Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi

doc 11 trang skkn 12/09/2024 2811
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong 
hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 - 5 tuổi.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng lĩnh vực hoạt động ngoài trời 
cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường Mầm non Vinh Quang.
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Dung
 Ngày/tháng/năm sinh: 10/02/1989
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường Mầm non Vinh Quang.
 Điện thoại: 0352489669
 4. Đồng tác giả: Không
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Vinh Quang.
 Địa chỉ: Xã Vinh Quang - Huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng.
 Điện thoại: 
 II. Mô tả giải pháp đã biết: 
 Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú 
và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế 
giới xung quanh. Qua hoạt động ngoài trời trẻ được thỏa mãn nhu cầu hoạt động, 
nhu cầu tìm hiểu khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ 
sự nhanh nhẹn và sự thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh 
dạn hơn trong cuộc sống. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng, 
vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy trẻ được học mà chơi, chơi mà học.
 Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi 
được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên tươi đẹp. Ở trường 
mầm non, trong những giờ hoạt động ngoài trời mọi người có cảm giác như 
được trở về với làng quê với những nhóm trẻ tụm năm tụm ba chơi các trò chơi 
dân gian, ngoài ra lại có những nhóm trẻ ngồi chia sẻ những điều thú vị mà bản 
thân vừa khám phá được hay có những nhóm trẻ được thỏa thích chơi các trò 
chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, xích đu, bập bênh Chính vì vậy hoạt động 
ngoài trời là một hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non.
 - Thực trạng các giải pháp đã áp dụng:
 Biện pháp 1: Đa dạng các trò chơi ngoài trời.
 Biện pháp 2: Sưu tầm sáng tạo đồng dao, hò, vè, câu đố.ứng dụng vào 
trò chơi để phát triển 5 mục tiêu giáo dục. 3
chức các hoạt động vui chơi trải nghiệm ngoài trời cần được tạo ra nhằm giúp trẻ 
được thực hành trải nghiệm những hoạt động trong cuộc sống thực tế hàng ngày, 
từ đó khơi gợi hứng thú, phát huy khả năng tìm tòi, khám phá của cả cô và trẻ. 
Một môi trường vui chơi chất lượng sẽ tối đa hóa mọi lĩnh vực học tập và phát 
triển của trẻ em cũng như đáp ứng khả năng và nhu cầu khác nhau của mỗi trẻ. 
 Với đặc điểm của khuôn viên trường, trường tôi đã bố trí và xây dựng các 
khu cho trẻ thực hành trải nghiệm như: Bé làm quen với làng nghề truyền thống, 
Chợ quê, Bé tập làm lính cứu hỏa, Bé làm quen với nước, Bé làm quen với màu 
sắc, Tiệm trà sữa, Bé khám phá về gió, Bé làm bác nông dân,
 Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ làm quen với làng nghề dệt chiếu, tôi sẽ tổ 
chức cho trẻ hoạt động thực hành trải nghiệm ở khu vực làm: "Bé làm quen với 
làng nghề truyền thống".
 Nếu muốn cho trẻ được trải nghiệm với công việc hàng ngày của các bác 
nông dân tôi sẽ cho trẻ ra khu vườn rau của trường để thực hành: Trồng cây, bới 
khoai, thu hoạch rau,
 Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động tôi thường xuyên quan sát, tìm 
hiểu, trò chuyện với trẻ để hiểu được cảm nhận cũng như nắm bắt được sở thích 
của trẻ để bố trí địa điểm hoạt động cho phù hợp với tâm lí của trẻ. Ngoài việc 
tạo môi trường phản ánh văn hóa địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc nhằm 
tạo cho trẻ cảm giác thân quen, gần gũi thì môi trường còn phải đáp ứng sở 
thích, khả năng, luôn hướng đến trẻ như: dễ dàng, thuận tiện cho trẻ di chuyển, 
đi lại; sân chơi thiết kế phù hợp, thuận tiện; đồ chơi bền, màu sắc, chất liệu đẹp, 
có thẩm mĩ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Bên cạnh việc tạo môi trường vật chất để giúp cho trẻ chú ý, hứng thú, 
tích cực thì môi trường tâm lí cũng góp phần quan trọng quyết định đến kết quả 
của giờ chơi hoạt động ngoài trời. Vì vậy, khi cho trẻ ra chơi ngoài trời tôi đã 
tạo ra bầu không khí, thoải mái vui vẻ để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt 
động cùng cô bằng cách trò chuyện, tổ chức các trò chơi vui nhộn hoặc dẫn dắt 
giới thiệu những điều thú vị mà trẻ sắp được khám phá, trải nghiệm.
