Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

doc 31 trang skkn 27/02/2024 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 
 1 Cơ sở lý luận 4
 2 Cơ sở thực tiễn 4 
 2.1. Thuận lợi 5
 2.2. Khó khăn 6
 2.3. Thực trạng 6 - 7
 3 Các biện pháp đã tiến hành 7 - 24
 Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ 
 3.1 chuyên môn và xác định những kỹ năng sống cơ bản cần 7 - 9
 dạy trẻ
 Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp thực hiện 
 3.2 10 - 11
 nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống.
 Biện pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
 3.3 11 - 14
 theo tuần, tháng
 Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt 
 3.4 14 - 23
 động.
 Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp 
 3.5 23 - 24
 với phụ huynh
 4 Hiệu quả của sáng kiến 25 - 26
 4.1 Đối với trẻ 25
 4.2 Đối với giáo viên 26
 4.3 Đối với phụ huynh 26
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 - 29
 1 Kết luận 27 - 29
 2 Kiến nghị 29
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
 1 cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó 
có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt 
với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối 
phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc 
đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi 
mầm non vô cùng cần thiết. Là một giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với 
trẻ, tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách để rèn trẻ những kỹ năng sống giúp cho trẻ 
phát triển một cách toàn diện. Từ những thực tế trên năm học 2017 -2018 tôi đã 
mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 
tuổi” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
2. Mục đích nghiên cứu :
- Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá thực tế về vốn kĩ năng sống của trẻ 4-5 tuổi 
từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp nhằm đưa kỹ năng sống vào trong 
hoạt động học và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để giúp trẻ phát triển kỹ 
năng giao tiếp, thích nghi, hợp tác, tự phục vụ bản thân, phát triển trí thông 
minh, trẻ mạnh dạn, tự tin, hoạt bát, sáng tạo trong các hoạt động.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường 
mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
- Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ 
( 4-5 tuổi)
- Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
- Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo nhỡ do tôi phụ trách.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
1. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên 
quan tới đề tài: tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học mầm non, nghiên cứu hoạt 
động học khám phá khoa học, một số hoạt động vui chơi của trẻ.
5. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1 Phương pháp quan sát
- Quan sát việc thực hiện những kỹ năng sống qua biểu hiện hàng ngày của trẻ 
để có đánh giá và số liệu cụ thể ở mỗi kỹ năng.
5.2.2 Phương pháp trò chuyện.
- Trò chuyện với phụ huynh, với trẻ để có những biện pháp phù hợp với từng trẻ.
 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng trẻ em từ sơ sinh đến 6 
tuổi là một bước phát triển rất dài, bất kỳ đứa trẻ nào trong độ tuổi đó đều trải 
qua các giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều có những nhu cầu phát triển 
riêng, nó đòi hỏi những đáp ứng, những hình thức tác động thích hợp. Muốn trở 
thành người lớn theo đúng nghĩa thì nhất định phải có tác động giáo dục của 
người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Như vậy, giáo dục ở đây 
là dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hóa xã hội. Chính 
vì vậy, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình là tương lai của mỗi dân tộc “Trẻ 
em hôm nay, thế giới ngày mai”. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách 
nhiệm của gia đình, của nhà nước, của xã hội. Từ lâu nhân loại đã nhận thức rõ 
điều đó và đã có những hành động thiết thực để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
 Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá muộn để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến 
độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ khi có sự thay 
đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị 
sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung 
quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc 
với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và 
phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non.
 Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: 
“Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ 
em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”
 Chúng ta đều biết rằng xu hướng giáo dục thế giới hiện nay đang quan 
tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết 
tự giải quyết một số vấn đề đồng thời hướng đến một môi trường giáo dục hài 
hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống.
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Rèn kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, trẻ 
không chỉ học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kỹ năng sống 
cơ bản cần thiết. Qua đó tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn, tích 
cực, vui vẻ để trang bị cho trẻ vốn kiến thức, kỹ năng, giá trị sống để bước vào 
đời tự tin hơn.
 Như chúng ta đều biết, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai 
của cả đất nước, việc chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của gia 
đình mà của cả xã hội. Trẻ mầm non là giai đoạn hết sức quan trọng, thời điểm 
 5 - Lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo thông tư số 
02/2010/ TT – BGDĐT ngày 11/ 02/ 2010 của bộ Giáo dục và Đào tạo.
 + Sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non”
 + Đĩa DVD về thực hành dạy những kỹ năng cho trẻ: Cách bê, ngồi ghế; 
cách cầm kéo, thìa; chải tóc; đi giầy, dép....
 - Lớp có 2 giáo viên đạt trình độ chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm trong 
nghề.
 - 100% các trẻ đều học bán trú nên thời gian rèn luyện được nhiều. 
 - Các cháu đều ở cùng lứa tuổi, khả năng nhận thức đồng đều như nhau 
nên việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng của cô cũng dễ dàng hơn.
 - Đa số phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ ở bậc học mầm non.
 2.2 Khó khăn.
 - Trẻ bước từ lứa tuổi mẫu giáo bé lên mẫu giáo nhỡ nên kỹ năng còn 
vụng về, bỡ ngỡ chưa thành thạo. 
