Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật và hiện tượng, đa dạng . Ngay từ nhỏ trẻ đã được làm quen với số lượng, trẻ lĩnh hội được chúng qua các các giác quan như thị giác, thính giác, giác quan vận động sự hiểu biết khác nhau. Ở trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi cho trẻ LQVT về số lượng là dạy trẻ những biểu tượng tập hợp, nhận biết tập hợp, kỹ năng phân tích các phần tử của tập hợp, các thao tác đếm, nhận biết con số, xác định được mối quan hệ về số lượng. Dưới tác động của giáo viên, trẻ nắm được phép đếm, dễ dàng phân biệt được quá trình đếm và kết quả phép đếm, hiểu ý nghĩa khái quát của con số Chính những kiến thức kỹ năng sơ đẳng về số lượng mà trẻ nắm được là phương tiện để phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng Vì vậy tổ chức cho trẻ LQVT về số lượng, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động đòi hỏi có thủ thuật từ hình thức đến đồ dùng đồ chơi. Việc tổ chức dạy trẻ phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Qua đó trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, trẻ nắm được phép đếm. Sự hứng thú của trẻ được thể hiện ở thái độ tích cực nhận thức, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tích cực tìm tòi khám phá sự vật hiện tượng xung quanh. Do vậy nhiệm vụ của giáo viên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tính tích cực nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non” để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trẻ lớp 4 tuổi A5 trường mầm non .. 1 Trong sang kiến, tôi đã chỉ ra thực trạng còn tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất ra các biện pháp: 2.1 Biện pháp 1: Tự rèn luyện bản thân - Bản thân tự rèn luyện về tác phong sư phạm nhẹ nhàng gần gũi thân thiện tình cảm với trẻ, cô phải nắm chắc tình hình và tâm sinh lý của trẻ. - Bản thân cần nghiên cứu các phương pháp theo bộ môn và theo giờ hoạt động. - Cô cần có nghệ thuật khi tiếp xúc với trẻ, cần phải nâng cao kiến thức, biết cách xử lý tỉnh huống sư phạm. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động, giúp đỡ những trẻ yếu, tiếp thu bài chậm, khen ngợi kịp thời với trẻ học khá hơn để trẻ cố gắng phát huy những khả năng của mình. - Trong một giờ học cô giáo nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách lôgic sôi động, không ngắt quãng thời gian hoạt động phải luân chuyển làm sao cho giờ học không bị go ép nhàm chán không khí học luôn sôi nổi, thì trẻ mới hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả . - Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2 Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp, sáng tạo, hấp dẫn thu hút trẻ vào giờ học. Để tăng tính hấp dẫn của giờ dạy tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có ở địa phương như: Gỗ vụn, hộp giấy, hột hạt để tạo ra những đồ dùng học tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm. VD: Tôi dùng muỗng nhựa làm chuồn chuồn, vỏ sữa chua làm con lợn, hoặc len làm con gà, vỏ sò làm cáNhư vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học. - Muốn có hiệu quả và gây được hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ trong giờ học tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trẻ. 3 nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán. * Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên. Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 chẳng hạn. tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” bằng mô hình rối dẹt tôi đã thay thế 3 nhân vật là bạn của bé Hoa ( Cháu ông bà già ) là Tuấn, Lan, và Mai. Vừa kể cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn “ Ông nhổ củ cải không được liền gọi Bà và bé Hoa ra” cô dừng lại đặt câu hỏi “ vừa rồi chỉ có một mình ông nhổ củ cải bây giờ thêm bà và bế Hoa là thêm mấy người? (2 người ). Thế là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu chuyện cứ tiếp diễn thêm 1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ cải đã lên được, trẻ vừa được nghe chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6 đối tượng, trẻ rất thích thú say sưa đắm mình vào câu chuyện kể và nắm được kiến thức bài học như được khắc sâu vào trong tâm trí trẻ. Trong một tiết học ta có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác như thế ta tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị, củng cố kiến thức cho trẻ trong quá trình cung cấp kiến thức cho trẻ ta nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú học tập, không nên gò ép trẻ theo một khuôn mẫu nhất định, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học. 2.5. Biện pháp 5: Lựa chọn tổ chức dưới hình thức trò chơi để gây hứng thú cho trẻ Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo. Hoạt động chơi quyết định sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. chơi là một hoạt động độc lập, tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ rèn luyện được tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện rõ nét trong hoạt 5 Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin việc áp dụng công nghệ thông tin là một trong những phương tiện, điều kiện có tính khoa học, hiện đại, đặc biệt là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Sự phối hợp giữa những hình ảnh , âm thanh sống động, hiệu ứng trình chiếu gây cho trẻ sự hứng thú, và có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ , vừa thực hiện phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng. - Đối với hoạt động LQVT về số lượng tất cả trẻ đều được luyện tập thao tác với đồ vật nhiều hơn nhằm củng cố kiến thức nếu quá lạm dụng CNTT thì làm hạn chế hoạt động của trẻ. Vì vậy tùy vào bài dạy tôi nghiên cứu vận dụng đưa CNTT vào bài dạy một cách linh hoạt thông qua các trò chơi nhằm đảm bảo nội dung kiến thức phát huy tối đa trẻ tham gia vào các hoạt động lĩnh hội kiến thức. - Ứng dụng các phần mềm để thiết lập ra các slile như nén âm thanh, tiếng động, câu hỏi, lời khen vào một trò chơi nhằm thu hút trẻ vào hoạt động. Sự xuất hiện của các biểu tượng không mang tính áp đặt trẻ mà làm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ kích thích trẻ hoạt động tích cực, hứng thú. VD: Khi dạy trẻ đếm đến 4, nhận biết số 4. Khi cho trẻ đếm đến 4, nhận biết số 4, ở phần ôn luyện tôi cho trẻ chơi trò chơi “ô cửa bí mật” trên máy vi tính. - Tôi tạo ra slile của trò chơi “ô cửa bí mật” tôi tạo ra hiệu ứng tiếng kêu của các loại phương tiện, hình ảnh các phương tiện sinh động gây hứng thú cho trẻ. - Cách chơi: Cô có các ô cửa đằng sau mỗi ô cửa có những hình ảnh về phương tiện giao thông và có số tương ứng, yêu cầu trẻ mở và chọn số và hình ảnh theo yêu cầu, khi trẻ chọn đúng thì có âm thanh đông viên khen ngợi trẻ. Khi cho trẻ chơi trò chơi, hay dạy kiến thức toán học cho trẻ kết hợp trên máy vi tính, tôi thấy trẻ rất say sưa và hào hứng trẻ tham gia rất tích cực vào hoạt động . 2.7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Muốn hoạt động học của trẻ trong giờ làm quen với biểu tượng toán về số lượng có hiệu quả tôi luôn làm tôt công tác phối kết hợp với phụ huynh thông 7 - Sáng tạo được nhiều trò chơi nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. - Các giờ làm quen với toán về số lượng đạt kết quả tốt, lên chuyên đề, các đợt thanh tra, kiểm tra, lên được nhà trường và tổ chuyên môn đánh giá có chất lượng tốt và sáng tạo. b.Về phía trẻ Bằng một số biện pháp gây hứng thú vào giờ học làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo. Cuối năm lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau: - Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ đã phát huy được tính tích cực. - 100% cháu thích tham gia hoạt động làm quen với toán. Trẻ tiếp thu và khắc Trẻ hào hứng thích Kỹ năng tập chung Năm học sâu kiến thức tự giờ học toán chú ý nhiên thoải mái 2016 – 2017 ( Chưa áp dụng 45% 45% 45,5% sáng kiến) 2017 – 2018 ( Năm đầu áp 75% 78% 76% dụng sáng kiến) 2018 – 2019 ( Năm thứ 2 áp 100% 98% 98% dụng sáng kiến ) * Qua số liệu so sánh ở bảng trên tôi rút ra được kết luận: Năm học 2016- 2017, khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả trẻ đạt rất thấp. Trẻ hào hứng thích giờ học toán chỉ đạt 45%. Kỹ năng tập chung chú ý đạt 45% và trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức tự nhiên thoải mái chỉ đạt 45,5%. Năm 2017-2018 là năm đầu tiên khi áp dụng sáng kiến thì kết quả đã có sự chuyển biến so với năm 2016 – 2017 số trẻ hào hứng thích giờ học toán đạt 75%. 9 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận a. Ý nghĩa của sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ”. Sáng kiến đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa đó là: góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc pháp gây hứng thú cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non. Những biểu tượng toán được hình thành ở trẻ em là kết quả của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học toán với trẻ. Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng phân tách các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng. b. Khả năng áp dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm - Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ” từ năm học 2017 - 2018 đến nay đã mang lại hiệu quả rõ rệt . Nếu các biện pháp này được áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả đáng kể chính những kiến thức, kỹ năng toán học mà trẻ nắm được là phương tiện phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được tại các lớp 4 tuổi trong toàn trường. c. Bài học kinh nghiệm 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc