Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoàng Đan

docx 13 trang skkn 11/09/2024 1610
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoàng Đan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoàng Đan

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoàng Đan
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Ở cấp học mầm non, song song với việc giảng dạy cho trẻ, rèn nói, rèn nhận biết chữ, tập 
nhận thức màu, rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xửthì việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
càng phải đặc biệt chú ý. 
Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm non đã đưa nội dung 
giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. 
Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào giảng dạy cho trẻ là một cách rất 
cần thiết, như vậy sẽ tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ tuổi mầm non 
đến tuổi học đường. Mặt khác ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp 
thu những điều được dạy bảo. Tiến hành giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non góp phần 
quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về 
vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác trong cách ăn 
uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Công tác này cũng được triển khai rộng tới các 
bậc phụ huynh và các ban ngành liên quan, tuyên truyền cho họ các nội dung về giáo dục 
dinh dưỡng sức khỏe.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, 
sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày một nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo 
dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào và giáo 
dục trẻ như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục của bậc học, của xã hội để cơ thể trẻ 
khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối, hài hòa và có được những thói quen văn minh, lịch 
sự làm nền tảng cho nhân cách trẻ sau này.
Là một cô giáo trực tiếp giảng dạy trẻ mầm non tôi nhận thức được tầm quan trọng của vấn 
đề giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ mầm non. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:
 “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ 4 – 5 
tuổi trường mầm non Hoàng Đan” để có cơ hội tổ chức nhiều hơn các hoạt động giáo 
dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ và cũng để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân 
mình.
2. Tên sáng kiến
 “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ 4 – 5 
tuổi trường mầm non Hoàng Đan”
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Lê Thị Huyền
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ 4 – 5 tuổi. sóc sức khỏe để trẻ phát triển toàn diện, hài hòa góp phần hình thành nhân cách văn minh 
ngay từ bậc học mầm non.
6.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
* Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn, các điều kiện về 
cơ sở vật chất (gồm đồ dùng, đồ chơi, học liệu, đồ dùng phục vụ bán trú) đặc biệt là tích 
hợp nội dung dinh dưỡng – sức khỏe vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cô giáo chịu khó tìm hiểu những kiến thức mới, bổ ích, luôn sáng tạo trong công tác giảng 
dạy, tích hợp nội dung dinh dưỡng – sức khỏe vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát, thích vận động, thích đi học.
 Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến công tác chăm sóc – giáo dục và các hoạt động 
của lớp.
* Khó khăn
Đa phần trẻ là con thuần nông, bố mẹ còn thiếu kiến thức, hiểu chưa đầy đủ về vấn đề giáo 
dục dinh dưỡng – sức khoẻ đối với lứa tuổi mầm non. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ đi 
làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà không được chăm sóc chu đáo nên có phần làm ảnh 
hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhiều cha mẹ thường chú trọng đến việc ăn uống và phòng bệnh mà ít quan tâm đến kỹ 
năng sống của trẻ như nhận biết những nơi an toàn, không an toàn, những hành động nguy 
hiểm.
Phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe 
cho trẻ từ khi còn bé là nền tảng để hình thành những thói quen văn minh sau này cho trẻ.
Số trẻ nắm bắt kiến thức về dinh dưỡng – sức khỏe còn thấp, trẻ chưa nhận biết được tầm 
quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
Từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy để đạt được mục tiêu giáo dục tôi cần có kế hoạch 
và giải pháp cụ thể. Trước tiên tôi tiến hành khảo sát học sinh để giáo viên nắm đúng thực 
chất của học sinh từ đó đưa ra các nội dung giáo dục thích hợp (bảng minh họa kèm theo) Thông qua hình thức tiết học củng cố, hệ thống hoá, chính xác hoá những kiến thức về dinh 
dưỡng – sức khoẻ mà trẻ đã làm quen ở mọi lúc mọi nơi, phát triển trí tuệ cho trẻ. Nội 
dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe có thể được tích hợp ở các tiết học khác nhau nhưng 
thể hiện rõ nhất là trong hoạt động “Làm quen với môi trường xung quanh”.
a. Qua hoạt động “Làm quen với môi trường xung quanh” dạy trẻ biết:
- Tên gọi, đặc điểm cấu tạo của đối tượng, biết được thành phần các chất và giá trị dinh 
dưỡng của đối tượng đó đối với cơ thể con người.
- Trẻ biết được lợi ích của các chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất Vitamin và muối 
khoáng với cơ thể con người.