 - Một số trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
 - Một số bậc phụ huynh còn nóng vội trong việc dạy con, chiều chuộng, 
cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân. Các kỹ 
năng như tự cởi, mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, sử dụng nhà vệ sinhhầu hết 
trẻ làm chưa tốt.
 - Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em mình.
 2.3 Thực trạng:
 Trong những năm gần đây, dư luận nói nhiều về việc trẻ nhỏ, thanh thiếu 
niên thiếu kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân. Phần lớn các 
em sống ích kỷ chỉ nghĩ cho mình mà không biết giúp đỡ chia sẻ với người 
khác, chỉ biết hưởng thụ, được gia đình quan tâm chăm sóc bao bọc quá mức vì 
gia đình có ít con, kinh tế khá ổn định, kỹ năng giao tiếp kém. Sống trong môi 
trường như vậy nên trẻ bị hạn chế các kỹ năng sống, không tự tin vào bản thân, 
thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn, mỗi khi gặp tình huống 
trong thực tế thì lung túng không biết sử lý thế nào. Có những trẻ ở lớp tự lấy 
khăn lau miệng, tự xúc cơm,nhưng khi về nhà thì không chịu làm gì cả, không 
quan tâm tới ai, chơi xong không cất dọn đồ chơi, không biết giúp đỡ bố mẹ 
những việc đơn giản như rót nước, lấy tămNói tóm lại trẻ chỉ biết ăn và chơi, 
chơi xong có người cất dọn. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là giúp trẻ có 
kinh nghiệm trong cuộc sống, trẻ mạnh dạn tự tin hơn, kỹ năng giao tiếp tốt hơn. 
Vì vậy để thế hệ con người trong tương lai có đầy đủ hành trang cho cuộc sống 
 7 Ảnh 1: Buổi sinh hoạt chuyên môn
 Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng 
mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của 
nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời 
gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm 
soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định 
được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng 
những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . 
 Kỹ năng sống bao gồm rất nhiều khía cạnh nhưng đối với trẻ 4 - 5 tuổi thì 
kỹ năng nào phù hợp và cần thiết? Trăn trở với những câu hỏi trên, trong quá 
trình thực hiện tại lớp tôi đã lựa chọn một số nội dung cụ thể phù hợp với lứa 
tuổi trẻ như kỹ năng sống tự tin, sống hợp tác, kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, 
kỹ năng thích tìm hiểu, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc 
sống hàng ngày, thói quen và hành vi văn minh trong ứng xử, giao tiếp và ăn 
uống; rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ; kỹ năng biết tránh xa 
những nơi nguy hiểm như hồ, ao, nước nóng... Khi đã lựa chọn được các nhóm 
kỹ năng phù hợp với trẻ 4 – 5 tuổi chúng tôi đã sinh hoạt tổ chuyên môn để cùng 
nhau thống nhất nội dung dạy trẻ một số kỹ năng cụ thể như sau: 
 + Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên 
cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm 
 9 3.2/ Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp thực hiện nhiệm 
vụ dạy trẻ kỹ năng sống.
 3.2.1. Môi trường trong lớp học:
 - Trang trí góc kỹ năng tự phục vụ với những hình ảnh minh họa các kỹ 
năng mà trẻ thực hiện hàng tháng. Trẻ dễ nhớ cũng mau quên nên khi có những 
hình ảnh minh họa giúp trẻ làm thao tác một cách tự tin hơn, nhanh nhẹn hơn.
 - Tôi thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng việc trang 
bị một quyển sổ đánh giá trẻ giúp tôi quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết 
về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng 
trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để đánh giá cuối giai đoạn 
phát triển của trẻ trong độ tuổi. Cũng từ biện pháp này, tôi có điều kiện lưu trữ 
dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các 
biện pháp giáo dục từng trẻ vì trẻ con rất khác nhau và giúp trẻ hình thành các 
kỹ năng sống.
 - Ý kiến với Ban giám hiệu mở thêm các lớp năng khiếu nhằm phát hiện 
năng khiếu, phát triển tài năng; phát động phong trào văn nghệ, các điệu múa thể 
loại dân ca, làm đồ chơi dân gian, thiết kế trang phục biểu diễn từ nguyên vật 
liệu dễ tìm để cho trẻ được làm và thể hiện những trang phục do chính giáo viên 
và trẻ sáng tạo, thiết kế. 
 3.2.2. Môi trường ngoài lớp học
 - Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn 
nữa phần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã 
trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, do bảng được thiết kế như cuốn 
sổ tay có kích thứơc to, rõ các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng 
giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con 
mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những 
vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại 
các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi 
với giáo viên.
 - Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc 
sách cho con trẻ, tôi đã trang bị, đóng các kệ sách thư viện tại khu vực trước 
sảnh đón nơi dễ tập trung chú ý, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo 
chủ đề : “Thư viện trừơng mầm non”; “tủ sách gia đình”; “dinh dưỡng trẻ thơ”; 
“những con vật đáng yêu”; “hoa trái bốn mùa”; thiết kế phân chia nhiều ngăn để 
sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm trẻ, trang bị ghế đá tạo điều kiện để cô giáo, 
cha mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào tại nhiều thời điểm trong 
ngày. Để duy trì, bổ sung nhu cầu đọc sách của trẻ, nhà trường vận động cha mẹ 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc