Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

docx 39 trang skkn 27/02/2024 275111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
 UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
 Lĩnh vực: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
 Năm học: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ mẫu giáo 
4-5 tuổi trong trường mầm non”. 
2. Bộ môn (lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
3. Tác giả: 
Họ và tên: Nữ
Ngày/tháng/năm sinh: 
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên mầm non 
Điện thoại: 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non 
Địa chỉ: 
Số điện thoại: 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường mầm non 
Địa chỉ: 
Số điện thoại: 
6. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:
+ Nhà trường có đủ điều kiện về cơ vật chất, đồ dùng đồ chơi. 
+ Giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn trở lên, nắm vững phương pháp 
truyền thụ kiến thức cho trẻ.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng ......đến tháng .....
 HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN 
 VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN và thế mạnh của từng trẻ. Đây chính là điểm mới có tính sáng tạo nhằm góp 
phần vào sự thành công của đề tài.
 * Khả năng áp dụng sáng kiến: 
- Biện pháp tôi đưa ra có thể áp dụng và triển khai ở tất cả các nhóm lớp trong 
trường mầm non tùy từng điều kiện mà biện pháp đạt được hiệu quả khi áp dụng.
- Áp dụng để chia sẻ trong các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn của tổ.
 * Lợi ích của sáng kiến: 
- Xây dựng được lớp học thân thiện, văn hóa đa dạng, phong phú về nội dung 
và hình thức, phù hợp với thực tế của trẻ, mang tính mở.
- Giáo viên dễ dàng lựa chọn và lồng ghép nội dung giáo dục hành vi ứng xử 
vào kế hoạch soạn giảng phù hợp với từng chủ đề.
- Trẻ đã hình thành được những hành vi ứng xử đúng đắn, phù hợp với chuẩn 
mực xã hội xuất phát từ nhận thức của trẻ. 
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.
- Giáo viên đã xây dựng được nội dung và kế hoạch giáo dục hành vi ứng xử 
cần thiết và phù hợp với trẻ. Giáo viên chủ động linh hoạt sáng tạo hơn khi tích 
hợp lồng ghép nội dung giáo dục hành vi ứng xử vào dạy trẻ.
-Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, văn hóa.
- Phụ huynh hiểu được sự cần thiết của việc giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ và 
tích cực, chủ động phối hợp với giáo viên giáo dục hành vi ứng xử cho con em 
của mình.
- Trẻ hình thành được hành vi ứng xử văn minh, lịch sự góp phần hình thành và 
phát triển toàn diện, bền vững nhân cách của trẻ.
 5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
 5.1. Đối với nhà trường:
- Tổ chức các buổi chuyên đề, hội thi, buổi sinh hoạt chuyên môn tổ về giáo dục 
hành vi ứng xử để giáo viên được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
 5.2. Đối với cấp trên: 
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề “giáo dục hành vi ứng xử”, cung cấp tài 
liệu có liên quan đến giáo dục hành vi ứng xử để giáo viên tham khảo. còn quá bé để nhận thức được hành vi ứng xử là gì? Bên cạnh đó sự phát triển 
của khoa học công nghệ, thông tin có những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến 
tâm lý của trẻ dẫn đến có trẻ có những hành vi ứng xử lệch lạc, chưa phù hợp 
với đạo lý. 
 Đây cũng là một vấn đề không nhỏ gây khó khăn trong việc phối hợp giáo 
dục hành vi ứng xử cho trẻ giữa gia đình và nhà trường. Đứng trước tình hình 
thực tế như vậy tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp 
gì để môi trường lớp học trở thành môi trường văn hóa, giáo dục rèn luyện trẻ 
về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống, trẻ biết yêu thương, tôn trọng nhau, 
để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn 
mực xã hội. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện 
pháp giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm 
non” để nghiên cứu và áp dụng tại lớp tôi đang chủ nhiệm. 
 2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Cổ nhân xưa đã dạy: “Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt”, “Bé chẳng vin, già gẫy 
cành” phải chăng những câu nói của người xưa đều khẳng định tầm quan trọng 
của việc giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục mầm 
non là giai đoạn giáo dục đầu tiên của mội con người. Nó cóý nghĩa vô cùng 
quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên về 
nhân cách con người. Việc giáo dục hành vi ứng xử nhằm hình thành nhận thức 
và kỹ năng ứng xử cho trẻđã trở thành nội dung được chú trọng. Giáo dục hành 
vi ứng xử phù hợp sẽ giúp trẻđịnh hình nhân cách, ứng xử tốt trong giao tiếp và 
tương tác với xã hội thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động nhận thức, nâng cao năng 
lực phẩm chấtđạo đức.
