiệm và hiểu được lợi ích của cây. Tại góc bác sĩ: Tôi đã chuẩn bị cho trẻ bộ đồ khám sức khỏe để trẻ hoạt động, qua đó tuyên truyền giáo dục cho trẻ cách phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như mọi người xung quanh. Ở góc sách: Cùng với phụ huynh tôi đã sưu tầm được những tranh ảnh, họa báo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ xem, quan sát, để từ đó giúp trẻ tiếp thu kiến thức về dinh dưỡng được tốt hơn. Trong góc bán hàng: Tôi cũng đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi như: Các loại thực phẩm, các loại rau quả, để trẻ được thực hành vai chơi của mình. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi chế biến dinh dưỡng tôi đều sắp xếp ở các góc chơi một cách khoa học để giúp trẻ dễ thấy, dễ lấy, và dễ cất. * Xây dựng môi trường ngoài lớp: - Góc tuyên truyền với phụ huynh: Ở góc này tôi đã xây dựng góc trao đổi phụ huynh để phụ huynh biết về sức khỏe phát triển của trẻ theo giai đoạn có kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp: Với các nội dung sau: + Biết nội dung chương trình hoạt động trong ngày của trẻ, biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 4 tuổi. Biết khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ và hợp lý... + Biết được những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thông thường có ở địa phương. Biết được 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới của Bộ Y tế vừa ban hành. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật” và chủ đề “Thế giới động vật” tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh cho trẻ được làm quen với các loại rau củ quả tại gia đình. Hay còn phô tô sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung về dinh dưỡng và sức khỏe để các bậc phụ huynh cho trẻ học tại nhà như: Câu chuyện hai anh em, cây khế, sự tích quả dưa hấu, sự tích bánh chưng, bánh giày.Thơ: Bắp cải, đồng giao bác bầu, bác bí...; Bài thơ nàng tiên ốc, tìm ổ, rong và cá...; Bài hát tôm, cá, cua thi tài, năm ngón tay ngoan, tập đếm, tập rửa mặt, mời bạn ăn...Cứ như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức nhanh nhất. 7 2.3.3. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi. 3.3.3.1. Giờ đón trả trẻ. - Tôi trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm mà trẻ biết tác dụng của thực phẩm đó đối với sức khoẻ con người phù hợp với chủ đề, giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật ” tôi trò chuyện với trẻ về các loại rau, quả như tên gọi, đặc điểm, là thực phẩm chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng, ăn các loại rau quả giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Trước khi ăn phải làm sạch, gọt vỏ... các loại thực phẩm, rửa tay, rửa các dụng cụ chế biến. - Tôi cho trẻ làm quen với đồ dùng, đồ chơi mới, từ đó giới thiệu thêm một số thực phẩm mới cho trẻ biết về tên gọi các chất có trong các loại thực phẩm đó giúp trẻ có thêm kiến thức về các loại thực phẩm mà địa phương không có. Ví dụ: Ở chủ đề “Thếgiới động vật” tôi cho trẻ làm quen với đồ chơi mới do bản thân tôi tự làm về các loại cá nước lợ, nước mặn mà ở địa phương tôi không có như cá chim, cá thu, cá hồi,.... Sau đó tôi giới thiệu về tên gọi của từng loại cá và cho trẻ biết các loại cá này sống ở biển và vùng gần biển nên ở địa phương không có, các loại cá này là thực phẩm chứa nhiều chất đạm.... Ngoài ra tôi còn cho trẻ kể tên các món ăn mà trẻ biết và để trẻ tự kể mình thích ăn món gì nhất, qua đó tôi cũng tranh thủ giới thiệu thêm các món ăn khác để góp phần làm tăng vốn hiểu biết phong phú về các món ăn cho trẻ. 3.3.3.2. Lồng ghép nội dung GDDD và VSATTP thông qua các HĐ có chủ định. Tổ chức các giờ hoạt động có chủ định là hoạt động chủ đạo để giúp tôi lồng ghép, tích hợp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ một cách tốt nhất. Bởi vậy, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động mà tôi tiến hành lồng ghép phù hợp như sau: * Với hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội: Đây là hoạt động chính giúp trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng - sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông qua các hoạt động cho trẻ khám phá về các loại rau, củ, quả các loại, các con vật nuôi trong gia đình. Tôi dạy trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm, tên gọi các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm ấy và giúp trẻ biết được nguồn gốc các loại thực phẩm các chất có trong các thực phẩm ấy. Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về các con vật nuôi trong gia đình cụ thể là con gà mái trẻ biết được gà mái đẻ ra trứng, trứng là thực phẩm có nhiều chất đạm ăn trứng giúp cơ thể trẻ nhanh lớn. Qua đó động viên những trẻ chưa thích ăn trứng để trẻ tự giác ăn, đồng thời giáo dục những trẻ thích ăn trứng gà ăn ở mức độ vừa phải nếu ăn trứng gà hàng ngày sẽ bị mắc bệnh không tốt cho sức khoẻ. Trứng có thể chế biến thành các món ăn: Trứng rán, trứng luộc, trứng đúc thịt,trứng làm chả rán, trứng có thể dùng nấu canh cà chua... Tôi cũng cho trẻ biết một số loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như: Chất đạm,chất béo,chất bột đường,chất vitamin và muối khoáng tôi củng cố kiến thức dưới dạng trò chơi . Ví dụ: Trò chơi vận chuyển lương thực về kho. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_long_ghep_tich_hop_no.docx