Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi vận động thông qua môn âm nhạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi vận động thông qua môn âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi vận động thông qua môn âm nhạc
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 4-5 TUỔI VẬN ĐỘNG THÔNG QUA MÔN ÂM NHẠC. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ mầm non nói chung và đặc biệt ở trẻ mẫu giáo. Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấucùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảmĐối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa gõ nhịp, đầu lắc lư , đó chính là hình thức vận động tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”. Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Hiện nay trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp 1 chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảytrẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu. * Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc. Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múađều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu. Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dưng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiênCác chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổi Mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng. Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của trẻ. Trẻ 4-5 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc, từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhóm nhảy toả ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các đông tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tập dượt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu trò chơi.Trẻ 4-5 tuổi có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, trống đệm theo nhịp, theo tiết tấu. Có thể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 - 2 âm thanh. 2. Thực trạng. * Thuận lợi: Trường Mầm non Hồng Thái Tây, đóng trên địa bàn xã Hồng Thái Tây, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất. Thường xuyên trao đổi thẳng thắn những kinh nghiệm trong giảng dạy. 3 bài tập cho 30 cháu lớp mẫu giáo 4-5 tuổi thực hiện. Bài tập 1: Con hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Mời bạn ăn” của tác giả Trần Ngọc. Bài tập 2: Con hãy múa bài “Cháu thương chú bộ đội” của tác giả Hoàng Văn Yến BẢNG A. KHẢO SÁT KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CỦA TRẺ 4-5 TUỔI STT Họ và tên trẻ Bài tập 1 Bài tập 2 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Nguyễn Trí An * * 2 Phạm Quốc An * * 3 Hoàng Quỳnh Anh * * 4 Trần Ngọc Bảo Anh * * 5 Lê Phương Anh * * 6 Nguyễn Chí Bảo * * 7 Hoàng Bảo Châu * * 8 Nguyễn Bảo Châu * * 9 Hoàng Thùy Dung * * 10 Hoàng Thái Dương * * 11 Trần Thị Thu Hà * * 12 Nguyễn Ngọc Hà * * 13 Triệu Gia Hân * * 14 Nguyễn Minh Hằng * * 15 Lê Minh Hoàng * * 16 Phạm Lê Phú Hưng * * 17 Đỗ Thu Hương * * 18 Trần Đặng Linh Huyền * * 19 Nguyễn Minh Khang * * 20 Hoàng Kim Ngân * * 21 Nguyễn Bích Ngọc * * 22 Nguyễn Hà Phong * * 23 Hoàng Thị Thanh Phương * * 24 Đào Đình Minh Quân * * 25 Nguyễn Thị Như Quỳnh * * 26 Trần Như Quỳnh * * 27 Nguyễn Hải Sơn * * 5 vỗ tay, gõ đệm qua dụng cụ âm nhạc và thể hiện qua các động tác múa. - Kỹ năng ca hát và vận động của trẻ được phát triển, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ tốt hơn. - Trẻ yêu âm nhạc, phát triển toàn diện Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ và nhân cách cho trẻ. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Để trẻ đạt được các kỹ năng vận đông trên tôi áp dụng các biện pháp sau. + Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo. Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy, việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thuật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất. Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất). - Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. - Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ. Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu: Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với sơn ca. Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ - Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp) Ví dụ: Trong bài Hoa trường em có câu: Em ngắm chiếc lá, em ngắm cánh hoa. Vỗ vỗ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ nghỉ Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đôi - Vào bài cô đố trẻ: Ai nơi hải đảo biên cương Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn. 7 khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách. * Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gáiMuốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: Chú bộ đội có động tác hai tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh như như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.” Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. Ví dụ: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (4 - 5 tuổi ) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa vào đặc điểm của lớp tôi các cháu có khả năng múa được những động tác đơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc đầu, động tác của 4 câu hát, phần nhạc kết. - Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao và đưa sang hai bên theo nhịp bài hát. - Động tác 1: “Bà ơi bàlắm” Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ “lắm”, kết hợp với nhún chân. - Động tác 2: “Tóc bà trắng.mây” Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống hai bên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây”. - Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay” Hai tay từ từ ấp lên ngực vào từ “lắm”. Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay” - Động tác 4: “Khi cháu vâng lời .vui.”Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết hợp với chống gót chân. - Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay , kết hợp bước xoay tròn tại chỗ một vòng. Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau: + Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ). + Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng 9 Cách chơi: Trẻ được nghe nhạc và vận động nhanh chậm theo tiết tấu, Khi tiết tấu chậm, trẻ vỗ tay, giậm chân hay múa chậm. Khi tiết tấu nhanh trẻ thực hiện nhanh. Yêu cầu, các động tác phải khớp với nhạc. Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. Ở đây, giáo viên là người gợi ý giúp trẻ cảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau. Trẻ nghe nhạc, vận động theo không cần hát. * Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập. Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo. + Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học: Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Ví dụ: Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Em yêu Thủ đô của tác giả Bảo Trọng, cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp về Thủ Đô Hà Nội bằng cách cô chọn trong mạng một số danh lam thắng cảnh ở Thủ đô Hà Nội để lưu trong máy vi tính. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và khơi gợi hình ảnh đẹp hình thành ở trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, con người. Qua hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ là yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật. Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học. Ví dụ: Dạy múa bài Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Để chuẩn bị cho bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi tình cảm của cháu đối với bà của mình bằng cách cho trẻ xem video clip vở kịch rối tóm tắt theo truyện Tích Chu. Tôi tập kể diễn cảm tóm tắt nội dung cốt truyện, sưu tầm rối hình cậu bé Tích 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_van.doc