Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả

doc 14 trang skkn 02/05/2024 2360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có các kỹ năng tự phục vụ bản thân có hiệu quả
 ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ 
 CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI”
 1.Phần mở đầu: 
 1.1.Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là ngành giáo dục hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự 
phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến trường trẻ được học, được chơi, được tiếp 
xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương của cô giáo, được khám phá thế 
giới bí ẩn xung quanh, biết cách sống tự lập cao. Nhờ quá trình giáo dục giúp trẻ 
phát triển toàn diện về nhân cách: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mĩ, tâm lí, 
tình cảm . 
 Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu 
những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Nếu như chúng ta không biết 
cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ đúng cách thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau. 
 Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện những thói quen tốt 
cho trẻ ngay từ nhỏ. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền 
kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến 
con. Và cũng không ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, cha mẹ làm thay hết 
mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. 
Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến trẻ lười biếng, thụ động và sẽ gặp khó khăn 
khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống nói 
chung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. 
Như ông bà xưa thường nói “ dạy trẻ từ thưở lên ba”
 Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ 
động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
 Nếu trẻ biết tự phục vụ bản thân , trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng 
những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, 
giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ 
và tinh thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xung 
quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần những tác động khác nhau đên kỹ năng sống của 
trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp 
trẻ phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
 Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy trẻ kỹ năng tự phục 
vụ của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy 3 - 4 tuổi.Theo nghiên cứu thì 
trẻ ở lứa tuổi này não bộ vẫn rất dễ dàng tiếp thu và thay đổi, đặc biệt là trong 
những tình huống kích thích cảm xúc của bé và sau khi trẻ chơi những trò chơi đòi 
hỏi sự hoạt động cơ thể. Vì thế những kinh nghiệm tích cực mà trẻ thu được trong 
thời kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng lâu dài và toàn diện của trẻ. 
Nó giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, trẻ có sự chủ động trong 
cuộc sống sau này. Là giáo viên mầm non, làm thế nào để giáo dục kĩ năng tự phục 
vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề khiến bản thân tôi hết sức băn 
khăn trăn trở.
 Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ 
năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ. Bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn và 
 1 - Bản thân tôi cũng cố gắng trong quá trình tự học, tự làm đồ dùng đồ chơi 
cho các góc.
 -Tôi luôn chú ý, tìm tòi, tích lũy thêm kiến thức để tận dụng những phế liệu 
làm ra các đồ dùng đồ chơi mới thu hút trẻ đồng thời tôi cũng học hỏi các đồng 
nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo để có kế 
hoạch sắp xếp hoạt động góc theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ
 - Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ.Các cô 
đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực chuyên môn .
 2.1.2. Khó khăn.
 - Khả năng nhận thức của trẻ là không đồng đều. Có một số trẻ còn chưa biết 
nói, hoặc nói chưa thạo nên gây khó khăn cho trẻ trong việc thể hiện ý muốn của 
mình cho cô giáo. Nhiều trẻ khả năng tự phục vụ còn yếu, còn rụt rè nhút nhát nên 
buộc cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được 
trẻ. Bên cạnh đó có những trẻ nghe nhưng không hiểu được các yêu cầu của cô, 
thích tự làm theo ý mình nên việc rèn luyện kĩ năng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
 - Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho 
trẻ.
 - Lớp có 32 trẻ là quá đông, trong khi đó có nhiều trẻ mới bắt đầu đi học nên 
chưa có nề nếp.
 - Trẻ còn bị ảnh hưởng do cuộc sống hiện đại như: intrenet, tivi, các trò chơi 
điện tử.....nên trẻ không có hứng thú với các kỹ năng tự phục vụ.
 - Trẻ đa số được bố mẹ nuông chiều, sống trong bao bọc nên có tính ỷ lại, ích 
kỷ.