 Giải pháp 3. Xác định và lựa chọn các nội dung hoạt động ngoài trời.
 Để tổ chức hiệu quả các giờ chơi ngoài trời thì bản thân mỗi giáo viên 
phải nắm chắc nội dung của buổi hoạt động ngoài trời. Hoạt động ngoài trời bao 
gồm các nội dung sau: 
 * Hoạt động có mục đích
 - Hoạt động quan sát:
 Ở những năm học trước, giáo viên thường tổ chức cho trẻ quan sát trong 
giờ chơi hoạt động ngoài trời một cách đơn giản, mang tính gò bó. Thường chỉ 
là tổ chức cho trẻ quan sát cây cối, đồ vật xung quanh đã trở nên quen thuộc với 
trẻ. Cho nên không thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ không hứng thú, tích cực 5
 - Hoạt động thí nghiệm:
 Đây là một trong những nội dung mà thu hút được sự chú ý, hứng thú của 
trẻ nhất, bởi vì được trực tiếp làm và quan sát các thí nghiệm trẻ khám phá ra 
nhiều điều mới lạ. Tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các thí nghiệm cho trẻ 
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với từng chủ đề. Ví dụ: Ở 
chủ đề Gia đình, tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm:“Vật chìm, vật nổi”, trẻ tự thả 
các đồ vật xuống chậu nước và nhận xét xem vật nào chìm vật nào nổi, giáo viên 
có thể gợi ý để trẻ giải thích vì sao vật thì chìm, còn vật kia thì nổi.
 Ở chủ đề Thực vật, cho trẻ làm thí nghiệm “Lá cải thảo đổi màu”
 + Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được sự hút nước của cây.
 + Chuẩn bị: 4 lá cải thảo trắng, 4 cốc thủy tinh cao đựng nước, 4 lọ màu.
 + Cách tiến hành: Đổ 4 màu tùy thích và 4 cốc thủy tinh, sau đó nhúng lá 
cải thảo vào cốc nước đã pha màu.
 Sau một thời gian, cho trẻ quan sát, so sánh và nhận xét kết quả.
 + Kết quả: 4 lá cải thảo trắng trong 4 cốc đã đổi màu
 Giải thích: lý do xảy ra hiện tượng trên là phần gốc lá hút nước có pha màu 
dẫn đến lá đổi màu. (hoặc là vì cây hút nước và nước màu đã ngấm vào lá).
 Ngoài ra còn có rất nhiều thí nghiệm hay và thú vị khác như thí nghiệm về 
nước (nước đổi màu, nước bốc hơi...), thí nghiệm về không khí (nhốt không khí, 
vì sao nến cháy được...), thí nghiệm về ánh sáng, sự chuyển động, thí nghiệm về 
nam châm...
 - Hoạt động lao động, chăm sóc:
 Hoạt động lao động, chăm sóc có ý nghĩa quan trọng, giúp cho trẻ gần gũi, 
thân thiện với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Tổ chức cho trẻ lao động là 
tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện và rèn luyện phẩm chất của người lao động đó 
là sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó... Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia các 
hoạt động chăm sóc, lao động như: nhổ cỏ, tưới nước cho cây, bắt sâu cho rau, 
xới đất, nhặt lá, cho các con vật ăn...
 Chính việc giúp đỡ người khác đã tạo cho trẻ sự thích thú, tự hào bản thân 
đồng thời cũng rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. 
