Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại trường Mầm non Cư Pang

doc 24 trang skkn 06/05/2024 1410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại trường Mầm non Cư Pang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại trường Mầm non Cư Pang
 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
 1. Lý do chọn đề tài 2
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. PHẦN NỘI DUNG 5
 1. Cở sở lý luận 5
 2. Thực trạng 6
 3. Giải pháp, biện pháp 8
 4. Kết quả thu được quả khảo nghiệm, giá trị khoa học ... 19
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21
 1. Kết luận 21
 2. Kiến nghị 21
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 23
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc1 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
vấn đề vệ sinh thường xuyên xảy ra nhất là bệnh “Tay, chân, miệng” - Căn bệnh 
mà cho đến nay không có thuốc để chữa mà chỉ phòng bệnh là chính. Những 
điều đó làm cho bản thân tôi trăn trở và bằng mọi cách tôi sẽ có hướng giáo dục 
cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt và phòng chống bệnh tật.
 Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non 3- 
4 tuổi” tại trường Mầm non Cư Pang, xã Ea Bông, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk 
Lăk.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Giúp cho trẻ hình thành tốt nhân cách, có ý thức thói quen giữ gìn vệ 
sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. 
 - Nhằm giúp các bậc phụ huynh nâng cao ý thức giáo dục trẻ thích nghi 
với những tình huống xảy ra hàng ngày, có lối ứng xử văn minh.
 - Góp phần giúp trẻ phòng tránh được các loại bệnh lây lan qua tiếp xúc 
như: Bệnh chân tay miệng, cúm H5N1 Từ đó trẻ khỏe mạnh, có ý thức, tạo 
tâm thế thoải mái nhanh nhẹn trong các hoạt động. Giúp cho việc nâng cao chất 
lượng chăm sóc, nâng cao tỷ lệ bé sạch, tỷ lệ chuyên cần, chất lượng giáo dục ở 
vùng đặc biệt khó khăn. Tạo nề nếp thói quen sống cơ bản đầu tiên, góp phần 
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3 – 4 
tuổi.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 - Khuôn khổ nghiên cứu một số biện pháp nhằm lồng ghép kỹ năng sống 
cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi.
 - Đối tượng khảo sát học sinh lớp Mầm 4 trường mầm non Cư Pang
 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 01 năm 2016
 5. Phương pháp nghiên cứu
 – Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có 
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc3 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển...
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cở sở lý luận
 Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non 
năm học 2014-2015, Bộ GDĐT hướng dẫn việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống 
tại các cơ sở giáo dục mâm non với mục đích: đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng 
lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp; Giúp giáo viên chủ động, tích 
cực trong việc tự bồi dưỡng kỹ năng sống cho bản thân và giáo dục kỹ năng 
sống cho học sinh; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, 
tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
 Việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo an toàn, 
nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của 
học sinh. Căn cứ điều kiện của nhà trường, thực tế của địa phương và đặc điểm 
tâm sinh lý, lứa tuổi, khả năng, nhu cầu của học sinh để tổ chức các hoạt động 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tránh việc tổ chức hình thức, quá tải, khiên 
cưỡng; không gây áp lực, không ép buộc học sinh tham gia. Thực hiện xã hội 
hóa giáo dục, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ 
của phụ huynh học sinh, các đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa 
bàn.
 Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, 
cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp trẻ thành công, đảm bảo 
vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc 
tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục kỹ năng sống 
phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. 
Đối với trẻ mầm non, việc giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào những nội 
dung giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc 
an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển 
các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt 
khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè 
và môi trường.
 Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động 
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu 
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động 
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý 
thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung tổ chức trò chơi dân 
gian cho học sinh đó cũng chính là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
 Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích 
thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học 
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc5 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
 Trình độ dân trí thấp, đa số các bậc phụ huynh mải làm kinh tế nên không 
quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng, hình thành thói quen vệ sinh và giữ gìn 
vệ sinh cho con cái. 
 Đồ dùng dạy học được trang bị còn ít, chưa thực sự đủ để đảm bảo công 
tác giáo dục cho trẻ.
 Đa số các bậc phụ huynh mải làm kinh tế không đưa con đi học mà chủ 
yếu trẻ tự đến lớp, do đó công tác nhắc nhở các bậc phụ huynh giáo dục cho con 
em trước khi đến lớp gặp khó khăn và chưa được thường xuyên.
 2.2. Thành công – hạn chế
 * Thành công:
 Phụ huynh đa số đã quan tâm đến việc học của con em mình nên việc 
tuyển sinh trẻ ra lớp tương đối thuận lợi. Lớp mầm 4 là lớp tuyển mới so với 
năm học 2014 – 2015, tổng số trẻ của lớp là 20 cháu. 
 * Hạn chế:
 Học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số đi học không đều, tiếp thu 
bài chậm, tham gia học và chơi chưa hứng thú.
