Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

doc 22 trang skkn 02/03/2024 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
 SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ 
 hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
 MỤC LỤC
Mục Tiêu đề các phần Trang
 I PHẦN MỞ ĐẦU 2
 1 Lý do chọn đề tài 2
 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 3 Đối tượng nghiên cứu 3
 4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
 5 Phương pháp nghiên cứu 3
 II PHẦN NỘI DUNG 3
 1 Cơ sở lí luận 3
 2 Thực trạng 4
 2.1 Thuận lợi, khó khăn 4
 2.2 Thành công, hạn chế 4
 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 5
 2.4 Nguyên nhân các yếu tố tác động 5
 2.5 Các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 5
 3 Giải pháp, biện pháp 6
 3.1 Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 7
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp 7
 * Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng 7
 * Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động cho trẻ 8
 * Biện pháp 3: Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình 9
 cơ bản
 * Biện pháp 4: Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho 9
 trẻ
 * Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho trẻ thông qua các sự kiện 11
 * Biện pháp 6: Sử dụng nguyên vật liệu gần gũi, đẹp, phong phú 11
 *Biện pháp 7: Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình. 13
 * Biện pháp 8: Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện 14
 khuyến khích trẻ làm phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm 
 xúc và sáng tạo.
 * Biện pháp 9: Tổ chức cho trẻ thi đua, biểu dương, khen thưởng 15
 kịp thời.
 * Biện pháp 10: Cải tạo lại không gian trong lớp và kết hợp với 15
 phụ huynh.
 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 16
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng 0 SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ 
 hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
 SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 4 -5 TUỔI HOẠT 
 ĐỘNG TÍCH CỰC TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH 
 TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
I. Phần mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài
 “Trẻ em là mầm non của đất nước”
 Bởi vậy, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em chính là góp phần xây dựng 
tương lai cho đất nước ngày một tươi sáng hơn. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay 
từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục - là cơ sở hình 
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Nâng cao chất lượng 
giáo dục nói chung và môn tạo hình nói riêng là việc làm cần thiết để phát huy 
khả năng tưởng tượng và sự khéo léo của trẻ.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ 
thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng 
phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ 
được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình. Hoạt 
động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, 
khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, 
xé dán cắt.). Đặc biệt, trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù 
các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô... nhưng mang lại 
cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ 
không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài 
lòng hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi 
nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Hơn 
nữa, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng 
cầm bút. Đó là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ và cũng là bước đệm cho trẻ 
sau này bước vào lớp 1.
 Căn cứ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường Mầm non Họa Mi về đẩy 
mạnh nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ” đối với toàn 
thể cán bộ giáo viên trong trường. Mục đích làm cho toàn thể cán bộ giáo viên 
trong trường nhận thức sâu sắc trong việc giúp trẻ phát huy năng khiếu bẩm sinh 
vốn có trong con người trẻ góp phần thực hiện tốt chuyên đề mà ngành Giáo dục 
đã đề ra.
 Với trẻ mầm non khi tham gia hoạt động tạo hình, là cách giúp trẻ tái tạo 
lại hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác 
được. Chính yếu tố đó góp phần thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng của trẻ 
phát triển. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy tư duy trực quan hình 
tượng của trẻ phát triển? 
 Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc cần 
phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là phải tạo cho trẻ 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng 2 SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ 
 hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
 Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật có tầm quan trọng trong việc 
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá thiên nhiên cuộc 
sống con người, cảnh vật...biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái xấu...vì vậy trẻ 
cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ, giáo viên cần bồi dưỡng khả năng của 
trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, khám phá thế giới xung 
quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ, để tạo 
được thẩm mỹ trong các hoạt động tạo hình, giáo viên cần tăng cường cho trẻ 
luyện tập các kỹ năng mang tính nghệ thuật, hình thành các kỹ sảo tạo đường nét 
liên tục, uyển chuyển, tập cho trẻ biết tự điều chỉnh hình dạng, cách tô màu, tạo 
vẻ sinh động, đa dạng về hình ảnh, màu sắc của các hoạt động tạo hình.
 Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong 
mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên 
mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó 
những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ 
việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, 
mà học của trẻ ở đây thông qua "học mà chơi, chơi mà học". Chính vì vậy để 
giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng thủ thuật vào 
bài một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần được tiến hành 
đồng thời vào việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Những biểu 
tượng tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp và phong phú phát huy được 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. cô giáo cần đưa các nội dung tích hợp 
lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách lôgic sinh động, có như vậy 
giờ học tạo hình mới có chất lượng và trẻ mới nắm được các kỹ năng kiến thức 
của hoạt động tạo hình, trong khi trẻ thực hiện giáo viên cần phải luôn động 
viên, khuyến khích trẻ Ngoài ra giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với 
thiên nhiên sống động xung quanh, đó là cách thức làm giầu cảm xúc cho trẻ 
nhanh chóng và hấp dẫn. Cô nên tạo cho trẻ có thói quen quan sát thiên nhiên 
xung quanh, con người và những hiện tượng gần gũi, thông qua môn làm quen 
với môi trường xung quanh trẻ được tri giác tranh ảnh như: xem các tranh ảnh 
về phong cảnh đất nước, rừng và biển, cảnh sinh hoạt của con người..., các tác 
phẩm nghệ thuật, quan sát ngắm nhìn các loại cây, hoa, được sờ nếm các loại 
quả, vuốt ve âu yếm các con vật, so sánh tìm tòi những đặc điểm chung của 
những con vật cùng nhóm, cùng loài, phân biệt được những đặc điểm giống và 
khác nhau của các loại cây, hoa, quả...
 Hoạt động tạo hình phải được tổ chức bằng cách kết hợp linh hoạt nhuần 
nhuyễn giữa trực quan đàm thoại, trò chơi, giáo viên sử dụng lời nói ân cần, nhẹ 
nhàng tươi vui, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình, tuyên 
truyền trao đổi nội dung hoạt động tạo hình cho các bậc phụ huynh để kết hợp 
giữa các gia đình và nhà trường để bồi dưỡng kỹ năng hoạt động tạo hình cho 
trẻ. Như vậy khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng 
tri giác màu sắc, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng vận 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng 4 SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ 
 hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
 Trẻ mầm non các cháu đã có đủ sức khỏe để tham gia vào các hoạt động 
học tập, vui chơi hàng ngày trong lớp cũng như ở nhà
 Đa số cháu đi học đều
* Mặt yếu:
 Sáng tạo trong tạo hình và vốn sống của trẻ chưa thực sự phong phú.
 Một số cháu còn rụt rè, không tự tin trong học tập
2.4. Nguyên nhân các yếu tố tác động
* Nguyên nhân thành công 
 Cô luôn gần gũi hòa nhập với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với những 
vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bọc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng 
tâm hồn và phát triển mẫu mực nhân cách con người Việt Nam
 Luôn bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động, sáng 
tạo dựa trên thực tế của trường, lớp, địa phương.
 Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đặc biệt là 
những đồng nghiệp công tác lâu năm.
 Nắm bắt được tâm sinh lý và thói quen của trẻ trong mọi hoạt động
 * Nguyên nhân hạn chế yếu kém:
 Một số trẻ sức khỏe còn kém, trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin trong các hoạt 
động tạo hình
 Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến tình hình của con em mình.
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
 Tâm lý hiện nay việc sáng tạo trong môn tạo hình của trẻ của bản thân, 
các cháu rất ngại học tạo hình đúng hơn là sợ, nhút nhát do thói quen bố mẹ là 
nơi trú ẩn an toàn của trẻ trong mọi tình huống xã hội, vì vậy trẻ không phát 
triển được năng lực tư duy, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập của bản 
thân, từ đó không hình thành được kỹ năng tư duy,khái quát hóa, trừu tượng hóa 
của trí lực các cháu.