VD: Cô cho trẻ làm quen một số loại rau. Sau khi trẻ quan sát, nhận xét về đặc điểm, cách 
chế biến và biết đâu là rau ăn củ, đâu là rau ăn lá, đâu là rau ăn quả. Cô khái quát và tích 
hợp giáo dục dinh dưỡng: Trong các loại rau, củ, quả có nhiều Vitamin và khoáng chất ăn 
vào giúp cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Đặc biệt 
các loại rau, củ, quả có màu đỏ và màu xanh đậm như: Rau ngót, rau dền đỏ, bí đỏ, cà chua, 
cà rốtcó rất nhiều Vitamin A ăn vào giúp da dẻ hồng hào, mắt sáng, tóc mượtvà các 
loại Vitamin này các con phải biết ăn đủ và ăn theo nhu cầu.
VD: Hoạt động học “Làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình ”
Sau khi cho trẻ quan sát nhận xét về đặc điểm của con bò => Cô khái quát lại và tích hợp 
giáo dục dinh dưỡng: Bò là động vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con, bò có màu vàng, 
trên đầu có đôi sừng, có đôi mắt có mõm, đuôi bò dài , bò thường hay ăn cỏ. Nuôi bò để 
kéo xe, lấy thịt, lấy sữa, thịt bò có nhiều chất đạm ăn vào rất tốt cho cơ thể con người, sữa 
bò có nhiều canxi và các Vitamin. Các loại sữa tươi sữa hộp mà ở nhà cũng như đến lớp 
các con được bố mẹ cô giáo cho uống hàng ngày cũng được pha chế từ sữa bò. Vì vậy các 
con phải uống sữa để giúp cho cơ thể khoẻ mạnh thông minh chóng lớn.
Sau khi cho trẻ quan sát và nhận xét về đặc điểm nổi bật của con gà cô tích hợp giáo dục 
dinh dưỡng: Trong thịt gà, trứng gà có chất đạm, giúp cho cơ thể phát triển cân đối khoẻ 
mạnh
Khi cho trẻ so sánh sự giống nhau của hai con vật nuôi trong gia đình. Ví dụ: Gà và lợn 
giống nhau chúng đều là động vật sống trong gia đình, được con người chăm sóc nuôi 
dưỡng, thịt của chúng đều giàu chất đạm.
Thông qua việc giáo dục đó giúp trẻ biết ích lợi của thực phẩm động vật và trẻ có hứng thú 
về ăn các loại thực phẩm đó.
b. Qua hoạt động “Làm quen với tác phẩm văn học”.
Thông qua hoạt động “Làm quen với tác phẩm văn học” trẻ được học các bài thơ, câu 
chuyện, bài vè, câu đố về một số loại rau, củ, quả hay những thói quen văn minh trong đời 
sống sinh hoạt. - Những loại rau này dùng để làm gì? (Chế biến các món ăn)
- Muốn có rau xanh để ăn các con phải làm gì? (Chăm bón, bảo vệ)
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ trong rau có chứa nhiều Vitamin và chất xơ, muối 
khoáng cho nên các con cần ăn nhiều rau rất tốt cho cơ thể mình, vậy để có rau ăn các con 
phải chăm bón, bảo vệ luống rau xanh tốt nhé.
b. Hoạt động góc
Hoạt động góc ở trường mầm non là hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với trẻ. Vì hoạt động 
góc chính là những dạng trò chơi bổ ích, thế giới người lớn được tái hiện trong các trò chơi. 
Từ đó trẻ học được kinh nghiệm của con người qua các vai chơi. Nhằm kích thích, thu hút, 
lôi cuốn trẻ tham gia giải quyết những nhiệm vụ học tập như khám phá mối liên kết giữa 
hành vi và sức khoẻ, củng cố sự hiểu biết của trẻ về giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe.
Khi trẻ được chơi trò chơi như: Trò chơi "Cửa hàng bách hoá” người bán hàng phải chào 
khách mua hàng, phải nói được tên hàng và giá trị dinh dưỡng của mặt hàng đó, quảng cáo 
các mặt hàng. Người mua hàng đi mua phải nói được tên mặt hàng, hỏi người bán hàng về 
các chất dinh dưỡng có trong mặt hàng mình cần mua.
Trò chơi “cửa hàng ăn uống” phải biết chế biến ra các món ăn từ các thực phẩm được mua 
về và nói được các chất dinh dưỡng của nhóm đó khi khách hỏi.
Đồng thời với việc trẻ biết về các chất dinh dưỡng trong các món ăn, trẻ còn học được kĩ 
năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, hình thành thói quen giao tiếp văn minh, lịch sự.
