Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non

docx 16 trang skkn 01/03/2024 3151
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY
 TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI PHÁT HUY
 TÍNH TÍCH CỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
 TRƯỜNG MẦM NON
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngoan
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Kim Sơn
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC: 2020 – 2021 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
 1. Hiện trạng của vấn đề:
 Giáo dục BVMT cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng 
về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành 
động đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc giáo dục ý thức BVMT được 
hình thành và rèn luyện từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu 
về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết 
từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh 
của cơ thể và trí tuệ.
 Được sự phân công của nhà trường, năm học 2020 -2021 tôi được phân công 
giảng dạy lớp 4 – 5 tuổi, với tổng số trẻ là 35 cháu. Trong đó có 23 nam và 12 nữ 
. Việc giáo dục trẻ mầm non phát huy tính tích cực BVMT được hực hiện trong các 
hoạt động hằng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón, đến các hoạt động học, hoạt động 
chơi, ăn, ngủ... đều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục tính tích cực 
BVMT cho trẻ. Như ở lớp tôi phụ trách tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp trẻ 
phát huy tính tích cực BVMT thông qua tranh ảnh, tôi đàm thoại cùng trẻ về hành 
động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức BVMT ( bỏ rác vào thùng, trồng cây...) 
hay tổ chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay 
giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả 
chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động trẻ 
làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. Trẻ chỉ làm khi 
người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về vấn đề tích cực BVMT 
của trẻ.
 Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường hiện nay đôi lúc còn mang 
tính lý thuyết, chưa chú trọng yếu tố thực tiễn một cách sâu sắc, nghĩa là chưa thực 
hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gần gũi với thực tiễn”. Xuất phát 
những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát huy 
tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non” Đề tài được nghiên cứu 
thực hiện tại lớp 4 tuổi B3 trường Mầm non Kim Sơn nơi tôi đang công tác.
 1.1. Thuận lợi:
 - Về cơ sở vật chất:
 Năm học 2020-2021, trường Mầm non Kim Sơn được công nhận trường chuẩn 
Quốc gia mức độ 2, trường đạt kiểm định cấp độ 3. Nhà trường được trang bị đồ 
dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học đầy đủ theo hướng hiện đại và đồng bộ, môi 
trường an toàn và thân thiện. Bảng 1 kết quả khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài ;
 TT Nội dung tiêu chí đánh Kết quả
 giá trẻ
 Tổng Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ 
 số trẻ % đạt %
 1 Tự giác cất dọn giữ gìn, đồ 35 
 dùng, đồ chơi gọn gàng 
 ngăn nắp đúng nơi quy 10 29% 25 71%
 định.
 2 Tự giác giữ gìn trật tự, vệ 35 
 sinh trường lớp, nhặt rác, 
 vứt rác đúng nơi quy định. 11 31% 24 69%
 3 Tự giác vệ sinh cá nhân, tiết 35 
 kiệm nước khi sử dụng và 10 29% 25 71%
 tắt khi không sử dụng.
 4 Tỏ thái độ với những hành 35 
 động sai đối với môi 12 34% 23 66%
 trường.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế 
của nhà trường và lớp học, tôi đã nghiên cứu tìm ra một số các biện pháp như sau:
 2. Các biện pháp thực hiện
 2.1. Biện pháp 1. Cho trẻ tìm hiểu về tác dụng của việc bảo vệ môi trường.
 * Cho trẻ tìm hiểu về thực trạng môi trường hiện nay và ảnh hưởng của 
môi trường đối với đời sống con người.
 Đây là bịên pháp giúp trẻ có kiến thức về môi trường, về thực trạng môi trường 
hiện nay, ảnh hưởng của môi trường với đời sống con người, nguyên nhân dẫn đến 
ô nhiễm môi trường? Để cung cấp lượng kiến thức này tôi đã chuẩn bị các hình ảnh, 
video, học liệu về môi trường. Thông qua các hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động chiều, 
các kiến thức về môi trường được truyền tải một cách chân thực nhất. Trẻ thấy được: 
môi trường xung quanh mình đang ngày một ô nhiễm. Các chất thải của các nhà máy 
xí nghiệp, những dòng sông trở thành những dòng sông rác, màu của nước chỉ còn 
là màu đen, động vật quý hiếm đang bị săn bắt nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu 
của con người... Diện tích rừng bị thu hẹp, các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra, động ghép BVMT khác nhau. Qua đó tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn 
sống của bản thân.
 * Lồng ghép giáo dục BVMT qua tổ chức thực hiện các hoạt động.
 Việc lồng ghép giáo dục BVMT luôn được tôi thực hiện một cách khéo léo, 
linh hoạt, luôn đổi mới đan xen vào hoạt động mà không làm mất đi kiến thức nội 
dung cơ bản của mỗi tiết dạy, luôn tạo không khí vui tươi, gần gũi, thân thiện giữa 
cô với trẻ, giữa trẻ với môi trường.
