Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc MỤC LỤC NỘIDUNG TRANG MỤC LỤC 1 I.Đặt vấn đề 2 - 3 II.Giải quyết vấn đề 3 - 11 1. Cơ sở lí luận 3 - 6 2. Thực trạng vấn đề 6 - 7 3. Các biện pháp 7 - 11 4. Hiệu quả SKKN 11 III.Kết luận và kiến nghị 12 - 13 Phụ lục 14 IV.Tài liệu tham khảo 15 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ mầm non học mà chơi chơi mà học và hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi, giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi có ảnh hưởng quyết định đến sự 1 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc thời còn rèn luyện kỹ năng vô cùng quan trọng đó là kỹ năng giao tiếp. Đơn giản là vì khi chơi trẻ tiếp xúc với nhau chủ yếu bằng ngôn ngữ từ đó đã hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất ham học hỏi thích hoạt động với đồ vật, việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ.Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành mạnh an toàn .Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện với trẻ, từ đó sẽ phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy những năng lực chung cho trẻ, đáp ứng với việc bước đầu hình thành những con người mới cho xã hội hiện đại và không ngừng phát triển. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên, nhưng cũng rất ham thích được học hỏi những cái mới lạ, vậy, người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa có thể vui chơi một cách hồn nhiên, nhưng cũng có thể tiếp nhận được những kiến thức mà cô giáo muốn truyền đạt đến trẻ? Để trẻ không những tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ động mà phải tích cực, chủ động, thích được khám phá 3 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. - Việc nghiên cứu thực trạng của báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến nhằm mục đích: - Xác định rõ thực trạng về tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động góc của trẻ 4-5 tuổi trong lớp nói riêng và của trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non Giang Biên nói chung. - Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu. Với đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc” khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến hành như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi và tính tích cực ở các góc của trẻ 4-5 tuổi ở lớp MGN B3, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực, chủ động và sáng tạo hơn khi hoạt động góc. 5 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc Đồ dùng, đồ chơi đẻ phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc chưa được đầy đủ thiếu phong phú đa dạng. Vì vậy khi trẻ tham gia tạo ra sản phẩm chưa được thẩm mỹ, dẫn đến việc trang trí các góc chưa được đẹp và khoa học ảnh hướng đến việc tổ chức cho trẻ. Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi của trẻ trong giờ hoạt động góc còn chưa thành thạo đôi khi còn lúng túng. Trẻ không hứng thú với các hoạt động tĩnh trong góc học tập, các thao tác chơi đơn giản, lặp lại. Sự tập trung chú ý của trẻ khi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có thiếu chú ý hay mất tập trung. Trẻ chưa biết chia sẻ, giao lưu hợp tác với bạn, thể hiện: khi sử dụng đồ dùng đồ chơi chưa biết nhường nhịn bạn, còn tranh giành đồ dùng, đồ chơi của nhau, chơi riêng lẻ, ít phối hợp với bạn chơi và ít liên kết góc chơi. Về phía giáo viên: Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít Về phía phụ huynh: Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều. Một số cha mẹ trẻ còn chiều con khi cho con sử dụng các trò chơi hiện đại qua điện thoại, máy tính mà trẻ lãng quyên đi các đồ dùng đồ chơi tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Và thường không quan tâm đến việc trẻ chơi có thích hay không hay không quan tâm đến hiệu quả của trò chơi mà con mình đang chơi. 3. Một số biện pháp đã tiến hành 3.1.Biện pháp 1: Lên kế hoạch hoạt động góc cho trẻ theo ngày, tuần, tháng. Việc lên kế hoạch hoạt động góc cụ thể cho từng ngày, từng tuần và tháng là một việc rất quan trọng. Từ đó giúp giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức ở mỗi chủ đề, chủ điểm nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất ở trẻ. Ví dụ: Trong tháng 9,tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động góc cụ thể như sau: Kế hoạch: Hoạt động góc * Góc trọng tâm: Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non(T1); Lắp ghép đồ chơi trong sân trường( T2). Góc phân vai:Bác đầu bếp tài ba(T3). 7 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc Trong lớp việc bố trí sắp xếp nhóm lớp theo dạng mở gây hứng thú cho trẻ là rất cần thiết. “ Môi trường như là người giáo viên thứ hai của trẻ” nhằm tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tò mò, khám phá của trẻ. Công tác này được thực hiện xuyên suốt, kịp thời phù hợp với chủ đề đang thực hiện trong chương trình tuy nhiên. Tất cả những gì đưa vào trong lớp cho trẻ hoạt động ta phải biết được trẻ sẽ làm gì với nó và phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ . 3.3 Biện pháp 3: Làm đồ dùng đồ chơi thân thiện với trẻ. Từ nguyên phế liệu không còn công dụng chúng ta sẽ tận dụng, sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích thiết thực phục vụ cho hoạt động góc. Tôi đã tận dụng và tạo ra các sản phẩm như: + Vợt muỗi khi hỏng ta kết hợp cùng hồ dán, giấy màu tạo ra sản phẩm là một cây đàn ghi ta. + Vỏ chai nước ngọt kết hợp cùng giấy màu, xốp tạo ra sản phẩm là một lọ hoa rất đẹp. + Vỏ sữa chua cùng xốp màu sẽ tạo ra sản phẩm là những con vật ngộ nghĩnh. + Cành cây khô cùng xốp màu sẽ tạo ra sản phẩm là những cây hoa rực rỡ sống động. Và còn rất nhiều sản phẩm phục vụ cho từng góc chơi tạo nên giờ hoạt động góc rất phong phú. Như vậy bằng nguyên vật liệu gần gũi với trẻ ta đã tạo ra những sản phẩm rất thân thiện hữu ích đối với trẻ. Từ đó sẽ kích thích được tính tò mò thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi 3.4 Biện pháp 4: Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động. Với trẻ góc mở là góc mới mà trẻ đang dần làm quen và hoạt động . VD : Với góc toán số cô đã đính sẵn trên góc phần mở là trẻ sẽ gắn hình ảnh theo số lượng cô đã đính. 9 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc dùng phục vụ đầy đủ cho hoạt động, từ đó giúp hoạt động góc thêm sinh động, phong phú. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm : Qua một năm thực hiện đề tài tôi luôn không ngừng học hỏi phấn đấu, từ những gì vốn có của bản thân cùng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức của bạn bè đồng nghiệp. Cá nhân tôi đã được tập thể nhà trường nhìn nhận đầu tư để tôi giảng dạy tiết dạy mẫu và tổ chức giờ hoạt động góc, tôi đã hoàn thành tốt. Bên cạnh đó trong cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường tôi đã đạt tiết dạy tốt. Khi khảo sát chất lượng cuối năm trên trẻ đã có sự thay đổi rõ nét. Tỉ lệ trẻ tham gia vào giờ hoạt động góc đã tăng lên 100%. Tỉ lệ trẻ chơi tự do không thăm gia vào hoạt động góc đã giảm xuống mức 0%. Điều đó nghĩa là tất cả trẻ đều thích thú tham gia hoạt động góc.Như vậy với việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc đã mang lại kết quả cao:100% các cháu thích chơi hoạt động góc vui vẻ cùng cô. III/ KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết luận Có thể nhận thấy rõ sự thay đổi trên trẻ qua năm thực hiện đề tài, việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc đã mang một ý nghĩa quan trọng trong việc giảng dạy, tổ chức hoạt động góc. Tôi đã có phương pháp mới, có nhiều sáng tạo và nâng cao nghệ thuận giảng dạy. thường xuyên giao lưu và nhân được tình cảm của trẻ đồng hời tạo được sự gần gũi thân thiện giữa cô và trẻ, giữa giáo viên với phụ huynh. Với cá nhân tôi thấy tạo moi trường học thông qua hoạt động góc áp dụng trong tổ chức sẽ mang lại kết quả cao cho trẻ, không những vậy việc tạo môi trường thân thiện còn sẽ được áp dụng thông qua nhiều giờ hoạt động khác đặc biệt là hoạt động chủ đích. 11 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc PHỤ LỤC Ảnh minh họa hoạt động góc và ngoài trời. Ảnh minh họa trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động góc 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hun.docx