Thỉnh thoảng cô giáo cần tạo tình huống trong khi chơi để đạt được mục tiêu giáo dục. Ví 
dụ trò chơi “Mẹ con”, tình huống khi con bị đau bụng thì mẹ đưa con đi khám bác sĩ với lí 
do con ăn uống chưa hợp vệ sinh. Qua tình huống giáo dục trẻ cần ăn chín, uống sôi, ăn đồ 
ăn đảm bảo vệ sinh. Hoặc tình huống con bị đau răng đi khám bác sĩ vì lí do con hay ăn 
bánh, kẹo ngọt mà chưa đánh răng hàng ngày. Qua đó giáo dục trẻ cần vệ sinh răng miệng 
hằng ngày và hạn chế ăn bánh, kẹo ngọt vào buổi tối
 c. Hoạt động chiều
Tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ vào các hoạt động chiều dưới hình thức 
ôn luyện các hình thức đã học nhằm giúp trẻ khắc sâu được kiến thức.
VD: Khi thực hiện chủ đề “Động vật sống dưới nước” thì vào buổi chiều cô cho trẻ ôn 
luyện qua trò chơi “Đố vui” về các loại cá. Sau đó cô nói cho trẻ biết có rất nhiều loại cá 
chúng sống ở khắp nơi như ao, hồ, sông, suối. Trong cá chứa rất nhiều chất đạm, canxi là 
nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người, cá chế biến rất nhiều món ăn, cho trẻ kể các 
món ăn được chế biến từ cá... và giáo dục trẻ cần ăn thức ăn chế biến từ cá.
Tổ chức cho trẻ thực hiện “bé tập làm nội trợ” như pha nước chanh, pha nước cam, pha 
sữa, làm muối lạcKhi được trực tiếp chế biến trẻ cảm thấy tự tin và khắc sâu giá trị dinh 
dưỡng của sản phẩm khi trẻ tạo ra. nói chuyện, xúc cơm cẩn thận không được rơi vãi ra ngoài, phải nhai kỹ, khi ho phải che 
miệng hoặc quay ra ngoài, ăn uống từ tốn có nề nếp, khi ăn xong phải lau miệng, lau tay, 
không uống nước lã.
e. Thông qua tổ chức giấc ngủ cho trẻ.
Khi tổ chức ngủ cho trẻ cô giáo có thể khuyến khích trẻ làm cùng cô những hoạt động vừa 
sức, bổ ích như lấy gối, cất gối, kéo rèm để giảm ánh sáng bên ngoài. Hay trong khi ngủ 
có thể trong lớp có bạn nào đó tỉnh giấc, cô giáo hướng dẫn, nhắc nhở trẻ không làm ồn, 
nhẹ nhàng đi vệ sinh để các bạn khác tiếp tục ngủ.
6.2.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe đến các bậc phụ 
huynh.
Để đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục cho trẻ thì việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường 
và xã hội là việc làm cần thiết và thường xuyên. Trong đó sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả 
của các bậc phụ huynh góp một phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng 
giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ.
Giáo viên thực hiện tuyên truyền kiến thức khoa học về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực 
phẩm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đến các bậc phụ huynh. Trước hết tạo niềm tin và uy tín đối 
với phụ huynh để họ yên tâm gửi con đi học. Qua công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục 
trẻ làm cho phụ huynh thấy cần thiết phải đưa con đến trường.
a. Tổ chức các buổi họp phụ huynh 
Giáo viên phổ biến kiến thức dinh dưỡng – sức khỏe, nuôi dạy con theo khoa học. Phổ biến 
thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin muối khoáng có sẵn tại 
địa phương đảm bảo rẻ tiền nhưng giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm. Phổ biến cách bảo quản thực phẩm sống, thực phẩm chín một cách an toàn, tránh 
thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm độc. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng 
của việc cho trẻ ăn hết suất ăn, động viên trẻ trong khi ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
b. Xây dựng góc tuyên truyền 
Thông qua góc những điều cha mẹ cần biết và góc tuyên truyền của nhà trường, giáo viên 
tuyên truyền cho phụ huynh biết “10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm”, “10 lời 
khuyên về dinh dưỡng hợp lý”, điển hình hay gặp cho các bậc phụ huynh.
In ấn và treo các hình ảnh, tranh minh họa về các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng 
tự phục vụ, những kiến thức về an toàn và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ để giúp phụ 
huynh biết rõ hơn.
Hàng quý cân, đo trẻ và báo cáo cho phụ huynh rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ qua góc 
tuyên truyền.
c. Giờ đón trả trẻ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dinh_duong_s.docx