Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh, Buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, Đăk Lăk

doc 22 trang skkn 01/03/2024 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh, Buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh, Buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, Đăk Lăk

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh, Buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, Đăk Lăk
 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non 
 Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk.
 I . PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài :
 Khám phá khoa học không chỉ khám phá về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ 
phát triển về ngôn ngữ, kích thích trí tưởng tượng, suy đoán, tính tò mò, sáng tạo của trẻ, 
trẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự mới lạ qua những sự vật và hiện tượng xung quanh. 
Đặc biệt trẻ 4-5 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và 
tình cảmThế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ, 
hấp dẫn, còn có bao lạ lẫm và khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Cho 
nên giáo dục Mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ, trách nhiệm 
giáo dục là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc trẻ, cần giáo dục trẻ một cách 
có khoa học và phù hợp với từng lứa tuổi.
 Khi nói đến trẻ Mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu 
khám phá thế giới xung quanh mình, bởi thế giới xung quanh trẻ có rất nhiều sự vật, hiện 
tượng mà trẻ muốn được trải nghiệm, vì thế trẻ luôn có những niềm khao khát được khám 
phá, tìm hiểu về chúng. Cho trÎ khám phá khoa học nhằm giúp trẻ hiểu biết về những gì 
xung quanh trẻ, từ môi trường tự nhiên, đến môi trường xã hội. Đồng thời, trẻ hiểu biết hơn 
về chính bản thân mình, mặt khác việc cho trẻ khám phá khoa học trong trường Mầm non 
hiện nay còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất nên việc tổ chức các hoạt động khám 
phá khoa học cho trẻ chưa mang lại hiệu quả cao như mong muốn.
 Trên thực tế các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non 
Bình Minh. Giáo viên chưa lôi cuốn được trẻ hứng thú trong hoạt động khám phá, các hoạt 
động còn tẻ nhạt, trẻ chưa thực sự hứng thú học tập. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã 
chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa 
học tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- 
Đăk Lăk”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 *Mục tiêu của đề tài :
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh1 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non 
 Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk.
 Trẻ em là lứa tuổi cần được sự quan tâm đặc biệt từ những người lớn xung quanh 
trẻ, ở giai đoạn này, những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động lớn 
đến cuộc sống hiện tại của trẻ. Bởi thế, đối với trẻ “ Chơi mà học và học bằng chơi” là 
bước đầu của chìa khóa để mở cánh cửa giúp trẻ đón nhận những kiến thức cơ bản nhất về 
thế giới xung quanh mình.
 Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà trẻ cũng có những đặc điểm riêng 
biệt về cấu tạo sinh lý, nhận thức và kĩ năng giao tiếp, do đó trẻ em cũng cần có những 
biện pháp chăm sóc thích hợp. Nhiều người đã cho rằng “ Trẻ em như tờ giấy trắng, ai 
muốn vẽ gì vào đó thì vẽ” đó cũng chính là những quan điểm sai lầm, lệch lạc. Có lẽ ngay 
từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết 
bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, thì trẻ đã muốn tìm hiểu và khám 
phá về thế giới xung quanh. Thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận 
thức riêng bên trong của mình, nhưng đôi khi trẻ cũng phải tích cực tham gia vào một số 
hoạt động, thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và được bộc lộ ra bên ngoài. 
 Trẻ rất hiếu động và tò mò, ham muốn học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh, hay đặt 
ra những câu hỏi vu vơ. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu 
hoặc nói cách khác là các trí thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người 
giáo viên cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết 
thực,nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- Thẩm 
mĩ- Thể lực- Tình cảm. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách chuẩn mực và rõ rệt hơn.
 Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động khám phá 
khoa học có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động khám phá khoa học là một trong những 
hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ Mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện 
một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mình, những gì 
mà khiến trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Ho¹t 
®éng khám phá khoa học là một trong những hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự 
tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và 
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh3 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non 
 Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk.
 - Số trẻ trong lớp 94,1% là con em dân tộc thiểu số, trong đó có 40% là trẻ mới đi 
học chưa có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, sử dụng tiếng mẹ đẻ là 
chủ yếu, vốn tiếng Việt còn nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt 
động cho trẻ khám phá khoa học.
 - Phụ huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa 
con em mình đến trường, học là một việc làm thiết thực và cần thiết nhất trong xã hội công 
nghiệp hóa hiện đại hóa như ngày nay. Nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ đóng góp kinh 
phí để tạo góc hoạt động khám phá khoa học phong phú. Điều kiện kinh tế cuả phụ huynh 
khó khăn dẫn đến việc quan tâm đến trẻ còn hạn chế, đa số các gia đình mải lo làm kinh tế 
nên chưa quan tâm đúng mức đến trẻ .
 - Số trẻ ở lớp chưa qua nhóm lớp nhà trẻ, trẻ đến lớp 4-5 tuổi chiếm 80%, khả năng 
trẻ tiếp thu chậm. 
 - Vốn hiểu biết môi trường xung quanh về sự vật, sự việc, một số hiện tượng thiên 
nhiên, con người còn hạn chế .
