Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong trường mầm non

doc 19 trang skkn 28/02/2024 3720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong trường mầm non
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 1. Cơ sở lý luận:
 “Trẻ em là hạnh phúc của gia đình
 Là tương lai của đất nước”
 Trẻ em là một tế bào của gia đình là tương lai của Đất Nước là mối quan 
tâm hàng đầu của gia đình cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là tương lai của đất 
nước do đó trẻ em cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người 
từ gia đình thầy cô đến xã hội, đặc biệt là đưa trẻ em các lứa tuổi mầm non 
được giáo dục hoà nhập trường mầm non. Vì vậy giáo dục trẻ hoà nhập là 
nhiệm vụ quan trọng của gia đình, toàn xã hội, có tính nhân văn trong toàn 
ngành giáo dục nói chung và của các cô trong nhà trường nói riêng.
 Giáo dục trẻ hoà nhập cũng là một trong những nhiệm vụ của xã hội cần 
quan tâmgiúp đỡ để trẻ được phát triển đầy đủ các mặt về thế chất, trí tuệ được 
tham gia các hoạt động xã hội như các bạn khác, nên khích lệ tự tin đưa trẻ 
tớitrường mầm non để trẻ được hoà nhập với các bạn cùng trang lứa
 Là một giáo viên mầm non việc giáo dục hoà nhập trẻ vào các hoạt động 
cùng các bạn trong lớp quả là một điều khó khăn, vất vả với giáo viên, nhưng vì 
tình thương và trách nhiệm, tôi xin đóng góp một phần nhỏ bé và trách nhiệm 
giáo dục trẻ hoà nhập tại trường mầm non lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Nếu trẻ hoạt động riêng biệt sẽ không bao giờ trẻ khám phá ra những điều 
lý thú mà trẻ có thể biết và trẻ sẽ không hoà nhập với xã hội hiện nay. Vì vậy 
cho trẻ hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ phát triển toàn diện; từ đó 
chúng có thể tìm được và phát huy những tiềm năng mà trẻ học được để phát 
triển toàn diện thông qua các hoạt động chung với các bạn bình thường trên lớp.
 Là một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp 4-5 tuổi B2 được nhà trường 
phân công năm học 2018-2019. Sỹ số của lớp 49 cháu trong đó có 27 nam, 22 
nữ, một trẻ khuyết tật về phát triển vận động nên trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có 
giấy chứng nhận của Thương binh xã hội chứng nhận. Qua tìm hiểu khả năng 
của trẻ tôi nhận thấy cần cho trẻ hoà nhập với bạn bè cùngđộ tuổi. Tôi suy nghĩ, 
làm thế nào để trẻ hoà nhập với các bạn một cách tích cực nhất.
 Tôi hàng ngày chăm sóc và chứng kiến những thiếu hụt của trẻ tôi đã cảm 
nhận được sự thiệt thòi mà trẻ đang phải gánh chịu. Song biện pháp giáo dục 
như thế nào để trẻ hòa nhập bắt kịp với bạn bè cùng nhóm tuổi là công việc hết 
 1/18 gia đình và nhà trường cùng chung tay góp sức đặc biệt là nhiệm vụ của giáo viên 
mầm non là nền tảng quan trọng giúp trẻ được can thiệp sớm.
 Là một giáo viên mầm non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề 
Tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết 
tật trong trường mầm non ngày càng được nâng cao, giúp trẻ có những kỹ năng 
tự phục vụ cho bản thân để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là 
những con người có ích cho xã hội, cho đất nước.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Giáo dục hòa nhập cho trẻ ở trường mầm non đang là một công việc rất 
quan trọng trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được thực hiện. Có thể nói 
giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trẻ có hiệu quả nhất. Trong vài năm qua 
giáo dục hòa nhập đã thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Phòng giáo 
dục, trường mầm non Sơn Đông đã huy động trẻ khuyết tật trong diện hoà nhập 
ra lớp hòa nhập cùng các bạn theo chương trình. Cùng với sự phát triển giáo dục 
nói chung và giáo dục hòa nhập trẻ trong trường mầm non nói riêng, đã có bước 
chuyển biến khá tích cực. Trong năm học 2018-2019 trường đã tiếp nhận 3 trẻ 
trong diện hoà nhập, trong đó lớp tôi có một cháu hoà nhập dạng khuyết tật về 
vận động, trẻ có sức khỏe yếu nên trẻ ít vận động chậm phát triển trí tuệ. Vì vậy 
ngay từ đầu năm học tôi đã trăn trở suy nghĩ một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật 
hòa nhập tại lớp 4 - 5 tuổi B2. Tôi đã mạnh dạn đưa nội dung này vào việc viết 
đề tài SKKN để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người, mang lại 
điều tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai của đất nước.