 Mỗi một hoạt động có nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cần 
phải giúp cho trẻ hiểu được một số vấn đề cơ bản: Vì sao cô lựa chọn sử dụng các 
nguyên vật liệu này trong giờ học? Để rác đúng nơi quy định để làm gì?.... Hơn nữa 
phải cho trẻ hiểu được việc bảo vệ môi trường không phải là việc của riêng người 
lớn mà còn chính là nhiệm vụ của trẻ, từ những hành động thường ngày: Tiết kiệm 
nước, bỏ rác vào thùng, chăm sóc cây xanh, không hái hoa, bẻ cành, yêu quý động 
vật....
 * Sáng tác, sưu tầm các bài hát, thơ ca, hò vè, tranh truyện, trò chơi 
về giáo dục bảo vệ môi trường
 Tôi luôn sưu tầm, tự sáng tác các bài thơ, câu chuyện, bài hát, trò chơi, hò vè 
có nội dung về giáo dục BVMT đưa vào các tiết học, các hoạt động mọi lúc mọi nơi. 
Mục đích cung cấp cho trẻ kiển thức, kĩ năng, thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa 
của việc BVMT.
 * Các bài thơ, bài vè
 - Các bài thơ: Bác quét rác, cô dạy, không vứt rác ra đường, nghe lời cô giáo, 
bé quét nhà.
 Bài thơ: “ BÁC QUÉT RÁC ”
 Keng ! Keng ! Keng ! Vội cùng mẹ em
 Tiếng keng rất quen Đến bên xe rác
 Của bác quét rác Mẹ cùng với bác
 Đó là bác nhắc Chất rác lên xe.
 Tất cả mọi nhà Xe rác đầy ghê
 Mang hết rác ra Bác còng lưng đẩy
 Cho bác đi đổ. Và em nhìn thấy
 Tối nào cũng nhớ Bác đẫm mồ hôi Giúp trẻ hiểu được hoạt động trồng cây, từ đó yêu quý và biết chăm sóc cây 
xanh.
 b. Chuẩn bị
 Một chậu đất nhỏ, một chậu thuỷ tinh hoặc lọ thuỷ tinh to có thể úp lên trên 
chậu đất, một ít hạt.
 c. Tiến hành
 - Ngâm hạt vào nước ấm vài ba tiếng rồi vớt ra,
 - Gieo hạt vào chậu đất, tưới nước cho đất ẩm
 - Úp chậu thuỷ tinh (hoặc lọ) lên chậu đất.
 - Đặt chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời
 - Hằng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi sự thay đổi của chậu đất (hạt nảy mầm, 
mọc lên tạo thành ngôi nhà xanh nhỏ rất đẹp.
 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi 
trường.
 * Xây dựng các tiết dạy chuyên đề qua ý tưởng của trẻ về môi trường
 Dựa vào kế hoạch, nội dung các hoạt động năm học 2020-2021 và tình hình 
thực tế của lớp tôi phụ trách, tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch, giáo án chuyên đề 
về môi trường trên nền tảng ý tưởng trẻ. Khuyến khích trẻ nêu những ý tưởng của 
mình về các hoạt động bằng nhiều cách, ví dụ: Cho trẻ xem video về thực trạng môi 
trường hiện nay và hỏi trẻ thích điều gì nhất? Hoặc cho trẻ chơi một số trò chơi để 
kích thích trẻ nói... từ đó giáo viên sẽ chọn lọc và thực hiện xây dựng tiết dạy. Các 
tiết dạy cần xác định được các yêu cầu đạt được của chuyên đề: tầm quan trọng của 
môi trường? Trẻ hiểu được mục đích của hành động giữ gìn, bảo vệ môi trường? Trẻ 
biết được bảo vệ môi trường cần phải làm những việc gì phù hợp với lứa tuổi?
 Ví dụ: Với đề tài Bảo vệ nguồn nước trẻ biết được nước có vai trò rất quan 
trọng trong việc duy trì sự sống của con người và các loài động vật thực vật, nước 
quan trọng đối với đời sống hàng ngày, lợi ích của nước. Cần đi sâu hơn trong việc 
trẻ nắm được thực trạng của ô nhiễm nguồn nước và thực trạng sử dụng nguồn nước 
để từ đó trẻ rút ra được bảo vệ nguồn nước cần làm gì? Hay với đề tài: Phân loại rác 
trẻ cần biết được khái niệm đơn giản nhất về rác vô cơ, rác hữu cơ? Tác dụng, lợi 
ích, tác hại của từng loại? Trẻ sẽ rút ra được bài học cho bản thân và biết phân loại 
rác hữu cơ và rác vô cơ....... về nước, các bé đã xây dựng được ý thức tiết kiệm và hình thành thói quen tắt nước 
khi không sử dụng.
 Có thể nói rằng, các hoạt động trải nghiệm có tác động rất lớn tới việc phát 
huy tính tích cực bảo vệ môi trường của trẻ.