 Thông thường ở gia đình trẻ luôn được bảo vệ và chăm sóc theo nguyên 
tắc là phụ thuộc và nuông chiều. Vì thế đẫn đến trẻ không diễn đạt được những 
nhu cầu của mình bằng sáng tạo của mình mà bằng những cử chỉ thì người lớn 
đã đáp ứng ngay lập tức. Tất cả những điều đó sẽ tốt nếu nó ở chừng mực nào 
đó, Nếu không cho trẻ bộc lộ những sở thích cá nhân, những hành vi tự chủ sẽ 
dẫn đến những xung đột trong việc tự suy nghĩ sáng tạo của trẻ trong học môn 
tạo hình, tạo cho trẻ hay ỷ lại không để ý khong gian xung quanh mình. 
 Tôi áp dụng đề tài này cho lớp mình, thấy có được kết quả khả quan nên 
đến năm học 2015-2016 tôi thực hiện đề tài này cho lớp tôi.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phân loại khả năng tạo 
hình của trẻ để nắm tình hình chất lượng của lớp.
 * Khả năng tạo hình của trẻ: 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng 6 SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ 
 hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp 
với khả năng của trẻ mình phụ trách.
 Trẻ 4-5 tuổi có những khả năng nhận thức, trẻ bắt đầu biết được ý thức 
của những việc mình làm hàng ngày, muốn tự thể hiện mình trước bạn bè và 
những người xung quanh...... để nắm bắt được điều này tôi phải tranh thủ đọc 
các tài liệu về tâm lý lứa tuổi, gần gũi tìm hiểu cá tính, khả năng của từng trẻ để 
đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ.
 Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức giúp trẻ có điều kiện 
sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân 
dần dần trẻ thấy vui và yêu thích bộ môn tạo hình.Ngoài ra tôi cũng chú ý học 
hỏi, tự mầy mò thêm cách tạo ra những sản phẩm tạo hình sáng tạo, sưu tầm tạo 
ra một số sản phẩm phong phú làm tài liệu mẫu, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ 
sao cho trẻ hứng thú và dễ hiểu nhất, phù hợp với nhận thức, khả năng của trẻ.
 Theo quan điểm của tôi, khi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, 
có kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ 
thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.
* Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động cho trẻ
 Làm việc có nề nếp, có thói quen và có kỹ năng thực hiện hoạt động là 
điều rất cần thiết khi tham gia vào hoạt động.
 Vào đầu năm học, đa số trẻ chưa có thói quen tập trung trong các hoạt 
động vì thời gian nghỉ hè của trẻ đã được tự do rong chơi với gia đình, có những 
trẻ mới đến trường nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ cũng chưa thật sự chú 
ý, trẻ còn nói chuyện, tự do đi lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đên khả năng tập 
trung tư duy, kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ. Do vậy nếu tôi không đưa trẻ 
vào nề nếp thì khi trẻ tham gia vào các hoạt động sẽ không đạt hiệu quả cao. Khi 
trẻ có nề nếp tốt thì trẻ sẽ có sự tập trung chú ý cao, hứng thú, say mê, chú ý 
quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động. Trẻ cần có nề 
nếp trong hoạt động, biết thực hiện nề nếp giờ nào việc nấy, có thói quen chú ý 
lắng nghe thì trẻ mới có thể hiểu được những hướng dẫn, yêu cầu của cô dần dà 
trẻ mới có được các kỹ năng cần thiết khi thực hiện các hoạt động. Thời gian 
đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phải cùng nhau nhớ nội 
quy của cô, thực hiện và kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ, ca, nhóm 
nhỏ để dễ kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ. Tôi sắp 
xếp xen kẽ lẫn những trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm 
vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu, có nhận xét động viên kịp thời những trẻ tích cực có 
tiến bộ.
 Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện các yêu cầu của 
cô, khuyến khích trẻ mạnh dạn trao đổi nhờ cô hướng dẫn những chỗ chưa biết 
thực hiện với phương châm “Chưa biết mới phải đi học, chăm học thì sẽ giỏi”. 
Tôi cũng tập trung quan sát gần gũi, nhẹ nhàng, nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ 
nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_4_5_tu.doc