 III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN.
 1. Khảo sát thực tế
 - Năm học 2018 - 2019, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công 
phụ trách lớp 4 – 5 tuổi B2. Lớp có 3 giáo viên.
 - Lớp tôi có tổng số 49 cháu, trong đó có 22 cháu nữ và 27 cháu nam, có 
cháu Nguyễn Tuấn Minh trong diện cần hoà nhập trong trường mầm non, cháu 
bị chậm phát triển vận động dẫn đến ngôn ngữ kém, cháu sinh ngày 20/6/2014, 
cơ thể cháu phát triển không đồng đều, khó khăn trong vận động, ít giao tiếp với 
các bạn vì thế ngôn ngữ của cháu chậm phát triển, cháu thường ít nói mà chỉ nói 
khi muốn biểu lộ điều gì, đầu năm học cháu hay ngồi một mình không chơi đùa 
cùng các bạn, không tham gia các hoạt động của lớp, cháu còn hay đi vệ sinh 
luôn tại chỗ ngồi, đi ngoài ra quần mà không biết. Khả năng tự phục vụ bản thân 
của cháu còn hạn chế như: xúc cơm, mặc quần áo, vận động, sinh hoạt cá nhân... 
 3/18 Trẻ biết tự đi vệ sinh _ _ +_ +_
 Trẻ biết tự mặc quần áo _ _ _ _
 Biết chơi cùng nhau +_ +_ +_ +_
 Biết phát âm, nói rõ câu, từ... _ _ +_ +_
 Hiểu khi nghe cô và các bạn nói +_ +_ +_ +_
 Biết đi lại một mình, biết cầm nắm các đồ dùng + + + +
 Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi _ _ _ _
 Biết tô màu, cầm bút... _ _ _ _
 Thực hiện vận động tinh trong giờ tạo hình _ _ _ _
 Thực hiện các vận động thô _ _ +_ +_
 Tuân theo các quy định của lớp _ _ _ _
 Từ kết quả trên tôi thực sự băn khoăn làm sao để trẻ có được kỹ năng, 
sớm hòa nhập với cô giáo và bạn bè, làm sao trẻ có thể tự tin trong giao tiếp, biết 
quan tâm chia sẻ và hợp tác.
 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI GIÁO DỤC HÒA 
NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
 1. Biện pháp 1: Khảo sát dạng tật của trẻ.
 1.1.Phối hợp phụ huynh
 Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu 
đời. Chính vì vậy việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình là yếu tố góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ hoà nhập. Từ đầu năm khi bắt đầu nhận chủ 
nhiệm lớp Tôi thấy cháu Minh có đặc điểm của một trẻ không bình thường tôi 
đã trao đổi với phụ huynh của cháu về đặc điểm của trẻ từ khi sinh ra đến bây 
giờ như thế nào? Vì sao cháu lại bị như vậy. Tôi rất đồng cảm với gia đình cháu, 
ban đầu bố mẹ cháu tỏ ra rất e ngại và không thích khi cô giáo đề cập về vấn đề 
cháu chậm phát triển vận động không được nhanh nhẹn như các bạn. Vì bản 
thân phụ huynh hay né tránh không nhìn nhận được sự thật mà khẳng định con 
mình vẫn bình thường như những trẻ bình thường, mỗi lần trao đổi xong ngày 
hôm sau gia đình lại cho cháu nghỉ nhiều lần gọi điện trao đổi phụ huynh đã 
nhận ra cho cháu tới lớp đều. Qua nhiều lần trao đổi trực tiếp với phụ huynh về 
tình hình của cháu ở trên lớp bố mẹ cháu cũng đã hiểu và vui vẻ cùng các cô hợp 
tác để tìm cách tốt nhất chăm sóc giáo dục cho cháu Minh.Sau khi gia đình đã 
hiểu thì thường xuyên trao đổi cùng giáo viên trên lớp về tình hình của cháu 
 5/18 - Vệ sinh cá nhân: Thường là không biết tự vệ sinh cá nhân, trẻ không biết 
đi tiểu đại tiện đúng nơi quy định, ý thức vệ sinh cá nhân kém.