 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
 * Mặt mạnh:
 Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đã tuyên 
truyền tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non
 Luôn học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, biết sửa sai, 
không bảo thủ nên chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng.
 Cơ sở vật chất trang thiết bị được Ủy Ban nhân dân xã Ea Bông rất quan 
tâm, phân hiệu thuộc Buôn Hma tôi đan công tác trong thời gian tới sẽ được đầu 
tư cơ sở vật chất đầy đủ. 
 * Hạn chế:
 Trước khi dạy trẻ vễ kỹ năng sống phải định hướng được số biện pháp, 
mục đích, nhiệm vụ mình cần làm..., bản thân vẫn chưa phối hợp chặt chẽ với 
phụ huynh trong việc giáo dục trẻ.
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc7 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 3.2.1. Một số biện pháp giúp người dạy nhận thức được ý nghĩa của việc 
giáo dục kỹ năng sống và xác định được những kỹ năng sống cần giáo dục cho 
trẻ mầm non
 Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng 
mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của 
nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời 
gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm 
soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định 
được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng 
những nội dung trọng tâm để dạy trẻ .
 - Kỹ năng là gì? Là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. 
Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được.
 VD: Trẻ biết đánh nhau hoặc tranh giành đồ chơi với bạn là sai nhưng trẻ 
vẫn thực hiện hành vi đó.
 Hay: Trẻ biết tập thể dục sáng rất tốt cho sức khỏe nhưng trẻ lại không thể 
tập được vào mỗi buổi sáng.
 - Như chúng ta đã biết khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá 
lớn. Kỹ năng sống cần có cho những hành vi lành mạnh, tích cực cho mỗi cá 
nhân trẻ.
 - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp 
trẻ có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận 
(thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ 
giúp trẻ biết phải làm gì và làm thế nào (hành vi) trong tình huống khác nhau 
của cuộc sống. 
 Xác định những kỹ năng cần giáo dục cho trẻ:
 + Kỹ năng tự nhận thức: Trẻ ý thức được về bản thân mình, có khả năng 
hiểu biết đánh giá được bản thân mình về tính cách, sở thích, thói quen, nhận 
thức được về mặt mạnh, mặt yếu của mình trong và ngoài nhà trường. Nhận 
thức được tình cảm, ý tưởng và giá trị của mình, tự chấp nhận bản thân, cảm 
nhận sự chấp nhận của người khác và sự chấp nhận của trẻ đối với mọi người.
 VD: Cháu nhận biết được tên gọi, đặc điểm của bản thân mình, biết sở 
thích và những đồ dùng đồ chơi mà mình yêu thích.
 Qua giáo dục kỹ năng tự nhận thức, trẻ có thể tự nhận thức được về năng 
khiếu và khả năng đặc biệt của mình.
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc9 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
người, trẻ cảm thấy tự tin trong mọi tình huống, dám làm điều mình nghĩ và biết 
bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.
 VD: Trẻ tự giới thiệu về bản thân mình trước bạn bè hoặc múa hát, biểu 
diễn văn nghệ.
 Trẻ tự tin múa hát
 - Sự tự lập: Người lớn cần giúp trẻ biết tự lập càng sớm càng tốt, không 
để trẻ quá phụ thuộc vào người lớn hoặc bạn bè. Trẻ biết làm mọi việc theo khả 
năng riêng của mình, có thể cân nhắc những lựa chọn và tự mình quyết định mọi 
việc.
 VD: Trẻ biết tự xúc cơm ăn, biết tự chải răng, tự mặc áo quần
 Bé biết tự xúc cơm ăn
 - Tính trách nhiệm: Giáo dục cho cháu biết tính trách nhiệm là chịu trách 
nhiệm về những hành động của mình, người có tinh thần trách nhiệm là người 
mà người khác có thể tin cậy, trông chờ và hy vọng. Trẻ biết làm xong công việc 
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc 11 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
 Kỹ năng sống trẻ học được đó là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe 
bạn nói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn.
 * Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé”
 Cô giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch 
sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng...
 * Đối với giờ học làm quen chữ cái: dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, 
biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp.
 * Giờ học Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo”
 Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ.
 - Kỹ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học.
 Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh 
thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn 
từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để 
trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò 
là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển 
những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
 Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính 
thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ.
 - Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến 
khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, thường xuyên tổ chức các họat động giáo 
dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp. 
 - Qua hoạt động học có chủ đích, giáo viên giúp trẻ phát triển đồng đều 
các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Phát 
huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận 
dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. 
 VD: Khi kể chuyện “Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: 
Nếu là con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở cho trẻ tính tò mò, nhận 
thức được hành động đúng hoặc sai của nhân vậtTừ đó trẻ có thể rút ra bài 
học cho bản thân mình.
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_ky.doc