 * Trò chơi vận động
 Trò chơi vận động thuộc nhóm các trò chơi có luật, có vai trò giáo dục nổi 
trội là rèn luyện, củng cố các vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném và các tố 
chất vận động: nhanh, mạnh, bền bỉ, khéo léo. Như vậy, khi tổ chức cho trẻ ở 
phần chơi này, giáo viên phải có hình thức tổ chức sáng tạo, mới lạ và lôi cuốn 
trẻ. Cần phải xác định đúng giá trị giáo dục của các trò chơi cũng như khả năng 
chơi của trẻ. Bằng việc tìm tòi, học hỏi qua sách, tạp chí, mạng internet tôi đã 
sưu tầm được một số trò chơi sau: 7
 * Các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ:
 Khi tổ chức cho trẻ vui chơi ngoài trời, tôi cho trẻ chơi với đất, đá, cát sỏi, 
nước để giúp trẻ biết được đặc điểm, tính chất của chúng. Cho trẻ chơi các trò 
chơi với lá cây như: làm con trâu từ lá mít, lá bàng; làm con mèo, con sâu từ lá 
chuối, xếp ngôi nhà, con bướm
 Cho trẻ tham gia gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cây trong vườn trường nhằm 
phát triển tính tò mò, hiểu biết của trẻ. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đoán và nhận 
biết về sự thay đổi của cây qua các mùa như: Mùa nào thì cây rụng lá? Những loại 
cây nào thường rụng lá về màu đông? Mùa xuân thì cây cối như thế nào?
 Khi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi, tôi đặc biệt lưu ý tạo cho ra bầu 
không khí sôi nổi, thoải mái, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ tích cực, hứng thú tham gia 
chơi. Ngoài ra tôi còn tổ chức xen kẽ giữa các trò chơi động - tĩnh để tạo hứng 
thú và giúp trẻ đảm bảo sức khỏe. Tôi thường tận dụng các nguyên vật liệu tự 
nhiên ở ngoài sân trường để tổ chức thành những trò chơi học tập đơn giản 
nhằm củng cố nhận thức và phát triển tư duy cho trẻ. Ví dụ: Cho trẻ đếm số lá 
cây mà trẻ nhặt được, cho trẻ tìm và đếm 5 cây giống nhau trong vườn trường.
 * Trò chơi phát triển các giác quan:
 Khi tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời, bên cạnh việc tổ chức các trò 
chơi để phát triển thể lực, phát triển nhận thức cho trẻ, tôi còn chú trọng tìm tòi, 
sáng tạo thêm các trò chơi nhằm phát triển các giác quan cho trẻ như: cho trẻ 
nghe các âm thanh, tiếng động xung quanh trẻ, lắng nghe tiếng gió thổi, tiếng 
sấm, nghe tiếng chim hót hoặc tiếng kêu của các con vật, cho trẻ ngửi mùi hoa, 
mùi lá cây, cỏ bằng cách tổ chức các trò chơi như: “Âm thanh phát ra ở đâu?”, 
“Đoán cây qua lá”, “Ngửi hoa”Từ đó giúp cho trẻ có tai nghe tốt, trẻ nhanh 
nhẹn trong việc phân biệt các âm thanh khác nhau và sự cảm nhận, khả năng 
phán đoán của trẻ về sự vật, hiện tượng chính xác hơn. 
 Giải pháp 5. Sử dụng nguyên liệu mở sẵn có ở địa phương nhằm tạo 
sự gần gũi hứng thú cho trẻ.
 Việc tận dụng các nguyên vật liệu mở sẵn có tại địa phương có thể giúp 
chúng ta tổ chức nhiều hoạt động trong trường mầm non, nó đem lại hiệu quả cao 
cho trẻ trong việc phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc của trẻ. Bên 
cạnh đó việc sử dụng nguyên liệu mở giúp giáo viên tiết kiệm mua sắm các 
nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi và giúp giáo viên có thể tuyên truyền rộng rãi 
đến các bậc phụ huynh trong việc sưu tầm các nguyên liệu mở cho trẻ sử dụng 
không chỉ ở lớp mà còn ở gia đình trẻ.
 Trong giờ hoạt động chơi ngoài trời tôi luôn khuyến khích trẻ sưu tầm và tự 
tạo ra một số nguyên liệu sẵn có trong trường để chơi như: lá cây, cành cây khô, 
cát, sỏi, nắp chaiTrẻ lớp tôi rất hứng thú với hoạt động này nó vừa mang tính 
vui chơi lại tạo ra được một nguồn nguyên liệu đa dạng để tạo ra các sản phẩm 
tùy ý thích của trẻ. 9
 - Tác động vào từng cá nhân trẻ, trẻ tự tin, tự nguyện khi tham gia vào các 
hoạt động, được tự do thể hiện những sở thích, cảm xúc của mình qua các hoạt 
động thực hành trải nghiệm ngoài trời. Tôi thường xuyên quan sát, tìm hiểu trò 
chuyện với trẻ để hiểu được cảm nhận cũng như nắm bắt được sở thích của trẻ 
để bố trí địa điểm hoạt động cho phù hợp với tâm lý của trẻ.
 - Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động giáo viên đã sử dụng 
linh hoạt các trò chơi phù hợp để vừa tạo hứng thú cho trẻ đồng thời giúp trẻ 
phát triển nhận thức và các giác quan cho trẻ. 
 - Thay đổi một số nội dung ở hoạt động quan sát. Cho trẻ được quan sát 
trực tiếp các hoạt động diễn ra xung quanh trẻ. Với việc tận dụng mọi đối tượng 
quan sát, tôi đã không còn phải tổ chức lặp đi lặp lại các nội dung cho trẻ quan 
sát trong các chủ đề. Không phải mất nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm mà vẫn 
có những nội dung quan sát phong phú, đa dạng từ các sự vật, hiện hượng gần 
gũi xung quanh trẻ. Trong khi tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn lấy trẻ làm trung 
tâm của hoạt động, đưa ra những câu hỏi gợi mở để cho trẻ được tự quan sát, cầm, 
nắm, sờ... Trẻ tự đưa ra nhận xét, đánh giá, mạnh dạn tự nói lên ý kiến của riêng 
mình. Chính vì vậy, giáo viên cần có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về thế giới 
xung quanh để có thể cung cấp và giải đáp những thắc mắc của trẻ. 
 - Việc tận dụng các nguyên vật liệu mở sẵn có tại địa phương có thể giúp 
chúng ta tổ chức nhiều hoạt động trong trường mầm non, nó đem lại hiệu quả 
cao cho trẻ trong việc phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc của trẻ. 
Trong giờ hoạt động chơi ngoài trời tôi luôn khuyến khích trẻ sưu tầm và tự tạo 
ra một số nguyên liệu sẵn có trong trường để chơi như: lá cây, cành cây khô, cát, 
sỏi, nắp chaiTrẻ lớp tôi rất hứng thú với hoạt động này nó vừa mang tính vui 
chơi lại tạo ra được một nguồn nguyên liệu đa dạng để tạo ra các sản phẩm tùy ý 
thích của trẻ.
 III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến:
 - Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt 
động ngoài trời cho trẻ 4 - 5 tuổi tôi đã áp dụng có hiệu quả tại lớp 4 tuổi B1 
trường Mầm non Vinh Quang. Với hiệu quả sáng kiến mang lại về phía giáo 
viên cũng như về phía trẻ đã được chứng minh trong các giờ hoạt động ngoài 
trời của trẻ, sự hứng thú tích cực của trẻ qua các hoạt động trải nghiệm thực tế 
cùng với sự hài lòng của các bậc phụ huynh về con em mình. Vì vậy sáng kiến 
hoàn toàn có thể áp dụng trong trường và nhân rộng trong toàn huyện trong hoạt 
động ngoài trời cho trẻ nhằm thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức và 
phát huy tính tích cực. Tùy từng độ tuổi mà giáo viên có thể lựa chọn những giải 
pháp cho phù hợp.
 - Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi thấy sự thay đổi 
rõ rệt của trẻ, chất lượng giờ hoạt động ngoài trời được nâng lên. Trẻ không chỉ 
đơn thuần được vui chơi ngoài trời mà còn được thực hành trải nghiệm các công 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_phat_huy_tin.doc