Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi

docx 30 trang skkn 20/01/2024 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 Phần I. Đặt vấn đề 2 2 Phần II. Nội dung 2 3 I. Cơ sở khoa học: 2 4 1. Cơ sở lý luận: 2 5 2. Cơ sở thực tiễn 3 6 II. Thực trạng: 5 7 III. Giải pháp thực hiện 6 8 IV. Kết quả đạt được: 18 9 1. Về phía trẻ 18 10 2. Về phía cha mẹ học sinh 18 11 3. Về phía giáo viên 19 12 Phần III. Kết luận 19 13 1. Quá trình nghiên cứu triển khai sáng kiến kinh nghiệm 19 14 2. Ý nghĩa của đề tài 20 15 3. Kiến nghị đề xuất 21 16 Hình ảnh minh họa các biện pháp 22 1 nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới. Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao. Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”. Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đều thừa nhận những mô hình kể trên đều tốt. Tại trường Mầm non , căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020-2021 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giá dục và Đào tạo Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ. Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 2. Cơ sở thực tiễn : Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn mục tiêu, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, 3 - 100% trẻ được học qua lớp 4-5 tuổi - Trẻ khỏe mạnh, hòn nhiên, nhanh nhẹn *Về phía phụ huynh Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào của lớp, hay hoạt động chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học hay, chất lượng. b. Khó khăn * Về cơ sở vật chất Trang thiết bị chưa phong phú đa dạng, chưa có nhiều đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên vật liệu mở. * Về giáo viên Đội ngũ giáo viên năng lực giảng dạy không đồng đều Trong những năm qua giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện nhưng việc tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện việc quan sát các biểu hiện, các hành vi cũng như khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ năng của mỗi trẻ. Tạo môi trường học tập cho trẻ là việc làm đã được thực hiện từ lâu nhưng nhìn chung chỉ mang tính chất hình thức để trang trí theo đúng chủ đề chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động. *Về phía trẻ - Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động *Về phía phụ huynh Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, phần lớn phụ huynh làm nghề nông nghiệp và đi làm ăn xa nên việc phối hợp với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Việc quan tâm chăm sóc con em của một số cha mẹ trẻ còn hạn chế. Cha mẹ trẻ chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, sự hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục trẻ chưa cao. Đa số phụ huynh chú trọng việc học thuộc chữ cái để lê lớp 1. II. Thực trạng: Từ những những lý do trên mà năm học 2020-2021 tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi” để mở ra một hướng đi mới cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp, góp phần nâng 5 dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả. Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để xác định các nội dung phù hợp nhất đối với từng trẻ trong lớp mình. Qua đó có điều kiện quan tâm đến trẻ hơn, biết những thế mạnh, tiến bộ của mỗi trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của từng trẻ ở lớp bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để thực hiện ở lớp như sau: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quan điểm dạy học. Do vậy, để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, tôi đã quan tâm và thực hiện các việc làm sau: * Xây dựng mục tiêu: - Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác định mục tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy, khi xác định mục tiêu trong kế hoạch bản thân tôi đã dựa vào những yếu tố sau: + Yếu tố thứ nhất là khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích, hứng thú của từng trẻ trong lớp tôi phụ trách, để biết được khả năng của trẻ tôi đã theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng + Yếu tố thứ hai là nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non). Ngoài ra, tôi căn cứ vào nhu cầu mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng. Từ đó, tôi xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp với địa phương, với trường lớp của tôi. - Khi xác định mục tiêu tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm được gì? Sẽ như thế nào sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng) và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày). Do đó, mục tiêu giáo dục, nhất là mục tiêu cho một hoạt động đặt ra cần cụ thể và có khoảng thời gian nhất định để đạt được mục tiêu mình đưa ra. * Xây dựng nội dung giáo dục: - Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thể nội dung của từng lĩnh vực cho trẻ ở lớp tôi theo quy định trong chương trình giáo dục mầm non. - Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻ muốn biết, gần gũi với trẻ, phù hợp với địa phương. Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung. 7 *Hoạt động trải nghiệm: Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ tìm hiểu về “Các loại quả gần gũi”. Trước tiên, tôi cho trẻ quan sát đĩa quả với những miếng được cắt trên đĩa, tôi cho trẻ được nếm thử một vài loại quả. Sau đó, tôi sử dụng câu hỏi mở để khuyến khích trẻ tự nói lên hiểu biết của mình về những loại quả đó. Sau khi kết thúc hoạt động cung cấp kiến thức tôi cho trẻ về nhóm thực hành trang trí đĩa trái cây theo sự sáng tạo của trẻ. Tôi đã gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm (Quan sát, ngửi, nếm). Trẻ được khuyến khích và chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân. Tôi khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ, đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ của tôi rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. - Qua hoạt động này tôi muốn trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu trả lời của bạn, qua việc trực tiếp được nhìn quả. - Thông qua trò chơi trẻ được cũng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học, nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại. Ví dụ: Trong chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”. Tôi cho trẻ được làm thí nghiệm “Vật chìm vật nổi”. Tôi phát cho trẻ các viên sỏi, miếng xốp. Cho trẻ đoán xem khi thả các vật xuống nước vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm? Và cô cho trẻ thảo luận xem tại sao vật đó nổi, vì sao vật đó chìm? * Hoạt động giao tiếp: Trẻ được chia sẽ với bạn bè và học từ mọi người. Ví dụ: Trong chủ đề giao thông tôi chọn đề tài “Trò chuyện về những chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn” + Tôi đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta cần đội mũ bảo hiểm? Khi nào thì đội mũ bảo hiểm? Chất liệu của mũ bảo hiểm? Chỉ với những câu hỏi như vậy trẻ của tôi đã trả lời hăng hái và sôi nổi không mang tính gò bó. Ví dụ: Trong hoạt động chơi ngoài trời tôi cho trẻ tham quan vườn cây ăn quả, chơi trò chơi dân gian, chơi trò chơi vận động để trẻ được chia sẽ với bạn và học hỏi cách chơi từ bạn. * Hoạt động suy nghĩ: Trẻ suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống. Ví dụ: Tìm hiểu về nước và môi trường tự nhiên. Tôi đưa ra đề tài mở để trẻ trò chuyện: “Điều gì xảy ra nếu không có nước? Điều gì xảy ra nếu cây không được tưới nước?, .Tôi chia nhóm cho trẻ thảo luận sau đó cho trẻ nói lên phán 9 Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “ Thư viện của gia đình bé” nhưng khi sang chủ đề “ thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “ Thư viện của các loại cây” Trang trí góc trưng bày sản phẩm của trẻ: Tôi xắp xếp vị trí đủ rộng, dễ nhìn để làm góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Có hình ảnh minh hoạ ngộ nghĩnh, tên gọi gần gũi, hấp dẫn trẻ VD: Họa sỹ tý hon, hoặc Ai khéo tay ,bé thích bài nào. Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách ( có que chỉ cho việc đọc sách ) Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những dồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm. Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm. Ví dụ: Tôi phân loại lô tô: - Lô tô con vật xếp vào một ô. - Lô tô các loại quả xếp vào một ô Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp gọn gàng và dễ kiếm. Khi trang trí lớp bao giờ tôi cũng chú ý tới những mảng tường lớn trong góc chơi, hoặc những mảng trung tâm mà trẻ thường hoạt động để trang trí. Các mảng này vừa được sử dụng để trang trí vừa được gắn những hình ảnh rất ngộ nghĩnh, sinh động. Từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm tôi đã cắt, vẽ dán trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh, có hiệu quả giáo dục. Như những cây nổi có kích cỡ lớn để trang hoàng cho lớp học của mình. VD: Tôi chọn một góc sáng dễ quan sát, tôi làm một cây chuối từ nhiều chất liệu, cây có lá, có buồng nổi hẳn lên trên bề mặt của tường. Bất cứ ai bước vào lớp học cũng bị thu hút sự chú ý bởi loại cây này. Tôi nghĩ đây chính là một loại phương tiện đồ dùng để cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá, nó sẽ hấp dẫn hơn nhiều các bức tranh vẽ mà trẻ vẫn thường được học. Ngoài ra các mảng phụ tôi đã dùng để trang trí những hình ảnh theo từng chủ điểm cụ thể để trẻ dược cảm nhận sự vật hiện tượng một cách tự nhiên, sưu tầm các loại vải vụn, cọng rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để cựng trẻ làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò để bổ xung cho giá đồ chơi của trẻ Khu vực ngoài hiên tôi xây dựng góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên. Ở nơi đó có những chậu hoa đua nở bốn mùa, có những hạt lạc, hạt đỗ ngày đêm đội đất, nhú mầm. ở đó tôi đã bố trí phù hợp chỗ cho những giỏ cây leo lá xanh tươi mát, những chú ong, bướm, chị chuồn chuồn khi bay, khi đậu lại là tâm điểm chú ý của các bạn trẻ thơ. Ở chính nơi này các bé được đắm mình thực sự trong thế giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn bị thu hút từ đó trẻ đã có thể cảm nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách tự nhiên nhất. Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây vạn niên thanh , cây hoa hồng giàn dây leo. Tất cả những điều đó như tạc vào tâm hồn trẻ cả một thế giới tự nhiên sống động, tươi mát, trong trẻo. Để trẻ đắm mình trong thế giới tự nhiên 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam.docx