Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo

doc 15 trang skkn 21/03/2024 2942
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo
 UBND QUẬN LONG BIÊN
 TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI 
NÂNG CAO KỸ NĂNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
 Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo 
 Cấp học : Mầm non
 Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Loan
 Chức vụ : Giáo viên
 ĐT : 0373617033
 Đơn vị công tác : Trường mầm non Tuổi Hoa
 Quận Long Biên - Hà Nội
 Long Biên, tháng 3 năm 2023 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Sự nghiệp giáo dục mầm non ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, quốc 
tế hóa hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng “ Trẻ em hôm nay, thế giới 
ngày mai”. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non được coi 
là mắt xích đầu tiên, có nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề, cơ sở ban đầu rất cần thiết 
cho trẻ bước vào các cấp học khác. Nếu coi giáo dục là “ngôi nhà” thì giáo dục 
mầm non là “nền móng”, “nền móng” có chắc thì “ngôi nhà” mới vững. 
 Hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể chuyện 
sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa rất quan trọng - là cơ sở sớm 
hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, ham hiểu biết, óc quan sát, sáng tạo, phát triển 
tư duy, phát triển ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ trẻ em bày tỏ được ý nghĩ, 
nguyện vọng của mình khi giao tiếp với người xung quanh. Qua đó, góp phần 
phát triển tư duy của trẻ và cũng là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi 
hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ em. Phát triển ngôn ngữ, 
đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật học ở một tầm cao mới trong đó phải kể đến 
hình thức “Kể chuyện sáng tạo” giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực 
về mọi mặt, rèn đức tính kiên trì ở trẻ, lồng ghép giáo dục đạo đức cho trẻ một 
cách nhẹ nhàng phù hợp. 
 Kể chuyện sáng tạo đối với trẻ 4-5 tuổi quan trọng như vậy mà qua phân 
tích thực trạng tiếp thu kiến thức của các cháu mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở năm học 
trước cho thấy việc lĩnh hội kiến thức làm quen văn học còn chưa cao, nhất là 
thể loại kể chuyện sáng tạo. Việc lên lớp của cô trong tổ chức giờ kể chuyện 
sáng tạo cho trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được trẻ tập trung vào học môn 
học này.
 Xuất phát từ lý do trên, với tâm huyết nghề tôi thấy việc bồi dưỡng kiến 
thức toàn diện cho trẻ, trong đó nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 
mà tập trung chính là dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một nhiệm vụ tôi thấy rất cần 
thiết, vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian suy ngẫm, trăn trở nhằm tìm ra “Một số 
biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo”
II. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
 Dạy trẻ làm quen văn học, trong đó dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm cung 
cấp một số kỹ năng cho trẻ: đó là khả năng giao tiếp, khả năng nói rõ ràng, mạch 
lạc, biểu cảm, nói đúng câu có ý nghĩa, phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Qua những 
câu chuyện, những nhân vật trong truyện mà trẻ được kể, được nghe cô kể còn 
giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Kể chuyện sáng tạo 
còn là phương tiện giáo dục tri thức cho trẻ phát huy tính tích cực ở trẻ, rèn nếp 
tư duy sáng tạo cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
 1/10 4 Đặt tên mới cho chuyện 2 5% 19 54% 17 48%
 5 Tạo nhân vật để KCST 5 14% 25 71% 8 22%
 6 KCST diễn cảm 3 8% 21 6% 14 35%
3. Các biện pháp đã tiến hành
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ 
 Môi trường lớp học rất cần thiết cho việc kích thích sự tò mò, khơi gợi sự 
hứng thú của trẻ đối với các hoạt động. Nếu giáo viên xây dựng được môi 
trường phát triển ngôn ngữ để trẻ thoải mái, tự nhiên tham gia các hoạt động thì 
đó sẽ là bước thành công đầu tiên của giáo viên trong việc giúp trẻ tiếp cận với 
các biện pháp phát triển ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã vận dụng những kiến thức đã được lĩnh hội qua 
đợt tập huấn bồi dường chuyên môn về "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình 
thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” để xây dựng môi 
trường theo hướng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Tôi đã làm bằng cách tận dụng không gian, vị trí hợp lý để tạo ra môi trường 
ngôn ngữ cho trẻ. Đưa hình ảnh nhân vật gần gũi, thân quen gần gũi trong cuộc 
sống mà trẻ yêu thích, cũng như các nhân vật trong câu chuyện vào góc văn học 
và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các bảng chơi, mảng tường. 
Vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt 
động thường ngày. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện 
sáng tạo một cách dễ dàng.
 Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh tự 
tạo, giáo viên còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: 
các loại rối khác nhau một số con rối dẹt, rối ngón tay, rối dây, rối que, rối nam 
châm... hay quyển sách kể chuyện sáng tạo, sa bàn hộp, có thể thay đổi nhân vật, 
thay đổi hình nền, gắn dính được các chi tiết phụ sao cho phù hợp với nhiều nội 
dung chuyện. Giúp trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động kể chuyện sáng tạo 
theo ý tưởng của mình.
 Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng 
quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi 
hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, 
đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham 
gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các 
con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó. Như vậy 
ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.
 3/10 Đồng thời, phải tập trung dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ toàn bộ chương 
trình làm quen văn học để có kế hoạch phân loại cụ thể, nắm chắc mục đích yêu 
cầu, nội dung của từng bài, từng loại tiết, nắm chắc lượng kiến thức cần đạt đối 
với trẻ 4-5 tuổi để phân loại và áp dụng cho phù hợp.
 Kể chuyện sáng tạo khác với các tiết kể chuyện khác là cô có thể kể một 
câu chuyện mẫu theo chủ đề, đàm thoại với trẻ, dựa vào đó trẻ có thể kể một câu 
chuyện khác, có thể kể theo tranh, theo đồ vật đồ chơi, mang nội dung chủ 
điểm bằng chính ngôn ngữ của trẻ nhằm mở rộng sự hiểu biết phát huy tính tích 
cực của trẻ, tạo cho trẻ tính chủ động về khả năng diễn đạt, phát triển ngôn ngữ.
 STT Chủ đề Nội dung Ghi chú
 1 Trường Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô 
 mầm non kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng 
 tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ 
 đề “Trường mầm non” với quan hệ giữa cô giáo 
 - các con , quan hệ bạn bè trong trường lớp, các 
 hoạt động ở trường, các cô bác trong trường, đồ 
 dùng đồ chơi,
 2 Gia đình Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô 
 kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng 
 tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ 
 điểm “Gia đình” với quan hệ trong gia đình như 
 ông, bà, bố, mẹ, anh em, đồ dùng gia đình,
 3 Thế giới Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô 
 động vật kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng 
 tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ 
 điểm “Thế giới động vật” với quan hệ giữa các 
 con vật gần gũi trẻ quan sát được hoặc hiểu biết 
 của trẻ về những con vật đó. Chủ điểm này có 
 thể chia ra một số tiết kể chuyện sáng tạo nhỏ:
 - Kể chuyện về các con vật sống trong rừng.
 - Kể chuyện về các con vật sống trong gia đình.
 - Kể chuyện về động vật sống ở khắp nơi
 Tóm lại: Để cho trẻ kể chuyện sáng tạo tốt trước hết cần phải xác định rõ 
trong mỗi tiết học ở mỗi chủ đề cần đạt được mục đích yêu cầu gì, từ đó có 
những biện pháp tiếp theo.
3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ diễn đạt phù hợp với lời 
kể sáng tạo, tính cách nhân vật.
 5/10 - Kể chuyện theo đồ chơi: Trò chuyện, đàm thoại với trẻ để trẻ nhận biết được 
mối quan hệ giữa các món đồ chơi đó. Gợi mở để trẻ xây dựng nội dung câu 
chuyện theo ý tưởng của trẻ.
VD: Đồ chơi góc lắp ghép, trẻ lắp được 2 ngôi nhà khác nhau. Một ngôi nhà có 
hồ bơi, một ngôi nhà vườn cây trên sân thượng.
Câu chuyện: Nhà của An có hồ bơi rất rộng, nhà của Hiếu có một vườn hoa trên 
sân thượng. Mùa hè đến, An thường rủ Hiếu sang nhà An bơi lội trong hồ mát 
lắm nhé. Hiếu thì hay rủ An lên sân thượng nhà mình chăm sóc câyvui lắm nhé. 
Hai bạn sẽ luôn là bạn tốt của nhau.
- Kể chuyện theo sơ đồ: Trẻ cắt xé dán hoặc vẽ nội dung câu chuyện mình sẽ 
kể theo sơ đồ. Giúp phát triển tư duy logic của trẻ, định hướng diên biến của câu 
chuyện.
 * Tổ chức hoạt động giáo dục “kể chuyện sáng tạo”
 Tùy vào từng thời điểm đánh giá khả năng của trẻ, ta sẽ xây dựng kế 
hoạch giáo dục cho trẻ tiếp cận với các phương pháp kể chuyện sáng tạo khác 
nhau sao cho phù hợp.