 Độ tuổi mẫu giáo 4- 5 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhân sinh 
quan, phát triển thể chất và tư duy với những đặc điểm tâm sinh lý với những 
câu hỏi, tò mò, háo hức về thế giới xung quanh, trẻ bắt đầu học những hành vi 
ứng xử của người lớn. Các nghiên cứu về thần kinh và tâm lý học đều cho thấy 
não bộ của trẻở giai đoạn trước 6 tuổiđang phát triển và gần nhưđịnh hình cho 
những năng lực trí tuệ về sau của trẻ. Đây là khoảng thời gian phù hợp để trẻ đoạn trẻ từ 3-6 tuổi là giai đoạn “cửa sổ vàng” cho trẻ học tập, tiếp thu và lĩnh 
hội những giá trị sống để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này. 
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thuận lợi
* Về nhà trường :
 - Luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của bam giám hiệu 
nhà trường. Trường học sạch sẽ, thoáng mát.
 - Trường tương đối đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây 
dựng được môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn.
 - Lớp được cấp phát tài liệu, tập san, tuyển chọn bài thơ, câu đố các độ tuổi.
 * Về phía giáo viên: 
- Bản thân tôi là giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình trong mọi công việc. Không 
ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi luôn cố gắng 
tìm tòi, học hỏi áp dụng các phương pháp đổi mới vào giảng dạy để mang lại 
hiệu quả cao cho tiết dạy, thu hút sự chú ý của trẻ.
 * Về phía phụ huynh: 
 - Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, nhiệt tình tham 
gia các phong trào của nhà trường.
 3.2. Khó khăn
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp 
phải những khó khăn sau:
 * Về phía nhà trường:
 - Nhà trường đã xây dựng tạo môi trường cho trẻ hoạt động khá đa dạng 
nhưng nội dung giáo dục hành vi ứng xử còn mờ nhạt, chưa thu hút trẻ.
 - Đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế chưa hấp dẫn trẻ, đồ dùng chưa mang 
tính mở.
- Tài liệu tham khảo về giáo dục hành vi ứng xử còn hạn chế.
* Về phía trẻ :
- Đa số trẻ còn bị động, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người. Trẻ 
chưa tích cực hợp tác, chia sẻ với bạn trong các hoạt động theo tổvà nhóm. Ăn uống văn minh, lịch sự 37 8 22 14 38 15 40
 Giữ dìn vệ sinh cá nhân, 
 37 10 27 10 27 17 46
 vệ sinh môi trường
 Mạnh dạn, tự tin trong 
 37 8 22 11 30 18 48
 giao tiếp ứng xử
 Từ kết quả khảo sát trên ta có thể thấy việc thực hiện hành vi ứng xử của 
trẻ chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức chứ không xuất phát từ nhận 
thức của trẻ. Trẻ còn chưa có những hành vi ứng xử tốt trong giao tiếp, trong ăn 
uống và chưa thực hiệnđúng quy tắcứng xử nơi công cộng. Số trẻ có hành vi 
ứng xử tốt còn hạn chế, với trẻ việc thực hiện các hành vi ứng xử còn rất mờ 
nhạt và mang tính tự phát.
 Vì vậy, đểnâng cao chất lượng giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ trong 
trường Mầm non tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: 
4. CÁC GIẢI PHÁP (BIỆN PHÁP) THỰC HIỆN.
4.1. Biện pháp 1: Xây dựng bộ quy tắc giáo dục hành vi ứng xử phù hợp 
với trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
 Có thể nói "Giáo dục hành vi ứng xử" là vấn đề đòi hỏi giáo viên phải nắm 
bắt có chọn lọc những hành vi ứng xử cơ bản, cần thiết, phù hợp để giáo dục 
trẻ. Qua tìm hiểu thông tư số 06/2019/TT/BGDĐT về việc quy định quy tắc ứng 
xử trong cơ sở giáo dục nhằm xây dựng văn hóa học đường đảm bảo môi 
trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tôi đã căn cứ vào kế hoạch năm 
học của nhà trường, tham khảo một số tài liệu về giáo dục hành vi ứng xử và 
đặc biệt tôi bám sát vào nội dung của “Chương trình giáo dục mầm non” để lựa 
chọn và xây dựng bộ quy tắcgiáo dục hành vi ứng xử cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi 
cơ bản nhất, cần thiết nhất, đảm bảo phù hợp với thực tế và khả năng của trẻ 
như sau:
 BỘ QUY TẮC GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ
 CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI - Có hành vi bảo vệ môi trường trong 
 sinh hoạt hằng ngày như: Tiết kiệm 
 điện, nước, giữ dìn vệ sinh môi 
 trường, bảo vệ và chăm sóc con vật và 
 cây cối.
