Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình
Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 * Lí do chọn đề tài 3 * Cơ sở lí luận của đề tài 3 * Cơ sở thực tiễn 4 * Mục đích của việc chọn đề tài 6 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 * Phương pháp nghiên cứu 7 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7 * Các biện pháp 7 -Biện pháp 1 : Bản thân giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 7 -Biện pháp 2 : Xây dựng nề nếp trong giờ hoạt động học 8 - Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ thể hiện cảm xúc và sự sáng tạo 9 - Biện pháp 4: Luyện tập một số kĩ năng và sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình 10 - Biện pháp 5: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình đa dạng, an toàn với trẻ12 - Biện pháp 6: Dạy tạo hình thông qua các hoạt động khác 13 - Biện pháp 7: Trẻ được học tạo hình mọi lúc mọi nơi 14 - Biện pháp 8: Lồng ghép tạo hình thông qua việc trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi với cô 18 - Biện pháp 9 : Thay đổi hình thức đánh giá trẻ, biểu dương, khen thưởng kịp thời 18 Trang 1 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” 1. Lý do chọn đề tài: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. “ Vâng”, Câu nói đó đúng với thực tiễn hiện nay. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của mỗi dân tộc. Việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ rất quan trọng , đặc biệt ngay từ lứa tuổi mầm non thông qua các hoạt động học tập vui chơi làm tăng khả năng nhận thức của trẻ, trong đó hoạt động “Tạo hình” cũng chiếm một vị trí quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện, thông qua hoạt động “Tạo hình” giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành khả năng tư duy, phát triển cảm xúc, tình cảm, nhân cách, trí tưởng tượng, sự khéo léo, tính kiên trì Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật, tính sáng tạo phản ảnh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quí và trân trọng cái đẹp, tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây hoa lá vì vậy việc giáo dục qua hoạt động tạo hình ngay từ tuổi mẫu giáo là việc cần thiết và vô cùng quan trọng. Thế nhưng trong thực tế việc tổ chức cho trẻ hoạt động “Tạo hình”còn áp đặt trẻ, theo khuôn mẫu, chưa phát huy tính sáng tạo của trẻ và sự linh hoạt của giáo viên. Nhận thức được vai trò trách nhiệm của một giáo viên, của một người mẹ thứ hai, qua nhiều năm chăm sóc giáo dục trẻ tôi đúc kết một số kinh nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu, tích cực học hỏi bộ môn tạo hình . Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài ““Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình ” với mục đích giúp trẻ không những hứng thú tham gia hoạt động “Tạo hình” mà còn tạo ra những sản phẩm vẽ, nặn, cắt, tô màu đẹp và sáng tạo. 2. Cơ sở lí luận: Giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non là quá trình tác động đến nhiều mặt vào trẻ, tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình và sinh hoạt hợp lý nhằm giúp trẻ khéo léo đôi bàn tay, các ngón tay Trẻ lứa tuổi này rất để ý mọi việc xung quanh , trẻ đã có sự ghi nhớ có chủ đích, các đặc điểm đặc trưng hình thành ở trẻ tương đối đầy đủ (hình dáng, màu sắc, kích thước ), Mọi hoạt động diễn ra Trang 3 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” Trong năm học . trường có 12 nhóm lớp với tổng số học sinh là 386 trẻ, có 34 đồng chí cán bộ – giáo viên – nhân viên. Đầu năm học tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn Lá 1 với 35 trẻ, trong đó có 20 trẻ nam và 15 trẻ nữ, lớp có 2 cô phụ trách. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn tại trường tôi như sau: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm nhiệt tình của PGD huyện Phụng Hiệp và BGH trường + Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự tích cực tham gia các hoat động của học sinh. - Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, giáo viên có tâm huyết với ngành, yêu nghề, mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp tốt. Nhiều năm liền được xếp loại hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ - Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Có phòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn. - Hầu hết trẻ trong lớp học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên nhận thức của trẻ về các kỹ năng thành lập nhóm, trao đổi , học hỏi lẫn nhau theo độ tuổi khá đồng đều. * Khó khăn: - Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn, dẫn đến các giờ hoạt động còn khô khan. - Giáo viên còn chưa sáng tạo trong hoạt động tạo hình. - Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó, chưa hứng thú nên giờ hoạt động tạo hình chưa đạt hiệu quả cao. - Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáoviên. *Đánh giá thực trạng trên trẻ: Trang 5 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” 5.1. Đối tượng nghiên cứu :Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn để nghiên cứu là trẻ 5 -6 tuổi. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung ở trẻ lớp Lá 1 trường mẫu giáo Hòa Mỹ, xã Hòa Mỹ , Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng kết , đánh giá - Phương pháp quan sát PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Hoạt động “Tạo hình” rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo, nhưng hoạt động “Tạo hình” đến với trẻ có hiệu quả thì lại là một vấn đề không đơn giản, phụ huynh gởi trẻ đến trường chỉ mong nhờ cô giáo dạy làm sao để cho con họ nhanh biết mặt chữ, biết mặt số là mừng lắm rồi, còn các hoạt động khác thì từ từ rồi trẻ học sau cũng được. Do vậy đa số trẻ đến trường theo ý của ba mẹ lúc nào cũng nhờ cô viết chữ và tập viết cho con chứ không thích vẽ, nặn, xé, dán gì cả. Vì vậy dựa vào mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội đặc biệt là thẩm mỹ và khả năng phát triển của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp và hình thức tổ chức phát triển tính tích cực trong giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ như sau: * Biện pháp 1: Bản thân giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ . - Trước hết tôi sẽ tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn hoạt động tạo hình, tham khảo thông tin trên iternet về các nội dung có liên quan đến các hoạt động tạo hình cho trẻ để tìm ra phương pháp để dạy trẻ các hoạt động tạo hình một cách tốt nhất Bản thân thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm dạy tốt môn tạo hình cho trẻ. Trang 7 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” a. Quan sát và lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, cuộc sống : Cho trẻ quan sát vẽ đẹp đa dạng muôn màu, muôn vẻ của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống: Những tia nắng chói chang, cánh hoa rung rinh trong gió và khuyến khích trẻ nói lên sự cảm nhận của trẻ. Cho trẻ lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, trong cuộc sống: Tiếng nước chảy róc rách, tiếng gió thổi ào ào, tiếng mưa rơi tí tách, âm thanh của tiếng người, tiếng các đồ vật va chạm vào nhau, âm thanh của các loại phương tiện giao thông, đàn, ti vi +Ví dụ: Cho trẻ nghe âm thanh mưa rơi (Trước khi cho trẻ vẽ mưa), cô gợi hỏi trẻ: Con có cảm nhận gì về tiếng mưa rơi? Con nghe tiếng mưa rơi như thế nào? Tiếng mưa rơi như thế nào là mưa to? b.Tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Cho trẻ xem các sản phẩm tạo hình, như đồ dùng, đồ chơi bằng các chất liệu khác nhau như: Gốm, sứ, gỗ, thuỷ tinh, đất nặn. Tôi thường khuyến khích trẻ sờ, ngắm, xem xét, và nói tổng thể hình dáng hoặc niêu tả một số đặc điểm nổi bật của các sản phẩm. Cô giáo cho trẻ nêu lên những suy nghĩ của mình về những điều trẻ phát hiện ra. Sau đó, cô miêu tả lại một cách đầy đủ để cho trẻ ấn tượng sâu sắc về đối tượng Cho trẻ xem tranh ảnh về những phong cảnh quê hương đất nước, rừng, biển, cảnh sinh hoạt của con người +Ví dụ: Con xem bức tranh này con có nhận xét gì về nội dung, màu sắc, bố cục của tranh Cô có thể tách nhỏ từng ý để gợi hỏi trẻ, để trẻ nêu được sự cảm nhận của mình qua bức tranh đó. Trang 9 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” Ví dụ: Nặn hình người trẻ biết dùng ngón tay nặn viên đất to thành các bộ phận chính nêu rõ đặc điểm và các chi tiết tạo thành người, hay nặn các loại quả, củ (Tròn, dài). Từ đó trẻ biết tự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng các cách nặn khác nhau và nặn một cách có sáng tạo như nặn nguyên khối, phối nặn chắp ghép với nặn nguyên khối để tạo ra các sản phẩm đa dạng. Bên cạnh đó cũng có một số trẻ tiếp thu còn chậm nên kỹ năng nặn còn hạn chế, chưa có sự sáng tạo trong sản phẩm, Tôi thường xuyên gần gũi, động viên, gợi ý, hướng dẫn trẻ tận tình để trẻ hoàn thành ý tưởng mà trẻ mong muốn từ đó trẻ tự tin hơn trong việc tạo ra sản phẩm. c. Kĩ năng cắt, xé, dán: Trẻ biết cắt các hình