Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

docx 16 trang skkn 17/03/2024 1850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
 1/10
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ 
nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội. Một đất nước có 
bền vững và phát triển được hay không chính là phụ thuộc vào thế hệ trẻ em.
 Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay 
góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ 
không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít 
thời gian để quan tâm đến con cái. Chính vì vậy, trẻ hay thu mình và rất ít khi 
giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nhiều kỹ năng mà đáng nhẽ trẻ phải biết thì nay 
không có. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình 
cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, mà hầu hết trẻ vốn kỹ năng sống rất hạn 
chế. Kỹ năng sống là gì? Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng sống? Kỹ năng sống có 
thực sự cần thiết không? Theo như tôi tìm hiểu thì:
 Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với 
những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
 Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự 
 giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. 
 Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục 
kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, 
ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện.
 Bản thân là giáo viên mầm non tôi tự nhận thấy mình đóng vai trò là 
người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình từ đó phát triển những ứng xử 
tích cực và ý thức cao giá trị bản thân. giúp trẻ phát triển khả năng tư duy hiệu 
quả, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống. 
 Tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt 
đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy trẻ dưới hình thức nào? Để trẻ có 
một tiền đề kỹ năng để trẻ hòa nhập với cuộc sống một cách tốt nhất. 
 Việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực tâm lý xã hội để 
đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày, 
để trẻ lựa chọn những giải pháp khác nhau, mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, 
vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính 
nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, trao đổi kinh 
nghiệm, thực hành và áp dụng. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm 
hình thành kỹ năng sống cho trẻ. 
 Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc được vai trò, ý 
nghĩa quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Với trái tim của 
một nhà giáo, trong năm học 2020- 2021 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề 
tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”. 3/10
 Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ 
năng sống cho trẻ.Trong lớp có một số trẻ còn chưa có nề nếp, các cháu còn bỡ 
ngỡ và nhút nhát, không hòa đồng với các bạn khi tham gia phong trào của lớp.
 Đồ chơi cho trẻ ở các góc còn hạn chế nên trẻ khi tham gia chơi chưa thể 
hiện hết khả năng của mình. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: 
Internet, tivi, các trò chơi điện tử...
 Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, 
không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
 Thực tế qua khảo sát, đánh giá kết quả một số tiêu chí đầu năm của trẻ 
lớp Mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi do tôi phụ trách như sau:
 Đạt Chưa đạt
 Tổng 
 Nội dung Số Số 
 số trẻ Tỉ lệ % Tỉ lệ %
 lượng lượng
1. Kỹ năng chủ động tự tin giao 
 37 15 41 22 59
tiếp với mọi người.
2. Kỹ năng ứng xử phù hợp với 
mọi người. Biết quan tâm chia 
 37 10 27 27 73
sẽ, yêu thương đến những người 
xung quanh.
3. Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã 
 37 12 32 25 68
hội.
4. Kỹ năng phục vụ chăm sóc 
 37 16 43 21 57
bản thân. 
 Từ thực trạng trên cho thấy kỹ năng sống sống của trẻ là rất thấp. Bản 
thân tôi luôn tìm tòi, trăn trở, trang bị cho mình các kiến thức về kỹ năng sống. 
Tìm ra những biện pháp thiết thực để tổ chức dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp 
mình. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp góp phần vào quá trình thực hiện 
dạy kỹ năng sống cho trẻ như sau:
3. Các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng, tìm hiểu thêm trên các phương tiện 
thông tin, các tài liệu liên quan đến dạy kỹ năng sống cho trẻ.
 Để bắt đầu với đề tài này, tôi đã xác định được công việc trước tiên cần 
phải làm đó là tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi thông qua việc 
tự bồi dưỡng, nghiên cứu tìm tòi tài liệu về giáo dục mầm non, tài liệu có liên 
quan tới việc rèn kĩ năng sống cho trẻ. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, dự giờ 
trao đổi với đồng nghiệp để từ đó có được cơ sở cho việc đưa ra các nội dung 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp nhất để giúp trẻ phát triển những kỹ năng 
sống phù hợp như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng 
thấu hiểu, tự bảo vệ và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù 
hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để 
dạy trẻ, những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ, bao gồm: 
 + Kỹ năng sống tự tin
 + Kỹ năng sống hợp tác 5/10
viên khen ngợi, còn nếu trẻ chưa trả lời được dù bất cứ lý do nào giáo viên cùng 
không nên chê trẻ và sẽ gợi mở bằng cách dẫn dắt trẻ theo nội dung câu hỏi giúp 
trẻ trả lời, sau mỗi lần như vậy cô và các bạn lại cổ vũ, động viên sẽ giúp trẻ 
thấy tự tin hơn.
 - Tình huống trong gìờ học âm nhạc: Trong giờ hoạt động âm nhạc, tôi 
giúp trẻ tự tin khi lên biểu diễn, khi biểu diễn trẻ biết hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ 
minh họa, hoặc khi vận động múa, hay vận động minh họa trẻ biết thể hiện bằng 
nét mặt, động tác và ánh mắt cũng là kỹ năng cần thiết giúp trẻ tự tin, chủ động 
hơn trong cuộc sống. 
 Ngoài những việc làm trên để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc 
sống cũng như trong hoạt động tập thể, vào cuối năm học nhà trường cùng với 
giáo viên tổ chức cho trẻ đi thăm quan dã ngoại, đi trải nghiệm thực tế tại khu 
vui chơi Royaicity và Lăng Bác Hồ. Qua chuyến đi này trẻ học được cách sống 
văn hóa nơi công cộng như: Khi đi vào Lăng viếng Bác phải xếp hàng, không 
nói chuyện. Không chỉ vậy, trẻ còn được chơi các trò chơi trải nghiệm trong khu 
vui chơi như: làm lính cứu hỏa, làm chú công an, học làm bánh, học làm người 
mẫu, biểu diễn thời trangQua một ngày được trải nghiệm trẻ học được cách tự 
tin trước bản thân, tự tin trước đám đông, học được những hành vi văn minh nơi 
công cộng. 
 Với những hình thức giáo dục cho trẻ như vậy qua một thời gian tôi thấy 
trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết trẻ đã mạnh dạn, tự tin, và tích cực 
tham gia phát biểu trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, 
những trẻ nhút nhát đã tự tin hơn khi đứng trước lớp biểu diễn văn nghệ hoặc 
mạnh dạn hơn trong việc đưa ra ý kiến cá nhân của mình. (Ảnh 2 phần phụ lục).
* Kỹ năng giao tiếp ứng xử
 Để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt tôi đã tiến hành dạy trẻ:
Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp 
xúc, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là nơi đa sở thích. Chính vì vậy cô 
có thể dạy trẻ tìm hiểu, khám phá những sở thích của chính bản thân, quan tâm 
đến bạn bè. Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, có những trẻ 
hoạt bát nhanh nhẹn, hiếu động những có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc 
nóng nảy. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận 
tiện cho việc dạy và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Việc rèn kỹ năng giao tiếp 
cho trẻ thường thể hiện rõ ở giờ hoạt động góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở 
góc chơi phân vai trẻ được chơi đóng vai các nhận vật như: vai bố, mẹ, con 
người bán hàng, cô cấp dưỡng mà những vai đó cần thể hiện bằng lời nói. Ví dụ: 
Khi cho trẻ chơi trò chơi “Bán hàng”, người bán hàng khi thấy có khách đến 
mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùng ngôn ngữ 
của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ hỏi về giá cả 
các mặt hàng như thế nào? Hoặc khi chơi trò chơi “Phòng khám đa khoa”, trẻ 
đóng vai bác sĩ khi khám cho bệnh nhân biết hỏi xem bệnh nhân bị làm sao? Bị 
đau ở đâu?, sau đó biết dùng ngôn ngữ của mình để căn dặn bệnh nhân phải 
uống thuốc, phải ăn uống và nghỉ ngơi như thế nào?...Tùy vào từng chủ đề mà 
tôi lựa chọn các trò chơi khác nhau để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ 7/10
nhân của mình có ký hiệu riêng. Nhờ được tham gia và nhắc nhở thường xuyên 
nên ý thức của trẻ trong việc chấp hành các quy tắc của lớp do cô đưa ra rất tốt.
 Tôi tổ chức cho trẻ lau dọn, sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc, và lau 
lá cây, dọn ở khu chung. Tổ chức cho mỗi tổ sẽ lau dọn vệ sinh một góc chơi, 
sắp xếp, lau dọn gọn gàng từng góc nhằm phát triền kỹ năng hợp tác và rèn thói 
quen sống gọn gàng ngăn nắp. Những tuần đầu, tôi cho trẻ quan sát cô và nghe 
cô giải thích vì sao phải làm như vậy? Cách sắp xếp như thế nào cho đẹp? 
Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu cầu mỗi tổ tự xếp mỗi góc chơi, thi xem 
đội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh nhấtBằng hình thức giáo dục thường 
xuyên như vậy trẻ lớp tôi đã có ý thức tự phục vụ rất tốt và rất tự giác. (Ảnh 4 
phần phụ lục)
 *. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
 Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự 
thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. 
Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn 
hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản 
thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá 
thế giới trong phạm vi an toàn.
 Trên thực tế, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi hầu hết trẻ chưa phân 
biệt được những gì là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với mình. Chính vì 
vậy nên việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, 
lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua những câu chuyện, qua hoạt động học, qua 
tranh ảnh, video. Để việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa 
chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra trong cuốc sống hàng ngày đối với 
trẻ như tình huống hỏa hoạn, bắt cóc...để lồng ghép vào giờ dạy kĩ năng hay vào 
các hoạt động khác, các thời điểm trong ngày thích hợp để dạy trẻ kĩ năng thoát 
hiểm. 
 Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: bắt cóc, lạc đường, những nơi nguy 
hiểm gần ao hồ, cột điện, nơi công trường đang thi côngvới những mối nguy 
hiểm này tôi sẽ truyền đạt cho trẻ bằng các câu hỏi tình huống, cho trẻ xem 
những đoạn videocô và trẻ cùng nhau thảo luận để trẻ hiểu được đó là những 
mối nguy hiểm chúng ta cần phái tránh xa.
 Ví dụ: Tôi sẽ đưa ra tình huống như: Nếu có người lạ cho con ăn kẹo thì 
con làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở 
cho trẻ bằng các câu hỏi. Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo trẻ rất 
thích khi được cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận.
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là 
kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ 
có phương án giải quyết đó là: Không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có 
thể bị người xấu bắt cóc. Tôi sẽ dạy trẻ nói “Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu 
không cho nhận quà của người lạ”. 
 Các mối nguy hiểm trong gia đình, trường học: Ổ điện, quạt điện, bếp ga, 
phích nước nóng, bàn làtôi sẽ lồng vào hoạt động khám phá để dạy trẻ. Tôi 
cho trẻ kể tên về những đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.docx