VD: Tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo hình thức: “Kể nối tiếp cho câu 
chuyện”
- Hoạt động 1: Giới thiệu đoạn đầu của câu chuyện
+ Kể lần 1: Kể diễn cảm, nhấn mạnh vào ngữ điệu của từng nhân vật.
 Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Kể lần 2: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan
Mở đầu câu chuyện có chuyện gì? Tính cách của các nhân vật như thế nào?
- Hoạt động 2: Chia nhóm để thảo luận và cùng nhau sáng tạo ra nội dung tiếp 
theo cho câu chuyệnCho các nhóm sử dụng dụng cụ trực quan như sa bàn, rối, 
sách kê chuyện sáng tạo,... để thảo luận.
- Hoạt động 3: Chia sẻ câu chuyện của nhóm mình với các nhóm khác.
Sau khi trẻ hoạt động nhóm, thảo luận và thống nhất được nội dung câu chuyện 
của nhóm mình. Các bạn sẽ phân công nhiệm vụ: ai kể chuyện, ai diễn rối, ai sẽ 
đóng nhân vật nào,..để hợp tác, chia sẻ câu chuyện c ủa nhóm mình.
- Hoạt động 4: Nhận xét và đặt câu chuyện cho câu chuyện của nhóm bạn.
 Sau khi nghe câu chuyện của nhóm bạn, các nhóm khác muốn hiểu rõ câu 
chuyện có thể đặt câu hỏi để thành trong nhóm bạn trả lời. Cũng có thể nêu ý 
tưởng góp ý cho nhóm bạn. Phát triển ngôn ngữ nghe hiểu cũng như diễn đạt, tư 
duy sáng tạo của trẻ rất nhiều.
 3.4. Biện pháp 4: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng 
tạo. 
 7/10 Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan 
trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phụ 
huynh đã cởi mở hơn trong việc nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên để giáo dục, 
giúp con trẻ được tăng cường khả năng giao tiếp diễn đạt thông qua hoạt động 
kể chuyện sáng tạo.Và một điều quan trọng và cũng là động lực với người giáo 
viên chúng tôi, đó là phụ huynh có thể cảm nhận rõ sự vất vả nhưng vẫn tận tâm 
với nghề. Từ đó, phụ huynh có cái nhìn đúng và toàn diện về công việc cũng 
như chia sẻ những kinh nghiệm giúp giáo dục con em chúng ta tốt hơn. 
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
 4.1. Về giáo viên: Nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, 
có hình thức tổ chức phù hợp hấp dẫn, phát huy được các hoạt động chủ đạo của 
trẻ “ chơi mà học, học bằng chơi”, biết làm đồ dùng đồ chơi, ứng dụng CNTT 
vào khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 
 4.2. Về phía phụ huynh: Trẻ không những kể chuyện ở lớp mà còn kể ở 
nhà, các cháu kể rất diễn cảm và sáng tạo cho ông bà, bố mẹ nghe. Gia đình rất 
ngạc nhiên, phấn khởi và tin tưởng ở các cô giáo vì vậy cho con đi học đều.
 4.3. Về đồ dùng: Trước kia chỉ có bộ tranh truyện chung, nay ở lớp có 
thêm nhiều bộ đồ dùng đồ chơi do các cô giáo và học sinh tự làm như rối dẹt, rối 
tay, rối di chuyển trên tranh, rối đớp lời,... để cho trẻ sử dụng. Trong đó rối đớp 
lời, rối tay và rối dẹt di chuyển trên tranh đạt hiệu quả rất cao trong việc kể 
chuyện sáng tạo, trẻ rất thích. 
 4.4. Vế phía trẻ: 100% các cháu tập trung chú ý cao, thực sự hứng thú và 
có kỹ năng khi tham gia vào kể chuyện sáng tạo tích cực, giúp ngôn ngữ trẻ phát 
triển.
 - Sau khi thực hiện các biện pháp trên kết quả khảo sát học kỳ I năm học 
2022 - 2023 đạt được trên trẻ như sau:
 Tổng số: 35 cháu
 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có
 STT Đánh giá Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ 
 trẻ % trẻ % trẻ %
 1 Hứng thú với KCST 25 71% 10 28% 0 0%
 2 Tập trung chú ý 17 48% 17 48% 1 2,8%
 3 Trả lời câu hỏi 15 43% 16 45% 4 11%
 4 Đặt tên mới cho chuyện 13 37% 17 48% 5 14%
 5 Tạo nhân vật để KCST 8 22% 25 66% 2 5,7%
 6 KCST diễn cảm 8 22% 21 60% 5 17%
 9/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nan.doc