 2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ
 Giáo dục một đứa trẻ bình thường đã khó, giáo dục một đứa trẻ hoà nhập 
lại càng khó khăn hơn. Vì lẽ đó giáo dục trẻ hoà nhập là phương thức giáo dục 
chung trẻ hòa nhập không chỉ đơn giản là đứa trẻ hoà nhập vào trong một 
chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Trong hoạt động giáo dục hòa 
nhập, giáo viên phải giáo dục hoà nhập trẻ cùng với các bạn trong lớp.
 Để chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ hoà nhập đạt hiệu quả cao tôi luôn kết 
hợp với BGH nhà trường và phụ huynh học sinh, đưa ra kế hoạch giáo dục hòa 
nhập trẻ theo chủ đề sự kiện để giúp trẻ trong diện hoà nhập tự tin hòa nhập vào 
trường mầm non.
 Kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ trong năm học 2018 -2019:
Thời Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục
gian
 Tháng - Trẻ biết về lớp 4 - 5 - Hình Thức: Thông qua hoạt động nhóm, cá 
 9 tuổi B2 của bé nhân và tập thể.
 -Dạy trẻ nhận biết về - Giới thiệu tên cô giáo của các bạn trong lớp, 
 màu sắc. Dạy trẻ một các khu vực sinh hoạt của lớp, vị trí ăn cơm, 
 số bài hát, bài thơ, uống nước, lau mặt, ngủ và một số góc chơi 
 câu chuyện có trong trong lớp: Góc kỹ năng, bé khéo tay, bé chơi 
 kế hoạch tháng. Dạy thao tác vai, góc sách chuyện,.
 trẻ các bài tập phát - Biện Pháp: Dạy trẻ nhận biết màu sắc qua 
 triển chung, đặc biệt hoạt động khám phá và một số hoạt động 
 phát triển cơ tay và khác.
 cơ chân đi thăng bằng - Dạy trẻ tuân theo một số quy định khi tham 
 trên ghế gia các hoạt động trong ngày như:
 Thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động ngoài 
 trời, hoạt động góc, giờ ăn, giờ ngủ, giờ 
 chơi.
 -Trẻ biết một số đặc - Hình Thức: Thông qua các hoạt động tổ, 
 Tháng 
 7/18 sinh thông qua các màu gì, hoa cúc đặc điểm gì kể tên một số 
 hoạt động cho trẻ trải loài hoa trẻ biết, công dụng ích lợi của hoa, 
 nghiệm vườn cổ Tích dạy trẻ vận động cùng cô và các bạn qua bài 
 của trường trẻ mạnh hát Noel cùng cô các bạn đưa ra ý tưởng làm 
 dạn tự tin trong vận quà tặng các bạn nhân dịp Noel.
 động cùng cô và các -Dạy trẻ một số bài thơ, bài hát, câu chuyện 
 bạn có trong kế hoạch tháng.
 - Dạy trẻ dán bưu thiếp tặng chú bộ đội.
 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện
 3.1. Môi trường tinh thần
 Môi trường học thân thiện với trẻ là nơi thực hiện và tôn trọng quyền trẻ 
em, là môi trường học tập hòa nhập, nơi đó không hề có sự phân biệt đối xử, 
giúp trẻ sống hòa đồng, là môi trường giáo dục hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻ 
phát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự 
nhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác: 
Giáo viên với- giáo viên, giáo viên với- trẻ, trẻ -với trẻ, phụ huynh - nhà trường 
- cộng đồng.
