Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LỚP LÁ 1 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA HỌC TỐT MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trang giấy trắng và ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ. Đó chính là một quan điểm thật sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học". Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - Đạo đức- Thẩm mĩ- Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xữ. Đối với việc giáo dục phát trển nhân cách toàn diện cho trẻ em, người giáo viên phải biết tất cả các môn học như thể dục kĩ năng, hoạt động tạo hình, làm qen với toán, giáo dục âm nhạc, làm quen văn học mỗi môn học có một vị trí rất quan trọng giúp trẻ phát triển những mặc khác nhau nhưng tôi thấy quan trọng nhất đó là môn Khám phá khoa học vì Khám phá khoa học là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Khám phá khoa học là một hoạt động có đầy đủ điều Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 1 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. - Tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, cái lạ ở trẻ. - Đề tài thành công trẻ sẽ khám phá khoa học một cách hứng thú có tác dụng giáo dục về mọi mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực - Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở trẻ 5-6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. * Nhiệm vụ của đề tài - Tìm ra giải pháp mới và thực hành áp dụng rồi kiểm tra đánh giá kết quả trên trẻ - Các phương pháp biện pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học. - Đề tài có tính ứng dụng thực tiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm Non Krông Ana. - Căn cứ vào thực tế và kinh nghiệm tôi chọn nghiên cứu của đề tài: “Một số biện pháp mới giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học”. 4. Gới hạn phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu là tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ khám phá khoa học. - Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình tôi có sử dụng một số giáo trình thuộc bộ môn khám phá khoa học và tư liệu của đồng nghiệp để nghiên cứu. - Vấn đề mà bài viết này đề cập đến là chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 5-6 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác . Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 3 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. nhau. Điều này đòi hỏi cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đứa trẻ trong quan hệ với hiện thực. - Sự mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm xã hội của trẻ diễn ra trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với bạn, với người lớn khi trẻ đến trường mầm non, nhờ đó mà trẻ không chỉ nhận được thông tin ở MTXQ mà còn nắm được cách thể hiện hành vi mối quan hệ tình cảm giữa người với người. * Theo cơ sở tâm lý của môn học - Qua các kết quả nghiên cứu tâm lý khẳng định rằng trẻ 5-6 tuổi diễn ra mạnh mẽ nhất về tâm lý. Tư duy ngôn ngữ của trẻ phát triển gần như hoàn thiện.Trong quá trình sống trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và trẻ 5-6 tuổi đã xuất hiện sự tự nhận thức ở trẻ. - Trẻ ở tuổi này lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật hiện tượng hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những chỉ lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cách tiếp cận đối tượng, cách thức khám phá sự vật hiện tượng trong MTXQ. Chính quá trình khám phá môi trường đã tạo điếu kiện để trẻ phát triển thể chất, thẩm mỹ đạo đức và lao động cho trẻ. - Hưỡng dẫn trẻ KPKH là phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với MTXQ để trẻ thích ứng với môi trường, nhận thức về MT, tích cực tham gia cải tạo MT thỏa mãn nhu cầu khám phá và phát triển bản thân trẻ. - Để giúp trẻ làm tốt vai trò chủ thể của quá trình khám phá thế giới xung quanh giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu, hứng thú của trẻ tận dụng các biện pháp, các cơ hội trong cuộc sống cho trẻ được khám