 - Từ những ưu điểm và hạn chế trên tôi đã làm khảo sát thực trạng về khám phá 
khoa học của trẻ qua các vấn đề : Trẻ nhận biết và phát âm đúng; trẻ nhận ra sự thay đổi 
trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên khám phá các sự 
vật hiện tượng xung quanh; trẻ hay đặt câu hỏi; trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng 
xung quanh; giải thích được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn giản trong cuộc 
sống hằng ngày . Thu được kết quả như sau: 
 - Tổng số khảo sát 34 trẻ trong lớp
 Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện kết quả đạt
 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 20/34 trẻ =58,8 %
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh5 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non 
 Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk.
 - 94,1% trẻ là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, 60% trẻ nói tiếng mẹ đẻ, phát 
âm chưa chuẩn tiếng Việt 40% . 
 - Phụ huynh học sinh 94,1% là nông dân ở vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số, ít 
có thời gian quan tâm đến con cái trong việc tạo hứng thú cho trẻ học. 
 - Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khám phá của cô và trẻ còn thiếu như một số 
dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm, máy chiếu
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp:
 - Phát triển toàn diện về 5 mặt cho trẻ: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, tình cảm 
xã hội.
 - Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách sâu sắc, chính xác, mang tính khoa 
học phù hợp với lứa tuổi.
 - Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học với tâm thế hứng thú, 
phấn khởi, vui tươi, tự tin, phát triển các khả năng của trẻ như: Quan sát, so sánh, ghi nhớ, 
chú ý, phân tích, phán đoán
 - Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, sống gần gũi, thân thiện với thế giới xung quanh 
trẻ.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Qua nhiều đề tài khám phá khoa học tôi thấy trẻ tham gia hưởng ứng nhiệt tình, say 
mê của các cháu. Với việc học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động tham gia vào 
các hoạt động học, với những phương pháp, biện pháp áp dụng như sau : 
 * Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập cho trẻ.
 Trường có khuôn viên đẹp, có cây xanh, có vườn hoa nhiều màu sắc đủ để cho trẻ 
khám phá khoa học. Tận dụng các hình ảnh thật để trò chuyện và hướng trẻ đến với thiên 
nhiên tươi đẹp.
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh7 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non 
 Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk.
 * Biện pháp 2 : Tổ chức cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường 
xung quanh trẻ để mở rộng hiểu biết, kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá ở 
trẻ.
 Cho trẻ làm thí nghiệm và thực hành để phát hiện “khám phá khoa học mới”, với trẻ 
những gì chưa biết, chưa làm và đặc biệt hứng thú với thí nghiệm khám phá cái mới lạ. 
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ thì quả là một điều thích thú đối với trẻ. 
Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử, sai, đúng và cuối cùng 
trẻ sẽ tự tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. Trẻ sẽ say mê với phát 
hiện mới và đưa ra được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi.
 Ví dụ: Cô ơi, vì sao cây này lại thấp hơn cây kia, hoặc tại sao con mèo lại kêu meo 
meo
 Trẻ trực tiếp thực hành thí nghiệm giữa vật nổi vật chìm, hoặc làm thí nghiệm giữa 
bình hoa có nước và bình hoa không có nước, mỗi khi trẻ khám phá ra điều gì, thì nên cho 
trẻ ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và trẻ đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm 
thành công, trẻ sẽ biểu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò 
ầm ĩ, với tiết học này trẻ thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Nhờ vào việc cho 
trẻ thực hành thí nghiệm sẽ có những tác động như: Tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm 
ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. Với tôi đã áp dụng nhiều 
vào tiết học của trẻ về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng 
nhiệt tình, say mê của trẻ.
 Biểu tượng về thế giới xung quanh, không chỉ trên thực tế mà còn đưa đến với trẻ 
qua nhiều hình thức :
 Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật  Giúp trẻ 
không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng của 
mình.
 Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con trâu : 
 Con gì ăn cỏ
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh9 Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non 
 Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk.
 Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây hoa hồng, dây leo. để trẻ 
tự đặt ra câu hỏi cùng nhau và đưa ra những câu trả lời khác nhau theo sự suy đoán và tìm 
hiểu trên thực tế của trẻ.
 Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt  Tranh ảnh 
vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, 
các loại hạt và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những 
sản phẩm từ những đồ chơi ấy. 
 Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu khác nhau để trẻ 
được trải nghiệm thực hành trẻ sẽ liên tưởng theo sự sáng tạo và suy nghĩ của trẻ.
 * Biện pháp 3 : Cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau.
 - Thông qua các tiết học: Cho trẻ làm quen với môn khám phá khoa học, nên trong 
mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay clip, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến 
nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu .
 Ví dụ : Chủ đề thế giới động vật cho trẻ làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc 
điểm của con cua có hai càng to, tám chân Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “ Các con có biết 
con cua nó đi như thế nào không? ” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ 
rõ, cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
 Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn biết môi 
trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ?) các bộ phận cơ thể ra sao. Nắm 
rõ đặc điểm trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt.
 Trong tiết dạy khám phá khoa học tôi lồng ghép thích hợp các môn khác như : Toán, 
âm nhạc, tạo hình, văn học để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và 
rộng hơn.
 Ví dụ : Trong tiết dạy làm quen với động vật .
 Tôi cho trẻ thi “ Đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn. 
 “ Con gì hai mắt trong veo
 Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau” ?
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_lop.doc