Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Mầm non
1 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Mầm non”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Phương Ngày tháng năm sinh: 05/08/1990 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường mầm non Vinh Quang. Điện thoại: 0836050890 4. Đồng tác giả: Không 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Vinh Quang. Địa chỉ: Xã Vinh Quang - Huyện Vĩnh Bảo - Thành Phố Hải Phòng. Điện thoại: 0836050890 II. Mô tả giải pháp đã biết: Việc giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ là một vấn đề đang được nghành giáo dục mầm non quan tâm. Giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm sống để tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3-4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng mình làm nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3-4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém so với các độ tuổi khác nên khả năng gặp phải những nguy cơ không an toàn là rất cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non” để nghiên cứu áp dụng trực tiếp trên trẻ 3-4 tuổi lớp 3TC2 do tôi phụ trách năm học 2022 - 2023. Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc cung cấp, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về giáo dục cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. Bản thân tôi luôn trao dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất. 3 Việc lựa chọn nội dung dạy trẻ kỹ năng để nhận biết và phòng tránh nguy hiểm phù hợp với độ tuổi là một điều quan trọng. Bởi vì khi lựa chọn được nội dung phù hợp thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức với nội dung làm trẻ hứng thú hơn trong hoạt động. Qua đó, trẻ biết những hành động,vật dụng nguy hiểm tới tính mạng và cách phòng tránh. Biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, tôi đã xây dựng kế hoạch dạy theo các tháng: Tháng Kĩ năng Tháng 9 - Biết không được cười đùa nói chuyện trong khi ăn, uống, hoặc khi ăn các loại quả có hạt... Tháng - Trẻ nhận biết được những loại đồ dùng an toàn và những loại đồ 10 dùng không an toàn với bản thân, biết các vật gây hóc sặc và tránh xa. Tháng - Biết được một số kí hiệu thông thường để không sờ vào những nơi 11 có lửa hay ở điện, biết tránh xa các vật sắc nhọn. Tháng - Biết nhờ đến sự trợ giúp của chú công an khi đi lạc đường, đi lạc ở 12 siêu thị thì có thể nhờ chú bảo vệ. Tháng 1 - Biết nắm chặt tay người lớn. Không đi theo, nhận quà từ người lạ. Biết trả lời “ không” khi có người lạ mời mình uống nước, ăn kẹo bánh. Tháng 2 - Biết khi ra vườn chơi phải đi dép, giày. - Biết khi lên xuống cầu thang không được đùa nghịch,đùn đẩy bạn. Tháng 3 - Biết xin phép trước khi tiếp xúc với chó, mèo. - Trẻ nhận biết các vật gây bỏng. Biết kêu người lớn giúp đỡ khi cần. Tháng 4 - Biết khi trời nắng phải đội mũ, nón, đeo khẩu trang, mặc quần áo dài tay khi ra đường. Trời mưa phải mặc áo mưa, che ô. Tháng 5 - Biết kêu người lớn giúp đỡ khi bị xâm hại. Biết tránh xa với người lạ, không cho người lạ sờ vào người. Sau khi lựa chọn các nội trong tháng tôi thiết kế các hoạt động để triển khai dạy trẻ, có những nội dung phù hợp với việc lồng ghép trong các hoạt động học, có nội dung được đưa vào hoạt động ngoài trời. Nhưng cũng có nội dung được tổ chức thành các hoạt động riêng biệt trong các buổi chiều. Ví dụ: Qua hoạt động KPKH: “Trò chuyện với trẻ về bản thân” tôi dạy trẻ những kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân như: Qua trò chơi “Ai giỏi hơn” tôi dạy trẻ kỹ năng rửa tay, rửa mặt đúng cách, kỹ năng biết tự mặc quần áo và phù hợp với thời tiết, hoặc qua trò chơi “Ai đúng, ai sai” tôi dạy trẻ biết đi dép, 5 Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được đồ dùng an toàn và không an toàn đối với trẻ. Chuẩn bị: Đề can xanh, đỏ cắt hình vuông nhỏ. Các đồ dùng, đồ chơi quanh lớp. Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, các thành viên mỗi đội sẽ cầm các miếng đề can trên tay. Khi có nhạc các thành viên sẽ đi tìm quanh lớp các đồ dùng, đồ chơi an toàn dán đề can xanh, đồ chơi đồ dùng không an toàn dán đề can đỏ. Luật chơi: Bản nhạc kết thúc, đội nào dán đúng và nhiều đồ dùng hơn đội đó là đội dành chiến thắng. Kết quả: 100% trẻ dán đúng Trò chơi 3:“ Sự lựa chọn hoàn hảo” Trò chơi 4: “ Ngôi sao kì diệu” Và một số câu chuyện như Truyện: Trong phòng tắm, chiếc ổ khóa, đừng tùy tiện theo người lạ. Ví dụ với câu chuyện: Đừng tùy tiện theo người lạ kể về bạn Hà Anh mấy hôm trước, đang ngồi trong sân trường chờ bà đến đón thì thấy bạn Ngọc Huyền chạy lại, chìa cái kẹo ra rồi bảo: “ Ăn không? Bác kia cho đấy”. Bác còn bảo rủ thêm bạn ra bác ấy sẽ cho thêm”“ Ơ, bạn quen bác ấy à?” Hà Anh thắc mắc. Ngọc Huyền đáp: “Không quen”. Hà Anh bảo: “Mẹ tớ dạn không được nhận đồ ăn của người lạ.” Vừa dứt lời thì nghe tiếng ông của Sơn gọi, bác kia thấy vậy liền vội vàng bỏ đi. Với nội dung câu chuyện như vậy cô và trẻ cùng thảo luận: - Nếu hai bạn đi đến với bác ấy thì sẽ có chuyện gì xảy ra? - Vậy bạn Hà Anh nhớ lời mẹ dặn như vậy là đúng không? - Nếu là con trong tình huống vậy con sẽ làm gì? Từ đó, trẻ biết cách tránh những cám dỗ và lừa gạt của người khác, cung cấp thêm cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình không nhận quà bánh, đồ chơi từ người lạ. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ 3-4 tuổi là rất thích hoạt động vui chơi và nghe kể chuyện. Nội dung các trò chơi và các câu chuyện thường ngắn ngọn dễ hiểu, để lại ấn tượng cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã sưu tầm một số trò chơi và câu chuyện để giáo dục trẻmột cách tự nhiên nhất, học được kỹ năng sống thông qua trò chơi và nghe kể chuyện. Từ đó, giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú nhất. *Giải pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm. Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ 7 - Trẻ có kĩ năng phòng tránh: nếu nhìn thấy các hột, hạt tròn thì không được lấy chơi và phải đưa cho người lớn. Các phản ứng và hành động của trẻ có thể xảy ra. - Trường hợp 1: Trẻ ngồi chơi lắp ghép và chơi các hột, hạt có trong rổ. - Trường hợp 2: Trẻ không chơi các hột, hạt mà nhặt và đưa cho cô. Cách giải quyết và giáo dục của cô. Trường hợp 1: Trẻ ngồi chơi lắp ghép và chơi các hột, hạt có trong rổ. - Cô trò chuyện: + Các con đang chơi trò gì? + Các hột, hạt như thế nào? + Chuyện gì xảy ra nếu chẳng may nuốt phải các hột, hạt tròn? + Các con có thể giúp cô loại bỏ các hột, hạt đó ra khỏi rổ được không? + Cô giáo dục: Nếu con chơi các hột, hạt tròn nếu nuốt phải rất nguy hiểm. Vì thế nếu nhìn thấy các hột, hạt đó thì các con nên nhặt và đưa cho cô. Trường hợp 2: Trẻ không chơi các hột, hạt mà nhặt và đưa cho cô. - Cô trò chuyện: + Đây là gì? Các hột, hạt này có đặc điểm gì? + Vì sao các con không được chơi hột, hạt? + Cô giáo dục: Các hột, hạt tròn dễ gây nguy hiểm cho các con nếu các con nuốt phải nên không được lấy chơi và phải đưa cho người lớn. Cô khen ngợi và nêu gương trẻ trước lớp. Kết quả: 100% trẻ lớp tôi xử lý tình huống theo trường hợp 2. Tôi đã áp dụng các tình huống cho trẻ ở lớp tôi và kết quả đạt được đó là trẻ nhận biết được các nguy cơ không an toàn và có kĩ năng giải quyết tình huống hợp lý. Từ đó trẻ có cơ hội được thực hành, được trải nghiệm được đóng vai như người bị hại và qua đó trẻ biết giải quyết tình huống trực tiếp từ đó có hướng điều chỉnh giáo dục kịp thời với từng cá nhân trẻ. *Giải pháp 4: Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Đây là công tác góp phần tạo nên sự thành công trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là nền tảng cho những bậc thang phát triển của trẻ sau này. Bởi vậy việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cũng được củng cố và mở rộng hơn. Qua đó phụ huynh thấy yên tâm hơn khi gửi con ở lớp và phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ kỹ năng 9 năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi trong trường mầm non được xác định là điểm mới có hiệu quả. + Được áp dụng lần đầu trong phạm vi của nhà trường. + Không trùng với nội dung của biện pháp đã đăng ký sáng kiến trước. + Chưa được bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó để thực hiện ngay được. + Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến, hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến. III.2.2: Tính sáng tạo: Đồ dùng dạy học luôn luôn đa dạng và phong phú để tao cho trẻ hứng thú ở mọi lúc mọi nơi. Hình thức tiết dạy luôn thay đổi giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống trong thực tế. Ưu điểm: Các giải pháp trên phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp. Gắn liền với quà trình chỉ đạo, quản lý trong nhà trường. Mang lại hiệu quả rõ nét khi thực hiện các giải pháp trên. Khuyết điểm: Việc áp dụng các giải pháp mang tính rộng rãi còn hạn chế. Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: - Có thể áp dụng trong các trường mầm non trong việc dạy kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. - Có tính mới sáng tạo ở phạm vi các lớp trong toàn trường. - Đã được áp dụng mang lại hiệu quả cao trong việc dạy kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non. + Đối với giáo viên: Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và dạy các kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ. Giáo viên tích cực tham gia chuyên đề, tự tin, thoải mái, nhẹ nhàng sáng tạo khi tổ chức hoạt động cho trẻ và không còn thụ động nữa. + Đối với trẻ: Bằng các biện pháp khác nhau trẻ đã có kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. Trẻ biết những hành động, những vật dụng nguy hiểm tới tính mạng và cách phòng tránh. Biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ, tôi thấy học sinh lớp tôi ngày càng hứng thú tham gia các hoạt động của lớp và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_3_4_tuoi_ky_n.docx