Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học tích cực giúp trẻ học tốt tại lớp Nhỡ 2 trường mầm non

doc 6 trang skkn 26/02/2024 1790
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học tích cực giúp trẻ học tốt tại lớp Nhỡ 2 trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học tích cực giúp trẻ học tốt tại lớp Nhỡ 2 trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học tích cực giúp trẻ học tốt tại lớp Nhỡ 2 trường mầm non
 Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP TRẺ HỌC 
 TỐT TẠI LỚP NHỠ 2 TRƯỜNG MẦM NON 
 1. Lý do hình thành biện pháp
 -Phương pháp dạy học tích cực đang được rất nhiều nước trên thế giới 
nghiên cứu áp dụng trong đó có Việt nambản chất của phương pháp này là phát 
huy tích cực, tự giác nhận thức, chủ động và sáng tạo của người học để chiếm 
lĩnh kiến thức. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể 
chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác mạnh mẽ với những gì diễn ra xung quanh 
trẻ, việc áp dụng phương pháp đổi mới cho phù hợp với tâm sinh lý của trẻ 
hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết, tuy 
nhiên vẫn còn không ít giáo viên vẫn đi theo lối củ “Cô nói- trẻ nghe” các hoạt 
động của cô chưa chú trọng việc lấy trẻ làm trung tâm để lựa chọn, tổ chức hoạt 
động.
 -Thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo các cấp và mục tiêu phương 
hướng của Nhà trường hướng đến thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng 
chăm sóc, giáo dục.Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: Một số biện 
pháp dạy học tích cực giúp trẻ học tốt tại lớp Nhỡ 2 trường mầm non . 
 2.Nội dung các biện pháp
 2.1. Biện pháp động não
 Động não là phương pháp giúp cho người học trong một khoản thời gian 
ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một vấn đề gì đó. Học 
sinh được cổ vũ tham gia tích cực và hoạt động, không hạn chế các ý tưởng 
nhằm tạo ra cơn lốc ý tưởng; Giáo viên gợi ý và dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, 
tự lựa chọn, tự quyết định và thể hiện ý định cá nhân. Phương pháp này giúp 
mỗi cá nhân phát huy hết năng lực bản thân để đưa ra ý kiến nhằm giải quyết 
vấn đề bằng chính khả năng, ngôn từ của trẻ.
 Cách tiến hành: giáo viên nêu câu hỏi hoặc đưa ra những tình huống có vấn 
đề phù hợp, đúng lúc (Vấn đề thường có nhiều đáp án), kích lệ trẻ phát biểu 
càng nhiều càng tốt, liệt kê các ý kiến trừ trùng lặp, phân loại ý kiến làm sáng tỏ 
ý kiến chưa cụ thể, sau đó tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận. 
 2.2.Biện phápdạy học nhóm
 Phương pháp dạy học nhóm là cách dạy trong đó trẻ được đặt vào môi 
trường học tập tích cực. lớp được chia thành nhóm nhỏ thực hiện những nhiệm 
vụ có thể giống hoặc khác nhau trong khoảng thời gian quy định, mỗi nhóm phải - Cô làm thí nghiệm: cô thả từng vật - Cho từng nhóm trẻ lên làm thí 
 vào chậu nước. nghiệm với chậu nước.
 - Cô kết luận về đặc tính của từng vật: - Cho trẻ phân loại vật nổi, chìm về 
 vật nặng thì chìm vật nhẹ thì nổi. từng nhóm và trình bày ý kiến của 
 mình.
 - Trẻ đưa ra những câu hỏi mà trẻ 
 quan tâm? Vì sao miếng xốp to hơn 
 cục đá nhưng lại nổi?...
 - Cho trẻ tìm những vật xung quanh 
 trẻ và theo trẻ sẽ nổi, hoặc chìm thả 
 vào chậu nước.
 2. Kết quả thực hiện các biện pháp
 -Trẻ năng động , tự tin,chủ động phát biểu, sáng tạo hơn so với trước , kỹ 
năng làm việc nhóm đạt hiệu quả nhất là trong các hoạt động cần tính phối hợp 
như : chơi các góc phân vai, xây dựng, tạo hình, trò chơi phối hợp..Thông qua 
các hoạt động ngoài trời, khám phá, trải nghiệm trẻ đã biết vận dụng hiểu biết và 
kỹ năng của mình để giải quyết, suy đoán vấn đề và khẳng định bản thân đây là 
nhu cầu rất lớn của trẻ ở độ tuổi này bên cạnh đó trẻ quan tâm,chia sẻ, hợp tác. 
Không khí lớp học luôn vui vẻ, sôi nổi cô và trẻ gần gủi. Trẻ yêu thích đến lớp 
tỷ lệ chuyên cần luôn trên 95% mặc dù tình hình dịch bệnh và thời tiết thất 
thường. Đánh giá cuối chủ đề ở cả 5 lĩnh vực đạt từ 90 - 100%.
 - Giáo viên được trẻ yêu mến, phụ huynh tin tưởng hợp tác, chia sẽ với cô 
trong công việc của lớp. Các hoạt động được nhà trường đánh giá cao qua các 
tiết dạy tốt, chuyên đề, được đồng nghiệp tin tưởng và thường xuyên trao đổi 
kinh nghiệm giúp nâng cao hiểu biết và hoàn thiện kỹ năng hoàn thành tốt hơn 
mục tiêu và nhiệm vụ được giao.
 -Có được kết quả này là điều vô cùng phấn khởi giúp bản thân tôi thêm tự 
tin và sáng tạo hơn nữa trong việc lập kế hoạc, lựa chọn các đề tài và áp dụng 
linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực vào công tác giảng dạy tại lớp mình 
phụ trách.
 4 . Kết luận
 Để phương pháp dạy học tích cực mang lại kết quả như mong đợi giáo viên 
cần nắm vững các kỹ năng, hiểu rõ vai trò của mình trong việc tạo điều kiện và 
tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu và tự xây dựng kiến thức cho mình phát 
huy hứng thú , nhu cầu, kinh nghiệm bản thân trẻ, giúp trẻ chiếm lĩnh kiến thức 
vận dụng kiến thức kỹ năng vào cuộc sống của trẻ đó là cốt lõi của sự đổi mới * Một số hoạt động áp dụng phương pháp dạy học tích cực tại lớp .
 Hoạt động học

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_tich_cuc_giup.doc