 2.1.3. Khảo sát thực trạng.
 Đầu năm tôi đã khảo sát thực tế và khả năng trẻ tự phục như sau:
 Đạt Chưa đạt
 TT Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 lượng % lượng %
 1 Xếp hàng đúng cách 15 46,8 17 53,1
 2 Tự lấy và cất ghế 20 62,5 12 37,5
 3 Tự xúc cơm ăn 20 62,5 12 37,5
 4 Tự lấy cốc và uống nước đúng cách 22 68,7 10 31,2
 5 Tự rửa tay 17 53,1 15 46,8
 6 Tự xúc miệng sau khi ăn cơm 20 62,5 12 37,5
 7 Tự lấy tay che miệng khi ho 17 53,1 15 46,8
 8 Tự biết cách lau mặt 15 46,8 17 53,1
 9 Tự biết lau miệng đúng cách 17 53,1 15 46,8
 10 Tự biết mặc, cởi áo 15 46,8 17 53,1
 11 Tự biết cách dép và đi dép 22 68,7 10 31,2
 12 Tự biết cài khuy áo 17 53,1 15 46,8
 13 Tự biết lấy và cất gối 20 62,5 12 37,5
 14 Tự cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định 20 62,5 12 37,5
 Khả năng trẻ tự làm được không cần cô 
 15 5 15,6 27 84,3
 nhắc nhở
 3 Cách sử dụng bát, 
 5 x
 thìa,cốc đúng cách
 Cách lấy nước và 
 6 x
 uống nước
 7 Cách lấy và cất gối x
 8 Cách rửa tay x
 Cách xúc miệng sau 
 9 x
 khi ăn
 10 Cách sử lý khi ho x
 11 Cách lau mặt x
 Cách mặc và cởi 
 12 x
 quần áo
 13 Cài khuy áo x
 Ngoài việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ các kỹ năng. Tôi vạch ra kế 
hoạch đưa các kỹ năng vào các tháng để chú trọng hơn, để biết trong tháng này 
ngoài các kỹ năng trẻ đã biêt thì sẽ dậy trẻ kỹ năng gì mới. Hơn nữa làm như vậy 
trẻ sẽ nhớ hơn là dạy trẻ liền một lúc nhiều kỹ năng , sau rồi trẻ không nhớ gì. Đưa 
các kỹ năng theo tháng cô giáo cũng dễ định hướng là tháng này cần dạy trẻ kỹ 
năng gì mà không bị bỏ quên, hay sót các kỹ năng.
 2.2.Biện pháp 2: Nắm vững kiến thức trọng tâm về kỹ năng sống: kỹ 
năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động vệ sinh cá nhân hàng ngày.
 a. Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho 
trẻ.
 - Thói quen vệ sinh cần rèn luyện.
 - Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp, giáo viên cần rèn luyện thêm cho các 
cháu những thói quen vệ sinh sau:
 - Trẻ tự rửa mặt, rửa tay: trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, chải đầu, đánh 
răng.
 - Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không khạt 
nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch..
 - Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng 
sạch sẽ.
 - Biết gấp cất trải nệm, gối.
 - Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn 
ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
 - Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.
 - Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống 
văn minh.
 - Các kỹ năng cần rèn cho trẻ.
 - Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân. 
 - Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn.
 - Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi
 5 Ví dụ: Cô dạy các cháu bỏ rác vào sọt (giỏ rác) thì lớp phải có giỏ rác cho các 
cháu bỏ, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, 
cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết 
hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực 
hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
 - Trang bị, bổ sung đủ các trang thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ ở lớp.
 Ví dụ: Mỗi cháu 1 khăn mặt, 1 bàn chải răng, 1 cốc uống nước riêng có kí 
hiệu tên trẻ; Khăn thêu tên, bìa hồ sơ để lưu bài học theo chủ đề, đồ dùng học tập 
của cá nhân trẻ đều ghi tên kí hiệu riêng từng cháu.
 - Giữ sạch sẽ nhà vệ sinh của trẻ:
 Nhà vệ sinh nếu không được giữ vệ sinh sạch sẽ là nơi dễ mang mầm bệnh, 
vì thế nhà vệ sinh dành cho trẻ cần được chú ý giữ gìn sạch sẽ, thông thoáng không 
để có mùi hôi. Thường xuyên chà rửa, lau chùi nhà vệ sinh bằng dung dịch nước 
vệ sinh, nước lau nhà vừa vệ sinh sạch sẽ vừa giúp phòng tránh được các mầm 
bệnh cho trẻ, giúp trẻ thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh.
 Ví dụ: Chà sạch sẽ nhà vệ sinh mỗi ngày, giữ sạch sẽ các dụng cụ vệ sinh. 
 Ngoài ra, còn dán các hình ảnh thực hiện các thao tác và hành động thực 
hiện vệ sinh dán trên vách lớp, trong nhà vệ sinh ngay chỗ đặt bồn rửa tay của trẻ 
hoặc nơi trẻ tiểu tiện với mục đích thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen vệ sinh 
đồng thời thực hiện tốt các thao tác vệ sinh và các hành vi văn minh.
 Tham mưu cùng nhà trường trang bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh cho trẻ: 
khăn lau tay, lau mặt, bàn chải đánh răng, ca múc nước, xà phòng chú ý sắp xếp 
ngăn nắp, vừa tầm tay trẻ giúp trẻ dễ lấy sử dụng.
 Ví dụ: Xà phòng để trong rổ nhỏ hoặc túi lưới treo cạnh bồn rửa tay; các loại 
khăn treo trên giá thấp ngang tầm với trẻ và thường xuyên giặt sạch, phơi khô dưới 
ánh nắng mặt trời; bàn chải đánh răng rửa sạch phơi nắng và cắm vào trong một 
giá để bàn chải
 b. Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày
 * Giờ đón trẻ: tôi đón trẻ vào lớp nhắc trẻ phải chào ba, mẹ ; chào cô, tôi 
hướng dẫn trẻ xếp mũ nón bảo hiểm, cặp vào kệ, giúp trẻ chải lại đầu tóc, hướng 
dẫn trẻ xếp dép đúng chân ngay ngắn lên kệ dép.
 * Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay, lau mặt, mời cô, các bạn, cầm muỗng đúng tay.
 Ăn nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoằm và nuốt vội.
 Không ngậm thức ăn lâu trong miệng – không vừa ăn vừa chơi, vừa nói 
chuyện, đi lại lung tung.
 * Khi trẻ uống nước: dạy và nhắc trẻ uống nước từ từ, không làm đổ, không 
làm rơi cốc, không rót nước quá đầy, không thò tay vào thùng chứa nước thừa, 
không uống nước sống...
 * Hoạt động vệ sinh: rửa tay - rửa mặt:
 Rửa tay - rửa mặt: đúng cách, đúng kỹ năng vệ sinh tay - mặt cô hướng dẫn.
 * Dạy trẻ biết tự mặc quần áo: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ - không 
mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần 
áo - thường xuyên tắm rửa thay quần áo.
 Ví dụ: Cho trẻ xem tranh ảnh các bạn nhỏ ăn mặc quần áo sạch sẽ khi đi 
 7 - Hay khi dạy kỹ năng rửa tay có rất nhiều kỹ năng khó và các bước. Trẻ rất 
khó nhớ. Thậm chí khi thực hiện trẻ sẽ sợ và làm không đứng yêu cầu kỹ năng cần 
đặt ra. Vì vậy, để cho trẻ nhớ tôi sẽ vừ cho trẻ đọc bài thơ “ Rửa tay” và trẻ thực 
hiện.
 Bài thơ: Rửa tay
 Bé làm ướt tay nào
 Bánh xà phòng nho nhỏ
 Em xát lên bàn tay
 Nước máy đầy trong vắt
 Em rửa đôi bàn tay
 Xoa lòng bàn tay nào
 Rồi đến kẽ ngón tay
 Đổi bên làm lại nào
 Tiếp đến xoay cổ tay
 Ôi bé thật là giỏi
 Đổi bên xoay tiếp nha
 Chụm đầu ngón tay lại
 Rửa cho sạch nhé bé
 Khăn mặt đây thơm phức
 Bé hãy lau khô tay
 Đôi bàn tay be bé
 Nay rửa sạch, xinh xinh
 Cùng giơ tay vỗ vỗ.
 - Và khi dậy kỹ năng lau mặt tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Bé tập rửa mặt” 
 Bài thơ: Bé tập rửa mặt
 Một tay chẳng làm được
 Bé phải lau hai tay
 Bắt đầu từ mắt này
 Lau từ trong ra nhé
 Nhích khăn lên các bé
 Lau sống mũi xuống đi
 Sau đó đến cái gì
 Cái miệng xinh của bé
 Cô cất giọng nhỏ nhẹ
 Làm thế nào nữa đây?
 Bé gấp đôi khăn ngay
 Lau hai bên má đỏ
 Gấp đôi một lần nữa
 Lau cái cổ cái cằm
 Mắt bé nhìn chăm chăm
 Kìa cô khen bé giỏi.
 - Tiếp khi dạy đến kỹ năng xử lý khi ho tôi cũng tự sáng tác bài thơ “Cô dạy 
 bé” để cho trẻ dễ nhớ.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_co.doc