 * Tổ chức trải nghiệm thông qua cuộc thi về bảo vệ môi trường
 Để đề tài thực sự đi vào hoạt động thường kỳ của lớp, mang lại kết quả cao 
nhất, tôi đã mạnh dạn tổ chức một số cuộc thi về môi trường cho trẻ cùng với sự giúp 
đỡ của các bậc phụ huynh thông qua các ngày lễ hội.
 - Tổ chức cuộc thi hóa trang bảo vệ môi trường.
 Cuộc thi mang lại không khí vui tươi, khích lệ ý tưởng sáng tạo của trẻ và phụ 
huynh học sinh. Với nội dung bảo vệ môi trường, nhiều bộ trang phục lấy ý tưởng 
từ sách báo cũ, từ giấy gói hoa, hoặc từ các loại cây, rau... Qua cuộc thi trẻ hiểu được 
thông điệp của cuộc thi mang lại.
 - Cuộc thi phân loại rác bảo vệ môi trường.
 Ở cuộc thi này tôi cùng phụ huynh học sinh đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng vật 
liệu để tổ chức cuộc thi. Các cháu trở thành những bác lao công vệ sinh môi trường. 
Trước khi vào cuộc thi trẻ được củng cố kiến thức về rác vô cơ và rác hữu cơ qua 1 
số video. Phần thi thứ nhất là phần thi kiến thức, các câu hỏi trắc nghiệm, các câu 
hỏi mở có nội dung liên quan đến vấn đề phân loại rác và nghề vệ sinh môi trường. 
Phần thi thứ hai là phần thi thực hành, trẻ phải dựa trên những hình ảnh về rác và 
kiến thức của mình để phân loại riêng rẽ rác vô cơ và rác hữu cơ. Tất cả các phần thi 
trẻ đều được chia thành các nhóm.
 - Cuộc thi Hành động vì môi trường xanh - sạch - an toàn
 Những video, clip về những hành vi bảo vệ môi trường là một phần quan trọng 
trong cuộc thi, trẻ được xem được thấy những tình huống trên video, trẻ phải tư duy 
để xử lý các tình huống có những hành vi sai về bảo vệ môi trường. Ngoài ra trẻ 
được tham gia vào một số trò chơi dân gian trong cuộc thi.
 * Làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu:
 Hàng ngày, do nhu cầu sinh hoạt mà 1 lượng lớn rác thải đã thải ra môi 
trường đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Để giải quyết 
1 phần vấn đề đó tôi đã đặt ngoài hành lang góc lớp 4 tuổi B3 ngôi nhà trong đó học 
sinh, phụ huynh, cô giáo hàng ngày sẽ đem các phế liệu đặt vào ngôi nhà đó, tôi 
sẽ chọn phân loại nguyên vật liệu khác nhau để sử dụng làm đồ dùng 
tự tạo “Hành động nhỏ ý nghĩa lớn”. Qua đó giảm thiểu được lượng rác thải ra ngoài 
môi trường, tránh ô nhiễm môi trường. Bảng khảo sát trẻ cuối năm
 TT Nội dung tiêu chí Tổng Kết quả
 đánh giá trẻ số 
 trẻ Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ %
 % đạt
 1 Tự giác cất dọn giữ 35 
 gìn, đồ dùng, đồ chơi 32 91% 3 9%
 gọn gàng ngăn nắp 
 đúng nơi quy định. 
 2 Tự giác giữ gìn trật tự, 35 
 vệ sinh trường lớp, 33 94% 2 6%
 nhặt rác, vứt rác đúng 
 nơi quy định. 
 3 Tự giác vệ sinh cá 35 
 nhân, tiết kiệm nước 32 91% 3 9%
 khi sử dụng và tắt khi 
 không sử dụng.
 4 Tỏ thái độ với những 35 
 hành động sai đối với 33 94% 2 6%
 môi trường.
 Sau khi thực hiện các biện pháp giáo dục BVMT tôi nhận thấy:
 Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, trẻ chú ý lắng nghe, cảm nhận và có những 
việc làm hành động cụ thể đúng đắn, trẻ mạnh dạn tự tin bày tỏ quan điểm, hiểu biết của 
bản thân phù hợp giúp cải thiện và bảo vệ môi trường như: Biết thu dọn rác, sắp xếp đố 
dùng đồ chơi gọn gàng, biết chăm sóc bảo vệ thiên nhiên.
 Trẻ có được kiến thức đơn giản ban đầu về môi trường sống của con người, 
về động vật, thực vật và biết bảo vệ môi trường nơi trẻ ở. Trẻ gần gũi yêu quý thiên 
nhiên hơn.
 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở và nơi công 
cộng. Biết sử dụng điện nước tiết kiệm.
 Từ những kết quả đạt được tôi trao đổi cùng với giáo viên trong khối lớp, cùng 
nhau tìm tòi, áp dụng những biện pháp hợp lí, phù hợp trong tất cả các hoạt động 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_pha.docx