Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi biết yêu thương chia sẻ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi biết yêu thương chia sẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi biết yêu thương chia sẻ
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON NINH HIỆP ****************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3 - 4 TUỔI BIẾT YÊU THƯƠNG, QUAN TÂM CHIA SẺ. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo. Cấp học: Mầm non. Tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy. Đơn vị công tác: Trường mầm non Ninh Hiệp. Chức vụ: Giáo viên. NĂM HỌC: 2020 – 2021 0 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. Ngay từ đầu năm học, trong buổi học nhiệm vụ đầu năm tôi đã nắm bắt rất rõ về chuyên đề của năm học đó là “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc”, bám sát vào các tiêu chỉ chính đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng, để từ đó xây dựng các phương pháp giáo dục đối với trẻ một cách có hiệu quả nhất, cũng là nhằm thục hiện tốt nhất chuyên đề của năm. Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con người dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cội nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết yêu thương thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy... chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bên cạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ 2 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lí luận: Mỗi đứa trẻ được sinh ra không chỉ mang theo niềm vui niềm hạnh phúc mà còn mang theo bao ước mơ và hi vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất nhưng cũng đời thường nhất mà bất kì ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứa con của mình đó là bé sẽ trở thành người tốt, có ích cho xã hội, có hiếu với ông bà cha mẹ, biết yêu thương chia sẻ với mọi người. Tuy nhiên không phải tất cả những đứa trẻ khi lớn lên đều được như vậy, không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương chia sẻ từ nhỏ sẽ là nền tảng để trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai, giảm bớt được những gánh nặng không đáng có của gia đình và xã hội sau này. Nhân cách không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hàng ngày gần gũi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên của con người. Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Đó là cốt lõi trong giáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. II/ Cơ sở thực tiễn Là một giáo viên giảng dạy ở một trường mầm non có số học sinh đông, mỗi năm số học sinh của trường tôi ngày càng tăng, năm học này trường có hơn 600 học sinh được chia thành 19 nhóm, lớp theo các độ tuổi, trong đó khối mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi gồm có 5 lớp. Số giáo viên, nhân viên trong trường hiện nay gồm 64 đồng chí. Tất cả các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều đạt trình độ chuẩn, nhiều đồng chí có trình độ cao đẳng, đại học; là những người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ với người thân bạn bè, những người xung quanh bé, các con vật nuôi và cây trồng từ nhiều năm nay đã được nhà trường chú trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Tuy nhiên do khả năng, nhận thức của giáo viên cũng như yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả và không đồng đều nhất quán ở các lớp. 4 Dựa trên cơ sở thực tiễn, thực trạng khảo sát tôi đã đề ra những biện pháp để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ như sau: III/ Một số biện pháp: 1. Dạy trẻ yêu thương bằng chính sự yêu thương của giáo viên Với trẻ mầm non thì cô giáo chính là tấm gương mà trẻ luôn muốn học tập theo. Cô nói gì trẻ nói đó, cô làm gì trẻ sẽ làm đó. Chính vì vậy mà lời nói và hành động thể hiện sự yêu thương chân thành cuả cô giáo sẽ khắc sâu vào trong tâm hồn trẻ. Khi trẻ thực sự thích đến lớp, thích đi học thì sự yêu thương của cô đã có tác dụng trong việc dạy trẻ ở trường. Muốn làm được điều đó thì với những trẻ có cá tính khác nhau thì sự yêu thương của cô cũng thể hiện khác nhau. Với những trẻ nhút nhát thì sự yêu thương được cô thể hiện bằng lời nói như hỏi han tâm sự nhẹ nhàng, ôm ấp vuốt tóc, xoa đầu vỗ về tạo cho trẻ thêm tự tin mạnh dạn, không sợ sệt. Còn với những trẻ hiếu động nghịch ngượm cô không quát mắng mà dùng lời nói để phân tích, giảng gải cho cho trẻ hiểu và làm mẫu để trẻ xem đâu là đúng đâu là chưa đúng. (Hình 1: Cô động viên vỗ về trẻ nhút nhát) 2. Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua các hoạt động 2.1. Hoạt động đón trẻ: Hoạt động đón trẻ là hoạt động đầu tiên trong ngày, trong hoạt động này thì việc giáo dục trẻ tình yêu thương rất thuận lợi. Ngay trong hoạt động này tôi đã suy nghĩ để tạo ra cách chào đón trẻ để lớp để trẻ cảm thấy thoải mái cũng như cảm nhận rõ nhất tình yêu thương chia sẻ. Tôi cho trẻ được lựa chọn cách trẻ thể hiện tình cảm của trẻ với cô khi vào lớp. (Hình 2: Cô và trẻ chào nhau theo cách trẻ lựa chọn) Khi trẻ đã vào lớp thì viêc mà cô nên làm lúc này là gợi hỏi, trò chuyện giao lưu với trẻ để trẻ thấy ấm áp và yên tâm khi rời xa bố mẹ. Những lời nói thủ thỉ, những câu hỏi quan tâm chia sẻ sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương thật sự của cô. Chẳng hạn: Hôm nay ai đưa con đi học? Sau khi đưa con đến lớp bố mẹ sẽ đi đâu nhỉ? Bố mẹ vất vả đi làm để nuôi các con, vì vậy các con phải ngoan, học giỏi và nghe lời bố mẹ nhé. 2.2. Thông qua hoạt động học Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. 2.2.1 : Hoạt động khám phá Trò chuyện về các thành viên trong gia đình * Đầu tiên tôi cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình: 6 - Chuẩn bị: Phim truyện “Tết đoàn viên”. Đàn organ ghi âm bài hát: “Sắp đến tết rồi”. - Tiến hành * Ổn định: Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”. * Hoạt động 1. Thảo luận về 2 thông điệp: Yêu thương là quan tâm, chia sẻ thể hiện bằng lời nói. - Hỏi lại trẻ về lời yêu thương bé nói với bố mẹ ông bà, cô giáo và bạn bè. - Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người? - Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào? - Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn. - Bố mẹ, cô giáo, những người thân trong gia đình, bạn bè yêu thương con, con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cảm thấy yên lòng. Vậy với người lạ thì con cảm thấy thế nào khi người lạ ôm con? (Bé chia sẻ cảm xúc .). * Hoạt động 2: Cho trẻ xem phim “Tết đoàn viên” * Trò chuyện và đàm thoại: - Vào ngày vui, ngày tết mọi người mong muốn điều gì? - Ngày tết không được đón tết cùng con cháu ông bà cảm thấy như thế nào? - Yêu thương không chỉ là quan tâm chia sẻ bằng lời nói mà yêu thương còn thể hiên bằng hàng động nữa. - Biết ông bà buồn, bé và bố mẹ đã làm gì? - Khi về quê ăn tết, tâm trạng ông bà như thế nào? - Con cảm thấy thế nào khi giúp cho người khác được vui? -Ở lớp có những ngày nào mà các con cảm thấy vui và muốn chia sẻ cùng cô giáo và các bạn nhất? (Ngày sinh nhật). - Cho trẻ chia sẻ những điều mà trẻ thấy mình được yêu thương theo mẫu câu: Con cảm thấy tràn ngập yêu thương khi (Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé). (Hình 3: Trẻ xem phim và đàm thoại về kỹ năng yêu thương chia sẻ). => Qua bài học: Phát huy và rèn luyện cho trẻ kỹ năng yêu thương chia sẻ, hạn chế tính ích kỷ, hẹp hòi. Biết nhường nhị bạn bé, không trêu trọc, đùa nghịch bạn, đánh bạn. Biết quan tâm đến quan tâm đến người khác và mong muốn được giúp đỡ mọi người. 100% trẻ đều rất yêu mến cô giáo và bạn bè, thích được đi học, yêu trường, yêu lớp. 8 tặng mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: “Con chúc mẹ của con luôn xinh đẹp và trẻ mãi” hay “Con chúc bà luôn khoẻ mạnh”. Các bé đã cùng nhau làm những bông hoa hồng bằng giấy kết thành một lẵng hoa thật đẹp, những chiếc thiệp xinh xinh để tặng mẹ và cắt dán hoa để treo trang trí trước cửa lớp. Các bé còn được “bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu. * Kết quả: 100% trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình, luôn muốn quan tâm chia sẻ những niềm vui, những việc làm tốt...để cho ông bà bố mẹ và những người thân của mình được vui vẻ. (Hình 5: Bé dán hoa và làm thiếp chúc mừng bà và mẹ) 3.2. Dạy trẻ biết thể hiện tình yêu thương quan tâm chia sẻ đến bạn bè Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được hình thành bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa các lớp... để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy thế mạnh của mình. (Hình 6: Bé chia sẻ niềm vui với bạn trong ngày sinh nhật) Đặc biệt, ngày 8/3 năm nay để giúp trẻ biết yêu thương chia sẻ và thể hiện tình cảm với các bạn của mình chúng tôi đã phối hợp cùng các giáo viên trong khối tổ chức hoạt động giao lưu cho trẻ với chủ đề “ Hoa tình bạn” tại khu vực sân khấu của trường. Ngày hôm ấy các bé gái không chỉ nhận được sự quan tâm giúp đỡ chia sẻ của các bạn trai trong lớp mà các bé còn có “một ngày trọn niềm vui” với rất nhiều bất ngờ mà các cô giáo và các bạn trai trong khối mang lại. Tại 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_be_3.docx