Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với toán

docx 27 trang skkn 18/03/2024 2090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn làm quen với toán
 Một số biện iúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm
 với toán.
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIÊN PHÁP GIÚP CHO TRẺ
 MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI HỌC TỐT
 MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN.
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Cấp học: Mầm non
 Giáo viên: Nguyen Thị Thanh Thủy
 Năm học 2016 -2017 Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán.
 TÊN ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIÊN PHÁP GIÚP CHO TRẺ
 MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN.
 A - ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trẻ em từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn đầu tiên của một con người, đây là giai đoạn 
quan trọng nhất của con người. Hơn nữa, trẻ em là hi vọng, là niềm vui và hạnh phúc 
của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc.Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ 
ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện không phải chỉ 
là trách nhiệm của một người mà của toàn xã hội và của cả nhân loại. Trong giai đoạn 
này tất cả mọi việc đều bắt đầu: từ bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận 
động từng cử chỉ của đôi chân, đôi tay nhỏ bé của trẻ. Đây là thời kì giữ vai trò quan 
trọng nhất trong việc lĩnh hội những khái niệm đạo đức sơ đẳng.Để thực hiện tốt giảng 
dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi phải giáo dục trẻ theo 5 lĩnh 
vực gồm: Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình 
cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ. Trong lĩnh vực phát triển nhận thức có rất nhiều hoạt 
động, đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu 
tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, là cơ sở, là tiền đề để trẻ tiếp tục 
tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học tiếp theo.
 Khả năng học tốt hay không tốt môn toán của trẻ ngoài việc do năng khiếu bẩm 
sinh của trẻ, mặt khác còn do trẻ có kỹ năng học môn học này hay không. Nhiều bậc 
cha mẹ cho rằng chỉ nên quan tâm đến kiến thức toán học và phát triển kỹ năng học 
toán cho trẻ khi chúng bắt đầu đi học lớp một.Điều này hoàn toàn sai lầm. Kỹ năng 
học toán của trẻ cần phải được bắt đầu từ rất sớm khi trẻ còn nhỏ.Kỹ năng học toán 
của trẻ có thể được rèn luyện qua nhiều hoạt động hàng ngày như thông qua các câu 
chuyện, bài hát, đặc biệt qua các trò chơi giàu trí tưởng tượng. Thông qua các hoạt 
động đó con bạn có nhiều cơ hội để tìm hiểu về toán học.
 Từ mục tiêu, nội dung, chăm sóc giáo dục mầm non mới hiện nay là nhằm phát 
triển toàn diện trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. 
Mục tiêu đó là hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của 
nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào học phổ thông 
có hiệu quả.
 Toán học không đơn giản chỉ là học cách làm thế nào để đếm các con số. Học 
cách để biết nhận thức về đo lường và hình dạng cũng là một phần quan trọng trong 
việc phát triển kĩ năng học toán cùng như khả năng tư duy logic của trẻ sau này. 
Thông thường những trẻ có khả năng tư duy logic sẽ thông minh hơn những đứa trẻ 
khác. Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán.
của trường mầm non.
 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình hình thành biểu tượng về số lượng, chữ 
số và phép đếm của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
 Đề xuất một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi hình thành 
biểu tượng về số lượng, chữ số và phép đếm trong hoạt động làm quen với toán.
 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của các sự vật và hiện tượng đa dạng.Ngay 
từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu sắc, kích thước 
và số lượng phong phú, với các âm thanh chuyển động có ở xung quang trẻ. Trẻ lĩnh 
hội số lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như: Thị giác, thính giác, giác 
quan vận động...
 Việc cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với toán là một trong những hoạt động rất quan 
trọng của trẻ ở trường mầm non. Nó là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển 
toàn diện một cách tốt nhất. Trong đó dạy trẻ làm quen với toán về tập hợp và số 
lượng giúp trẻ có những hiểu biết về thế giới xung quanh, các mối quan hệ về tập hợp 
và số lượng, về hình dạng, kích thước, khả năng định hướng không gian.Trẻ làm quen 
với toán về tập hợp và số lượng còn góp phần tạo điều kiện hình thành những tư duy 
toán học sơ đẳng, phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ, là nền móng vững chắc vào 
việc hình thành nhân cách cho trẻ sau này .Nó để lại những dấu ấn trong tiếm thức 
suốt cả quá trình học toán ở các cấp sau này của trẻ. Để thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm 
vụ năm học 2016-2017 được giao, tôi luôn luôn băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ phải làm 
gì, và làm như thế nào giúp trẻ tiếp thu nhận thức về môn toán một cách thoải mái, 
nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả cao nhất, trẻ được học toán về số lượng, chữ số và phép 
đếm một cách tốt nhất. Bởi chỉ có như thế ngay từ tuổi ấu thơ giáo viên mới cung cấp 
cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán, về tập hợp và số lượng, các nhóm đối tượng 
với nhau, chúng có thể giống và khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, cao 
thấp...trẻ được tư duy, suy nghĩ, làm quen với phép đếm, biết được số lượng, các số 
tương ứng trong phạm vi 5...
 Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta 
phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệ m về kiến thức toán học cơ bản, 
ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng... Đồng 
thời, chúng ta phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán.
 Bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ nắm chắc các 
kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp 
cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức 
của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Chính vì vậy trong tiết 
dạy mọi lúc, mọi nơi tôi luôn tìm tòi làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi có màu sắc 
mẫu mã đẹp, sáng tạo đi sâu nghiên cứu hoạt động dạy môn học cho trẻ “Làm quen 
với Toán” nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ sao cho trẻn lĩnh hội tri thức một cách 
nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò ép và áp đặt trẻ mà đạt kết quả lại cao.
 2. Khó khăn:
 Một số trẻ quá hiếu động và một số trẻ khác lại quá nhút nhát.
 Một số trẻ còn được gia đình nuông chiều hay nghỉ học.
 Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về các 
môn học của trẻ ở trường mầm non. Phụ huynh hiểu một cách đơn giản, trẻ đến lớp 
chỉ là học hát, học múa, nghe cô kể truyện, đọc thơ. Chính vì vậy một phần nào làm 
cho sự nhận biết của trẻ về môn toán vẫn còn rất hạn chế.
 Vốn hiểu biết của trẻcòn hạn chế. Nhận thức của trẻ về chưa chắc chắn, trẻ còn 
hay quên, hay nhầm lẫn, còn rụt rè, chưa mạnh rạn, chưa tự tin khi trả lời các câu hỏi 
và khi tham gia các hoạt động.Đầu năm học, tôi nhận lớp với số trẻ được chuyển từ 
lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi lên lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi chỉ có 31 trẻ cộng thêm 16 
trẻ mới, trong đó có một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé nên việc tiếp thu còn hạn 
chế, thiếu hệ thống.
 Bản thân tôi còn hạn chế về việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học.Thời 
gian dành cho học tập và nghiên cứu tài liệu còn hạn chế.Khi tổ chức hoạt động học 
tập vẫn còn gò bó, chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ.
 Việc dạy trẻ hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng sẽ đạt được hiệu quả cao 
hơn, trẻ sẽ có các kỹ năng, sẽ có đầy đủ những biểu tượng toán, trẻ hứng thú cao và 
tham gia hoạt động hình thành các biểu tượng về toán một cách thoải mái, tự tin khi 
cô giáo có những biện gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi hình thành biểu tượng về số 
lượng, chữ số và phép đếm trong hoạt động làm quen với toán.
 C - MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 Để biết được khả năng nắm được kiến thức và kỹ năng thực hành của trẻ thông 
qua hoạt động làm quen với toán của trẻ từ đó tôi đưa ra biện pháp thực hiện, tôi đã 
tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu và đưa ra một số biện pháp sau:
 I. KHẢO SÁT BAN ĐẦU:
 Tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp là 47 cháu. Sau đây là kết quả tổng Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán.
dụng những đồ vật quen thuộc gần gũi trẻ, màu sắc đẹp, dễ sử dụng thu hút trẻ trong 
hoạt động, giúp trẻ nhận biết, so sánh chiều dài của 2 đối tượng, biết tên gọi, đặc điểm 
của bưu thiếp, băng giấy màu, sử dụng đúng từ dài hơn - ngắn hơn. Với tiết dạy “So 
sánh chiều dài của 3 đối tượng” trẻ sử dụng đúng từ “dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất”.
 Thí dụ: Hoạt động làm quen với môn toán “Dạy trẻ nhận biết phân biệt hình tròn 
và hình vuông” bằng nguyên liệu là vỏ hộp bánh, xốp, đề can, giấy màu tôi làm những 
chiếc bánh trưng, bánh gối, giò, nem chua, đậu phụ dán, bánh cốm, bánh đúc, bánh 
đậu xanh... Tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có đồ dùng đồ chơi gì có dạng hình 
tròn, hình vuông, và hỏi trẻ: Con tìm được c ái gì? Có màu gì? Được làm từ nguyên 
liệu gì?... Thông qua hoạt động trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại bánh như: 
bánh trưng, bánh dày, nem chua, bánh cốm. Trẻ nhận biết phân biệt được hình tròn, 
hình chữ nhật, hình vuông. Hơn nữa trẻ còn đếm số lượng trong phạm vi 5 và đặt thẻ 
số vào từng hộp và đĩa đựng từng loại bánh.
 Trẻ đếm 5 cái bánh chưng và 5 cái giò lụa. Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán.
 Ngoài ra tôi còn làm được rất nhiều đồ dùng khác như các con vật, cây dừa, 
những bông hoa, cột đèn giao thông, hay các phương tiện giao thông như xe đạp, xe 
xích lô, các con vật trông ngộ nghĩnh đáng yêu và một số loại hoa, rau củ quả trở nên 
gần gũi quen thuộc đối với trẻ, và những đồ dùng này còn được sử dụng trong các 
hoạt động khác như hoạt động khám phá, hoạt động làm quen với văn học...
 b. Đồ dùng của trẻ:
 Sự chuẩn bị đồ dùng của trẻ sẽ là công cụ để trẻ sử dụng trực tiếp những kiến 
thức cô giáo dạy một cách nhanh nhất và thoải mái nhất.Thông qua các thao tác trẻ 
sử dụng đồ dùng, giáo viên có thể kiểm tra để biết khả năng tiếp nhận kiến thức của 
từng trẻ. Với những chất liệu rất đơn giản, dễ kiếm như bìa cát tông, vỏ hộp sữa chua, 
xốp màu, sẽ tạo ra các đồ chơi, đồ dùng rất sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
 Thí dụ: Trong hoạt động làm quen với toán “Tách gộp trong phạm vi 5” tôi đã 
làm bưu thiếp màu xanh và bưu thiếp màu vàng, mỗi bưu thiếp có 5 cái nơ, trẻ sẽ phải 
gắn 5 nơ lên 2 tay xách của 2 lẵng hoa trên bưu thiếp. Gắn quả lên cây: 1 quả vàng 
và 3 quả xanh để có đủ 4 quả trên cây.
 Hoạt động làm quen với môn toán “Dạy trẻ so sánh chiều dài của 3 đối tượng” 
chỉ đơn giản là những tấm bìa màu tôi làm thành những băng giấy nhiều màu sắc, đẹp 
mắt, dễ sử dụng, gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.
 Tiết dạy nhận biết, phân biệt hình tròn với hình tam giác, hình vuông, hình chữ 
nhật theo đường bao chung. Tôi hỏi trẻ hình nào lăn được kích thích sự tò mò của trẻ Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán. 
trong phạm vi 3, 5, sắp xếp theo quy tắc 1 - 1, 2 - 1, 1 - 2.” hay các hoạt động khác 
như hoạt động khám phá, hoạt động tạo hình, hoạt động góc...Qua các hoạt động sử 
dụng các đồ dùng đồ chơi tự tạo tôi nhận thấy trẻ hứng thú tham gia hoạt động, tiết 
học sinh động, trẻ tiếp thu kiến thức cô dạy như trẻ nhận biết, tạo nhóm, thêm bớt 
trong phạm vi 5, biết tách gộp trong phạm vi 5, biết sắp xếp theo quy tắc: 1 - 1, 1 - 2, 
2 - 1, nhận biết, so sánh chiều dài, chiều rộng, chiều cao của 2, 3 đối tượng để giờ 
học đạt kết quả cao. Ngoài ra tôi còn làm nhiều đồ dùng khác như bưu thiếp, hoa, rau 
củ, các hình chữ nhật, hình tam giác, cây cao, cây thấp, con vật to - nhỏ... để sử cho 
hoạt động dạy trẻ làm quen với toán, phù hợp theo từng chủ đề, dễ sử dụng, gây hứng 
thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.
 Tôi luôn chú ý soạn giáo án phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ trong 
lớp mình cho giờ hoạt động làm quen với toán đảm bảo đầy đủ các nội dung tập hợp 
và số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian. Có nhiều sáng tạo trong 
quá trình hướng dẫn, dẫn dắt để giúp trẻ cảm nhận ngay với những hoạt động mà trẻ 
sẽ thực hiện và giúp trẻ hứng thú và hoạt động tích cực. Có tích hợp một số môn học 
khác.Tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kỹ năng chơi với các trò chơi với toán 
và kỹ năng tập hợp và số lượng kỹ năng về kích thước, kỹ năng về hình dạng, kỹ năng 
về định hướng không gian.Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với kỹ năng học toán.
 Để thực hiện tốt chương trình làm quen với toán theo hình thức đổi mới, giúp 
trẻ hứng thú và tự tin tham gia vào các hoạt động với toán, phát huy tốt khả năng toán 
của trẻ cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất phải tham mưu với n hà trường, 
phát động phụ huynh mua sắm đồ dùng phục vụ trong các tiết dạy. Bản thân tôi cũng 
phải tự sưu tầm, làm đồ dùng phục vụ cho các tiết dạy như que tính, hột hạt. các con 
vật, hình hộp, tranh ảnh.
 Để dạy trẻ có chất lượng thì bản thân tôi cũng phải tự bồi dưỡng học tập để có 
kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
 Cần quan tâm đến kiến thức cá nhân trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn, phát 
huy tích cực khả năng nhận biết của trẻ.
 Giáo viên phải có khả năng dạy trẻ tập hợp về số lượng hình dạng, kích thước 
gây hứng thú hoạt động cho trẻ.
 Tổ chức hoạt động với nhiều hình thức thay đổi: Sử dụng câu đố, thơ, truyện, 
trò chơi, bài hát, hoạt động vui chơi trên máy tính.
 Giáo viên cần giúp đỡ trẻ, kịp thời cổ vũ, động viên, khuyến khích những trẻ 
thực hiện tốt.
 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp.
Một số biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán.
 Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến trẻ.Vì 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_cho_tre_mau_giao.docx