 - Thói quen thực hiện các quy định 
 giao thông: Đi bộ trên vỉa hè, đi bên 
 phải, đi sang đường đúng nơi quy 
 định, nghiêm túc khi ngồi trên các 
 phương tiện giao thông.
* Kết quả: Thông qua việc xác định được nội dung giáo dục hành vi ứng xử cơ 
bản cần cung cấp cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi đã giúp tôi thuận tiện trong quá 
trình soạn giảng và dễ dàng lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục hành vi ứng 
xử vào các hoạt động một cách hợp lý, đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ, giúp 
trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động.
4.2 Biện pháp 2: Đưa nội dung giáo dục hành vi ứng xử vào từng chủ đề 
trong năm học.
 Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy rằng nếu chỉ xây dựng ra bộ 
quy tắc giáo dục hành vi ứng xử phù hợp với trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi mà 
không đưa vào kế hoạch chủ đề thì sẽ khó đánh giá được mức độ đạt được 
của trẻ. Như vậy, cô chỉ đánh giá được hành vi ứng xử của trẻở mức độchung 
chung mà không đánh giá được sát sao từng trẻ. Căn cứ vào tình hình của 
lớp, mức độ phát triển của trẻ tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục hành vi 
ứng xử trong lĩnh vực phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội xuyên suốt 9 chủ 
đề trong năm học, giúp tôi đi sâu vào từng nội dung giáo dục hành vi ứng xử 
phù hợp theo các chủ đề, nắm bắt được mức độ đạt được của trẻ dựa vào 
phiếu đánh giá cuối chủ đề. Nếu cuối chủ đề trẻ chưa đạt được mục tiêu theo 
quy định tôi sẽ cho trẻ thực hiện lại mục tiêu đó vào chủ đề kế tiếp để đạt 
được kết quả cao trong việc giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ. 
Kế hoạch xây dựng nội dung giáo dục hành vi ứng xử vào từng chủ đề 6. Thực vật - Hành vi ứng xử nơi công cộng:
 + Không bẻ cành, ngắt hoa nơi công cộng, 
 không vứt rác bừa bãi, vẽ bẩn lên tường.
 + Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh, giữ 
 dìn cảnh đẹp của thiên nhiên.
 7. Phương tiện giao thông - Hành vi ứng xử nơi công cộng:
 + Đi bộ trên vỉa hè, đi bên tay phải, sang 
 đường đúng nơi quy định.
 + Không la cà, chơiđùa dọc đường, nơi có 
 nhiều xe cộ.
 8. Nước và các hiện - Hành vi ứng xử nơi công cộng:
 tượng tự nhiên + Trẻ biết quan tâm bảo vệ môi trường: Tiết kiệm 
 điện, nước, giữ dìn vệ sinh môi trườngkhông vứt 
 rác bừa bãi.
 9. Quê hương đất nước - Hành vi ứng xử trong giao tiếp:
 Bác Hồ +Trẻ có thói quen mạnh dạn, tự tin khi giao 
 tiếp ứng xử.
 + Không chen lấn xô đẩy, mất trật tự nơi công 
 cộng.
VD: Trong chủ đề “Trường mầm non” tôi xây dựng mục tiêu giáo dục hành vi 
ứng xử trong giao tiếp là: Trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép, biết nói lời cảm 
ơn, xin lỗi và thể hiện thái độ cởi mở, xưng hô lễ phép với người lớn.
 + Dạy trẻ hành vi ứng xử giao tiếp với người lớn, với bạn bè. Rèn cho trẻ 
hành vi chào hỏi lễ phép với “vâng”, “dạ”, “ạ”. Khi chào trẻ nhìn thẳng vào mặt 
người mình chào, nếu là người lớn nên khoanh tay, cúi đầu. Dạy trẻ cách giao 
tiếp lịch sự với kiểu nói: “vui lòng”, “làmơn”, “con có thể”, “ xin mời”, “xin 
lỗi”.thể hiện phép lịch sự trong giao tiếpứng xử.
VD: Trong chủ đề “Bản thân” tôi xây dựng mục tiêu giáo dục hành vi ứng xử 
trong ăn uống là:Không nói chuyện khi ăn, biết nhặt cơm rơi, vãi, ăn uống từ 
tốn
 + Rèn cho trẻ hành vi ăn uống nhã nhặn, lịch sự: Trẻ mời người lớn, mời 
bạn bè trước khi ăn. Trong khi ăn không nói chuyện, ăn uống từ tốn không nhai 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hanh_vi_ung.docx