phá sự vật hiện tượng xung quanh chúng cho trẻ được trải nghiệm cảm xúc, tích lũy kinh nghiệm để đi đến hiểu biết bản chất của sự vật hiện tượng và có kỹ năng sống phù hợp. 2. Thực trạng Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 5 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. - Khả năng phân tích tổng hợp của các cháu ngày một tiến bộ. - Khả năng phân nhóm phân loại tốt. - Cháu rất hăng say với hoạt động thực hành nhận thức ngày càng phát triển. - Kỹ năng sống của trẻ ngày càng tiến bộ. - Cháu biết phân biệt cái đúng cái sai và có những hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu xã hội. * Hạn chế. - Trong lớp có một số học sinh lần đầu đi học - Tài liệu nghiên cứu còn thiếu thốn - Một số phụ huỳnh chưa thật sự chưa quan tâm đến giáo dục mầm non - Trình độ của trẻ không đồng đều - Một số trẻ vẫn còn nhút nhát, ham chơi chưa chú ý khi cô dạy nên kết quả chưa cao 2.3 Mặt mạnh – mặt yếu * Mặt mạnh. - Một số đề tài phù hợp với điều kiện của trường - Trong lớp có một số trẻ có kĩ Khám phá MTXQ rất tốt - Với điều kiện hai cô một lớp nên việc chuẫn bị cho dạy dỗ đạt kết quả cao * Mặt yếu. - Trình độ chuyên môn của cô còn hạn chế. - Trong lớp có một số trẻ chưa có điều kiện học qua lớp mẫu giáo bé - Khã năng KPKH của một số trẻ còn nhiều hạn chế 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 7 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. * Tồn tại : Bên cạnh những ưu điểm trên trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi cũng gặp không ít vấn đề hạn chế, khó khăn và có mặt yếu kém như: - Số trẻ đông, trẻ trai và trẻ gái chênh lệch cháu trai lại rất hiếu động nên việc quản lớp chăm sóc giáo dục rất vất vả. - Trẻ qua lớp 3-4 tuổi ít nên kiến thức, kỹ năng về môi trường còn hạn chế - Cụ thể thực trạng khi chưa vận dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng sau: + Bảng khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện biện pháp mới. - Số trẻ : 31 cháu KẾT QUẢ STT NỘI DUNG TỐT- KHÁ TB YẾU 1 Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc 20 cháu 9 cháu 2 cháu điểm và trả lời được tên gọi đặc 64.5 % 29 % 6.5 % điểm của các đối tượng khám phá 2 Khả năng so sánh, phân loại các 22 cháu 7 cháu 2 cháu đối tượng khám phá 71 % 22.5% 6.5% 3 Phát hiện cái mới lạ và có thái 20 cháu 9 cháu 2 cháu độ hành động phù hợp 64.5 % 29% 6.5% 4 Có kỹ năng sống và khả năng 20 cháu 9 cháu 2 cháu giao tiếp tốt 64.5% 29% 6.5% Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy KPKH đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 3. Giải pháp, biện pháp Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 9 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. trẻ. Trẻ sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi: Cô ơi, mẹ ơi vì sao xung quanh ta lại có nhiêu cái lạ thế? lại có cháu nói cô ơi cháu biết rồi, trẻ phán đoán và tìm ra câu trả lời trí tưởng tượng của trẻ 4 tuổi sẽ bay xa bay cao và phát triển một cách tốt nhất Với biện pháp này tôi đã áp dụng rất thành công ở trẻ lớp tôi tôi đưa ra đây một số thí nghiệp cho chị em cùng tham khảo: * Thí nghiệp 1: Dạy trẻ cách phòng tránh bệnh “ Tay, chân, miệng” Thực hiện: Tôi cho cháu xem các hình ảnh về bệnh tay, chân, miệng và giải thích cho cháu biết chân tay miệng là bệnh rất dễ lây truyền. Tôi cũng cho cháu biết con vi trùng lây bệnh rất nhỏ bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Đồng thời làm một thí nghiệm cho trẻ xem: Tôi dùng một lọ nước hoa xịt vào 1 trẻ cho các bạn trong lớp nhận xét bạn đó rất thơm hỏi cháu: Các con có nhìn thấy gì không mà sao thơm thế? Tôi nói cho cháu biết có nhiều thứ tồn tại mà không nhìn thấy bằng mắt. Tôi cho cháu làm thí nghiệm cùng nhau như: Xịt nước hoa vào tay bạn A rồi cho cháu ngửi và nhận xét tay bạn A thơm – Cho lớp ngửi tay bạn B không xịt nước hoa và nhận xét tay bạn B không thơm - sau đó cho 2 cháu bắt tay nhau một lúc rồi lại cho lớp ngửi tay 2 bạn và các cháu phát hiện ra tay bạn B bây giờ đã thơm như tay bạn A, Tôi nói cho cháu biết con vi khuẩn cũng nhỏ như mùi nước hoa và đặt câu hỏi: Các con có nhìn thấy con vi khuẩn của bệnh tay, chân, miệng không. Qua đó tôi cho cháu biết tay, chân, miệng lây qua các đường giao tiếp như: Nếu người bị bệnh cầm đồ chơi thì con vi khuẩn của bệnh sẽ bám vào đồ chơi đó. Đồ chơi đó mà không được rửa sạch bằng xà bông hoặc không được sát trùng thì khi người khác cầm vào đó con vi trùng sẽ bám vào tay và người lành lại lây bệnh. Bệnh còn lây qua đường hô hấp trong khi nói chuyện với nhau và dạy cháu phòng bệnh bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Thường xuyên tự vệ sinh đồ chơi trong lớp và ở nhà sẽ phòng tránh được bệnh chân, tay, miệng Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 11 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. Cô giải thích thêm cho cháu biết muối tan trong nước nhưng vì muối mặn nên muối chìm xuống dưới và đẩy quả trứng nổi lên - Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không? - Mở rộng: Nước đường, dầu ăn .Tiếp tục cho trẻ khám phá. Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. Với tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của các cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ khám phá sau này như: Nhanh chậm- Thấm màu- Đổi màu đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã trao đổi cho tôi về những thành quả do cháu đã thí nghiệm ở nhà như: Hoa đổi màu, nhuộm quả Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho cháu thí nghiệm đạt hiệu quả cao giúp trẻ say mê khám phá khoa học. * Biện pháp 2: Khám phá khoa học qua vật thật bằng hình thức tham quan. + Nội dung :Xác định chủ đề về nội dung tham quan là khám phá về môi trường tự nhiên hay môi trường xã hội để đặt ra nhiệm vụ. Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 13 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana học tốt môn Khám phá khoa học. nông dân đang làm việc khi trẻ quan sát cô đặt các câu hỏi hoặc câu đố về người nông dân cho cháu trả lời cho cháu được quan sát những người nông dân đang làm việc và gợi hỏi về công việc của họ. Cho nhiều cháu được nhận xét về công việc cũng như trang phục của bác. Cô giáo có thể kể câu chuyện tốt về bác nông dân cho cháu nghe. Cho cháu làm quen các bài thơ về nghề nông như “ Hạt gạo làng ta” hoặc hát bài “Lời ru trên nương”, cháu được nghe nhằm gợi cảm xúc cho trẻ để trẻ dành nhiều tình cảm cho bác nông dân và cho trẻ rót nước mời các bác uống, để trẻ biết cách thể hiện tình cảm với người làm nông và từ đó giúp cháu biết nghề nào cũng đáng quý. - Cho cháu tìm hiểu khàm phá về nghề nào cũng nên chọn thêm một vài tác phẩm văn học âm nhạc mới lạ phù hợp ví dụ như: Tìm hiểu về chú bộ đội thì cho cháu nghe thơ “Đồng chí” thơ “chú bộ đội hành quan trong mưa”. Để các cháu nhận thức sâu sắc biết trách nhiệm và nghĩa vụ của chú bộ đội dành cho đất nước cho các cháu. Cho cháu hát, múa cùng các chú bộ đội. làm quà tặng chú để gây cảm xúc tình cảm cho các cháu thêm yêu thương chú bộ đội từ đó sẽ hình thành nhân cách tốt đẹp biết cách ứng xử giữa người nhỏ và người lớn với người Ví dụ về tìm hiểu MT tự nhiên “Khám phá về các loại hoa” + Tổ chức tham quan : Cô đàm thoại ngắn về đề tài tham quan để nhắc trẻ nhớ mục đích tham quan, hướng cháu chú ý quan sát các loại hoa chú ý với môi trường thiên nhiên cô cần cho trẻ tự phát hiện. Cho trẻ quyền lựa chọn đối tượng trong khuôn khổ yêu cầu ví dụ: Có cháu biết quá nhiều về hoa hồng do mẹ trồng ở nhà cháu nên đến khu tham quan cháu thích khám phá hoa lạ hơn thì cô giáo cần tôn trọng ý kiến của trẻ mỗi cháu, có thể có sở thích khác nhau cô tạo điều kiện cho cháu quan sát bằng cách cô đọc câu đố về các loại hoa và cho cháu lựa chọn sau đó cho cháu quan sát theo nhóm. Cuối cùng cô tạo cơ hội cho cháu mô tả về những gì cháu vừa quan sát. Thời gian có hạn nên mỗi buổi tham quan về cô có thể trao đổi với trẻ trong mọi lúc mọi nơi bằng cách gợi nhớ lại buổi tham quan để tất cả cháu Nguyễn Thị Thu - Trường Mầm non Krông Ana 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6.doc