 *Xây dựng môi trường thân thiện gần gũi:
 Là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục bé Nguyễn Tuấn Minh nên tôi 
luôn tạo điều kiện để cháu tham gia môi trường giáo dục thân thiện nhất để 
Minh sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và an toàn, điều quan trọng cô luôn gần gũi 
yêu thương quý mến tạo sự gần gũi thân thiện như nhà của trẻ, cô giáo như mẹ 
hiền, giúp cháu phát huy được mặt mạnh và nhanh chóng hòa nhập với môi 
trường giáo dục bình thường.
 *Xây dựng tập thể lớp biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn:
 Tôi luôn tạo điều kiện để cho cháu Minh được vui chơi hòa nhập với các 
bạn trong lớp như: hoạt động nhóm, vui chơi với bạn tạo ra mối liên hệ tình bạn, 
mối giao tiếp với các bạn khác, giúp cháu phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp 
xã hội. Tôi luôn tạo điều kiện và khích lệ các cháu trong lớp gần gũi với bạn, 
thường xuyên rủ bạn chơi cùng, không may bị bạn làm đau cũng không giận, 
không buồn hoặc đánh lại bạn.
 9/18 hợp tôi lưu ý đến những hình ảnh mở để giúp trẻ hoà nhập hiểu và tích cực tham 
gia các hoạt động. Xây dựng nội quy của lớp học cụ thể.
 Ví dụ: Góc “Thư viện” tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh quy định kỹ năng 
góc xem sách,tranh chuyện, trẻ không được xé sách truyện, không vẽ lên sách
 Góc xây dựng: Tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để trẻ có kỹ năng chơi, 
không tranh giành đồ chơi, không chạy nhảy trong khi chơi, biết cất đồ chơi gọn
 Góc Phân vai: Tôi dùng các ký hiệu hình ảnh để hướng dẫn kỹ năng chơi: 
không nói to, biết chơi cùng nhau và biết cất đồ chơi gọn gàng.... Bên cạnh việc 
xây dựng nội dung quy định của từng góc chơi, tôi còn xây dựng những góc mở, 
bài tập mở thật gần gũi, dễ hiểu để thu hút sự tham gia của cháu.
 Hình ảnh: Các góc của lớp để trẻ hoạt động
 Với việc xây dựng nội quy lớp học bằng những hình ảnh, ký hiệu đơn 
giản, cụ thể, dễ hiểu đã giúp cháu Minh dễ dàng thực hiện theo. Qua đó góp 
phần vào việc định hình và xây dựng những hành vi mong đợi ở trẻ. Lớp học 
được trang trí đẹp với nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, nhiều góc mở tại các góc 
chơi giúp cho cháu Minh lớp tôi rất ham thích đến lớp. Chính vì vậy việc tiếp 
thu kiến thức của cháu cũng dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
 4. Biện pháp 4: Giáo dục hòa nhập trong tất cả các hoạt động một 
ngày của trẻ.
 4.1.Hoạt động đón trẻ, thể dục sáng
 Giờ đón trẻ là lúc cô cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường. 
Tôi đã giao tiếp nắm bắt tâm tư tình cảm với trẻ, nhận biết và diễn tả cảm xúc 
thân thiện, ân cần, chào hỏi để gần gũi, tác động tới trẻ. 
 Cháu Minh gặp khó khăn về vận động nên trong các buổi thể dục sáng 
Tôi và các cháu thường giúp đỡ cháu Minh xuống sân tập thể dục tập cùng các 
bạn, dần dần cháu Minh cũng tự tin và mạnh dạn hơn. Tôi luôn khuyến khích, 
động viên để trẻ tập tốt hơn trong các lần sau, như vậy bạn Minh giờ đã đi chậm 
được một mình và cùng cô các bạn tập thể dục buổi sáng, bạn Minh có thể đi lên 
 11/18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_4_5_tuoi.doc