tròn, tam giác, vuông Có kích thước to, nhỏ khác nhau Trẻ bíết dùng các ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của đôi bàn tay xé từng nhát, xé từng mảng, xé theo đường viền khung, xé theo đường vẽ sẵn Ví dụ: Xé hình “con cá” trẻ biết gấp và xé lượn cung tạo thành hình con cá. Từ những kỹ năng cơ bản cô cung cấp cho trẻ, trẻ có thể cắt, xé, dán nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú. Đối với những cháu kỹ năng cắt, xé, dán còn yếu tôi thường xuyên chú ý hướng dẫn trẻ các kỹ năng cắt, xé, dán ở mọi nơi mọi lúc, tôi cùng thực hiện với trẻ gây sự gần gũi như người bạn cùng chơi, cùng học, trẻ dược tiếp thu một cách tự nguyện mà đem lại hiệu quả cao, từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trang 11 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” + Rẻ tiền: Nguyên vật liệu mua và nguyên vật liệu địa phương. + An toàn: Không độc, không có cạnh sắc, không nhọn vv + Dễ cầm: kích cỡ phù hợp với trẻ. + Dễ bảo quản hay cất giữ. + Cung cấp những kinh nghiệm trực tiếp bao gồm các giác quan. Biện pháp 6: Dạy tạo hình thông qua các hoạt động khác a. Thông qua hoạt động Làm quen văn học: Văn học góp phần không nhỏ trong việc cho trẻ hoạt động “Tạo hình”. Qua văn học trẻ nhớ lại những câu chuyện, bài thơ đã được nghe, được xem, liên tưởng đến hình ảnh, nhân vật, sau đó trẻ miêu tả những hình ảnh mà trẻ cảm nhận được thông qua bài vẽ, nặn của trẻ Ví dụ : Sau khi học xong bài thơ “Cây dừa” cho trẻ vẽ cây dừa. Hoặc: Câu chuyện “Quả bầu tiên” trẻ vẽ các hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện mà trẻ thích, Hay: Đọc thơ “Cá ngủ ở đâu” trẻ vẽ tranh hoặc xé dán đàn cá bơi. b. Khám phá khoa học: Trẻ nắm đựơc đặc điểm so sánh của các con vật, các loại quả hay phương tiện giao thông, người thân trong gia đình Ví dụ : Trẻ làm quen về gia đình cháu Trang 13 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” c. Hoạt động góc: Qua hoạt động góc trẻ được thực hiện các bài tập giúp trẻ phát tiển kỹ năng tạo hình Ví dụ: Ở góc vận động trẻ có thể dung các hạt xâu của cô để xâu lại thành cái vòng hoặc sợ dây giúp trẻ phát triển kỹ năng xâu vòng đôi bàn tay trẻ Hình ảnh trẻ chơi ở Góc vận động Ví dụ: Ở góc toán: Trẻ thực hiện đếm, thêm, bớt các que số, tạo ra các hình học, gắn các que số lên bàng gài theo đúng số lượng Trang 15 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” Hình ảnh bé hoạt động góc xây dựng Ở góc chữ cái: Bé dùng sự khéo léo của đôi tay , dán các chữ cái vào ô theo yêu cầu của cô. Ở góc này giúp trẻ phát triển kỹ năng dán ngay ngắn qua hoạt động trẻ gắn thẻ chữ vào các ô, dán thẻ chữ để ghép thành từ . Hình ảnh bé hoạt động góc chữ cái Biện pháp 8: Lồng ghép tạo hình thông qua việc trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi với cô Trang 17 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” và khả năng vẽ của từng trẻ. Trong khi nhận xét tranh không nên trách phạt hoặc phê bình gay gắt đối với những trẻ chưa thực hiện với yêu cầu của bài mà cần động viên trẻ là chính. Ví dụ: Bài vẽ con cá của cháu Lan chỉ vẽ đuợc một con cá không đẹp, nhiều bạn cười và chê bài chưa đẹp. Tôi nhẹ nhàng hỏi: “con vẽ gì ? Con cá của con vẽ có màu gì thế? Sau đó, tôi nói với cả lớp “các con ạ, bạn đang vẽ con cá, vì bạn gấp quá nên bạn chỉ vẽ được 1 con. Lần sau, con vẽ thêm vài con cá nhỏ nữa cho bức tranh thêm sinh động thì bức tranh của con sẽ càng đẹp hơn đấy! Với cách nhận xét đó, trẻ sẽ thấy thoải mái hơn và muốn cố gắng hơn. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập tạo hình, khi sản phẩm của trẻ đã hoàn thành tôi cho trẻ nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng. Một số bức tranh được trẻ lựa chọn để cô treo lên cao trẻ rất mong muốn và cố gắng. Biện pháp 10 : Chú ý, bồi dưỡng các trẻ yếu kém và trẻ có năng khiếu tạo hình. Ngoài việc giảng dạy trong tiết học, tôi còn chia trẻ thành các nhóm đối tượng giỏi, khá , trung bình, yếu để tập luyện mọi lúc mọi nơi. Với những trẻ yếu, tôi thường hướng dẫn trẻ xem bức tranh và gợi ý trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ : Khi vẽ bứa tranh ngôi nhà thì tôi sẽ chú ý quan sát trẻ kỹ hơn, hướng dẫn từng chi tiết cho trẻ vẽ + Theo con mình nên vẽ chi tiết gì trước? + Thân nhà mình vẽ hình chữ nhật nha con . - Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ vẽ nhữngbức tranh mà tranh mà trẻ yêu mến để tặng ông, bà, cha, mẹ. Trang 19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc