Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THUỶ TRƯỜNG MẦM NON TT QUẤT LÂM BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÓC Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội “05” Mầm non Tác giả: Bùi Hương Giang Chức vụ: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non Đơn vị công tác: Trường mầm non TT Quất Lâm Giao Thủy tháng 4 năm 2021 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai” Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiêm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, ngành giáo dục mầm non đã đề ra mục tiêu rõ ràng là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen với nhiều hoạt động khác. Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo nhỡ nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tổ chức hoạt động góc cho trẻ giúp trẻ vừa vui chơi, vừa tiếp thu các kỹ năng sống một cách tốt nhất thông qua việc nhập vai chơi. Và tôi nhận ra rằng: Góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắt xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục trẻ. Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú trong hoạt động chơi của trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc”. Hoạt động góc là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bởi trong hoạt động góc trẻ được tập làm, tập bắt chước giống người lớn, được thoải mái thể hiện ý tưởng cũng như hành động vui chơi của mình. Chính vì vậy là một giáo viên đã có nhiều năm công tác, tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Trong quá trình theo dõi trẻ ở trường mầm non nơi tôi công tác, tôi đã nhận thấy rằng trong các giờ hoạt động góc của trẻ còn một số tồn tại đó là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn nhầm lẫn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, khi chơi trẻ chưa có sự giao lưu và chưa có tinh thần đoàn kết giữa các góc chơi với nhau, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ chưa cao. Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi để theo dõi và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Quan tâm tới các cháu kỹ năng chơi còn yếu, phân bổ góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc tách bạch, rõ ràng, giữa các góc chơi phải có sự liên kết. Theo dõi quá trình chơi của trẻ để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao? *Thuận lợi Trong những năm qua. Trường Mầm non TT Quất Lâm đã được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường kiểm định chất lượng mức độ III, trường xanh sạch đẹp đầu tiên của tỉnh Nam Định. Cùng với sự lãnh đạo của ban giám hiệu nhà trường, đồng nhất quan điểm, thường xuyên quan tâm, kiểm tra, tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ , đồ dùng đồ chơi phong phú thuận lợi cho tôi tự tin hơn và thực hiện dễ dàng các hoạt động cho trẻ . Đối với trẻ được hưởng một chế độ chăm sóc giáo dục tốt nhất, có khoa học nhất * Khó khăn. Khi tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường đẻ trẻ được học tập, tham quan và khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo, thực hiện còn cứng nhắc. - Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc. - Biện pháp 3: Xây dựng nội dung chơi ở các góc - Biện pháp 4: Liên kết các góc chơi - Biện pháp 5: Phối kết hợp cùng phụ huynh Cụ thể: 2.1/ Biện pháp 1: Thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ, trang trí các góc, làm nổi bật hình ảnh của các góc chơi. a. Thiết kế môi trường hoạt động: Tôi chia diện tích phòng học thành các góc, các khu vực chơi khác nhau: - Bố trí góc chơi yên tĩnh (tạo hình, sách ) xa các góc ồn ào ( xây dựng, gia đình, bán hàng ) - Có góc cố định (góc tạo hình, gia đình, sách ), có góc di động hoặc thay đổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó - Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng hàng rào tự tạo, các giá, tủ để ngăn cách) - Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển - Bố trí bàn ghế phù hợp với từng góc - Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ - Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ - Sau mỗi tháng tôi thường thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ b. Trang trí các góc: Ở mỗi góc chơi tôi đều trang trí hình ảnh tượng trưng bắt mắt để cho trẻ nhìn thấy là biết ngay đó là góc chơi nào. Đồng thời tôi cũng tạo ra những + Tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau như gạch, khối gỗ, hộp sữa, khối nhựa, bộ lắp ghép, nút, để phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ. + Tôi cũng chuẩn bị các đồ như: Thảm cỏ, len, vải vụn, cây hoa các loại làm từ thìa sữa chua, cây xanh, cây ăn quả được làm từ dạ màu, con vật, hạt gấc để trẻ xếp làm đường đi => Tóm lại: Qua việc trang trí góc chơi nổi bật hấp dẫn, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4- 5 tuổi, tôi thấy trẻ trong lớp rất thích mỗi khi tới lớp, đến giờ chơi trẻ đã mạnh dạn tự mình nêu nên ý kiến khi muốn chơi ở góc nào, không cần cô phải chỉ dẫn hay áp đặt như trước nữa. 24.2/ Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, một cách rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, lịch, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ trai, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn không gây thương tích cho trẻ, không độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. * Ví dụ: Tháng 10-11 với nội dung “Bản thân bé và gia đình” Tôi xác định có những góc chơi nào? Ở mỗi góc chơi cần những đồ dùng gì? Để sưu tầm nguyên vật liệu.Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể như sau: Góc chơi Đồ dùng Nguyên liệu - Hàng rào, Cây xanh, cây - Thùng cát tông, que hoa, Con vật, nhà . kem, vỏ hộp sữa bột, hạt - Ví dụ: Ở góc tạo hình: Tôi dùng hộp nhựa đựng cháo dinh dưỡng và vỏ hộp sữa chua, hướng dẫn trẻ gắn vào nhau rồi trang trí làm thành máy xay sinh tố để trẻ chơi ở góc nấu ăn, hay vỏ hộp sữa su su gắn làm thân cái quạt bàn sau đó cắt xốp trang trí cánh quạt, mút xốp làm thành que kem, đèn ngủ - Ví dụ: Góc âm nhạc Với một ngôi trường mới khang trang có các phòng chức năng với nhiều nhạc cụ âm nhạc giúp trẻ có được tính tự tin khi biểu diễn. Bên cạnh đó tôi tận dụng các lon sữa bò, hộp sữa bột để làm thành các nhạc cụ âm nhạc sinh động và đẹp mắt. Trẻ vừa có thể sử dụng chơi ở góc lại vừa sử dụng trong tiết học. * Nội dung “Phương tiện và luật an toàn giao thông” Cũng từ những nguyên vật liệu đó, tôi còn hướng dẫn trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và cùng cô làm ra nhiều sản phẩm như: Vỏ hộp sữa và dây kẽm xù cắt gắn tạo thành cột đèn hay từ que kem tôi hướng dẫn trẻ cùng cô ghép thành vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường, lon bia, vỏ sữa su su, xốp trải nền cũ cắt ra gắn thành các loại phương tiện giao thông. Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ đề. 2.3/ Biện pháp 3: Xây dựng nội dung chơi ở các góc Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì một việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung chơi ở các góc, nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào thông qua việc sử dụng đồ chơi như thế nào để phát triển nội dung chơi? Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi để chuẩn bị đồ chơi cho phù hợp. Nắm được khả năng trẻ ở lớp mình và những kiến thức, kỹ năng gì cần được phát triển cho trẻ. Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì việc xây dựng nội dung chơi ở các góc là một biện pháp khá quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc. Nội dung chơi được thay đổi theo từng - Hát các bài hát về gia đình - Làm quyển album về gia đình, kể chuyện về gia đình. Nghệ thuật - Vẽ chân dung người thân trong gia đình - Bán hàng: Các đồ dùng, sản phẩm dụng cụ của một số nghề gần gũi, phổ biến - Nấu ăn: Làm bác cấp dưỡng nấu các món ăn. Phân vai - Cô giáo: Tập làm cô giáo dạy hát các bài hát về nghề nghiệp - Bác sĩ Xây dựng, lắp - Xây khu phố nhà bé ghép - Lắp ghép cây, hoa, ghế đá. 3) Những nghề - Khám phá: Phân loại đồ dùng, sản bé yêu phẩm của nghề: Xây dựng, nấu ăn, cô giáo - Toán: Xếp tương ứng 1:1 đồ dùng sản phẩm của nghề Học tập và sách - Văn hoc: Kể truyện theo tranh về nghề Làm bộ sưu tập về đồ dùng sản phẩm của các nghề - Vẽ tô màu hình ảnh của một số nghề Nghệ thuật - Trang trí trang phục cho một số nghề - Xây khu vườn nhà bé: có vườn rau,vườn cây. Xây dựng, lắp ghép - Lắp ghép các cây to, các bông hoa, 5) Tết và mùa hàng rào. xuân - Khám phá: Phân loại rau củ quả: phân loại theo màu sắc, hình dạng. - Toán: Xắp xếp theo quy tắc. Học tập và Tìm số tương ứng, đồ số sách - Văn học: Kể truyện theo tranh, xem tranh ảnh về các loại cây, rau, hoa , quả Làm bộ sưu tập về các loại hoa, quả. - Hát các bài hát về cây xanh, về hoa Nghệ thuật - Vẽ hoa, in hình lá cây, xé dán cây trang trí chủ điểm cùng cô. - Bán hàng: Bán dụng cụ sửa chữa PTGT, mô hinh các PTGT - Nấu ăn: Các món ăn được chế biến từ Phân vai các loại rau củ quả va thực phẩm giàu dinh dưỡng - Xây ngã tư đường phố: có tín hiệu đèn Xây dựng, lắp 6) Phương tiện giao thông, sân bay, nhà ga . ghép giao thông và - Lắp ghép các các khối thành PTGT. luật ATGT - Khám phá: Phân loại các PTGT theo nơi hoạt động, đặc điểm, cấu tạo Học tập và sách - Toán: Xắp xếp theo quy tắc. - Vẽ về biển, về mùa hè - Bán hàng: Bán các loại rau, củ quả, các loại bánh đặc sản của quê hương. Phân vai - Nấu ăn: Nấu các món ăn cho người than rong gia đình - Xây Lăng Bác: có ao cá, chùa một Xây dựng, lắp cột 8) Quê hương- ghép - Lắp ghép các cây to, các bông hoa, Đất nước- Bác hàng rào, thảm cỏ Hồ kính yêu - Toán: Xắp xếp theo quy tắc. Tìm số tương ứng, đồ số - Văn học: Kể truyện theo tranh, xem Học tập và tranh ảnh về các cảnh đẹp quê hương sách - Làm bộ sưu tập về các danh lam thắng cảnh Hà Nội. - Hát các bài hát về quê hương, đất nước, về Bác Hồ Nghệ thuật - Vẽ , xé dán cảnh đẹp đất nước, vẽ về Bác . => Việc xây dựng nội dung các góc chơi phù hợp với trẻ, bản thân tôi nhận thấy trẻ trong lớp hoạt động tốt hơn, khi chơi qua các chủ đề nội dung chơi không bị chồng chéo giúp cho trẻ luôn cảm thấy mới mẻ khi được hoạt động càng kích thích tính tích cực khám phá cho trẻ trong các giờ hoạt động. Qua đó giúp trẻ nắm vững được kinh nghiệm chơi ở mỗi chủ đề một cách tốt nhất. 2.4/ Biện pháp 4: Liên kết các góc chơi 2.5/ Biện pháp 5: Phối kết hợp cùng phụ huynh Để nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thiết. Bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về nội dung hoạt động góc của trẻ tại lớp trong buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi cũng tuyên truyền giải thích cho phụ huynh hiểu thế nào là hoạt động góc, chơi hoạt động góc trẻ chơi những gì, trẻ nhập vai chơi như thế nào, thông qua việc nhập vai chơi trẻ học được những gì và tôi cũng giải thích cho phụ huynh hiểu việc tham gia chơi hoạt động góc có giá trị rất lớn trong việc phát triển toàn diện nhân của trẻ mẫu giáo và hoạt động góc còn là phương tiện để giáo dục trẻ em, có giá trị không nhỏ góp phần quyết định sự thành công trong các lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển tình cảm, quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức. Hay nói cách khác nó là phương tiện giáo dục không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non . Bên cạnh việc tuyên truyền với phụ huynh trên lý thuyết về tầm quan trọng của hoạt động góc trong trường mầm non. Đồng thời thông qua giờ đón trả trẻ hàng ngày tôi cũng thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động góc trong trường mầm non nói chung và đối với trẻ lớp tôi nói riêng. Hoạt động góc không chỉ giúp trẻ nâng khả năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó trước khi tiến hành nội dung hoạt động góc, đầu mỗi nội dung tháng, tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các nội dung hoạt động để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các nội dung đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn, trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi đến giờ chơi, khi chơi trẻ thể hiện vai chơi tốt hơn không bị nhầm lẫn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hun.doc