Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi lớp Mầm 1 trường Mầm non Krông Ana yêu thích học các tác phẩm văn học

doc 17 trang skkn 25/04/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi lớp Mầm 1 trường Mầm non Krông Ana yêu thích học các tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi lớp Mầm 1 trường Mầm non Krông Ana yêu thích học các tác phẩm văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ 3-4 tuổi lớp Mầm 1 trường Mầm non Krông Ana yêu thích học các tác phẩm văn học
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI LỚP MẦM 1
 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA YÊU THÍCH HỌC 
 CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Lý do lý luận
 Trẻ em là tương lai của đất nước, một đất nước muốn phồn thịnh, dân 
giàu nước mạnh thì chúng ta phải biết quan tâm đầu tư cho thế hệ trẻ với mong 
muốn một cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp vậy mỗi một cá nhân hãy chung tay cùng 
toàn xã hội quan tâm tới giáo dục từ ngay bây giờ, ngay lúc này để ươm mầm ra 
những con người toàn diện cả về nhận thức và nhân cách để gánh vác sự nghiệp 
của dân tộc.
 Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm, đầu tư cho nền giáo dục 
của nước nhà nói chung và nền giáo dục mầm non nói riêng đúng như vậy bậc 
học mầm non là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho trẻ phát triển cả về 
nhân cách lẫn con người toàn diện cho một xã hội phát triển. 
 Lý do thực tiễn
 Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi là một cột mốc quan trọng trong những năm đầu 
đời vì giai đoạn này trẻ có khả năng ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ tiến nhanh 
vượt bậc và cụ thể là:
 Hiểu được hầu hết các từ nói được
 Có thể nghe câu chuyện 10-15 phút.
 Nói được tên và tuổi của mình.
 Nói được từ khoảng 250 đến 500 từ
 Vì lí do đó mà cần cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học khi trẻ 3 - 4 
tuổi đóng vai trò tích cực cả về phát triển nhận thức cũng như ngôn ngữ.
 Những năm gần đây giáo dục không ngừng đổi mới và phát triển mạnh 
mẽ, trẻ được học bài bản và đầu tư kĩ lưỡng ngay từ khi lọt lòng, trẻ được học 
hát, học đọc, học kể chuyện và làm quen với những kĩ năng ban đầu những kĩ 
năng này sẽ được hình thành cho trẻ và là bước đệm đầu tiên theo trẻ cho đến 
hết cuộc đời. Như chúng ta đã biết trẻ 3 -4 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh 
mẽ về ngôn ngữ, ở giai đoạn này vốn từ của trẻ tăng lên đáng kể và những người 
thầy đầu tiên của trẻ là ông bà bố mẹ và cô giáo, nhu cầu được nói được giao 
tiếp và được mở rộng vốn từ của trẻ là không ngừng nghỉ chính vậy môi trường 
 1 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp Mầm 1 giai đoạn bắt đầu thực nghiệm 
nghiên cứu từ tháng 4 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019.
 Tóm lại việc cho trẻ tiếp xúc và làm quen các tác phẩm văn học từ bậc 
học mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ cả 
về ngôn ngữ lẫn nhận thức xuất phát từ thực tiễn quan trọng đó và một thời gian 
nghiên cứu và khảo nghiệm tôi nhận thấy được tầm quan trọng cũng như những 
lợi ích mang lại cho trẻ cho nên tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu đề tài nói trên nhằm giải quyết những thực trạng 
hiện nay trong giáo dục là chưa quan tâm chú trọng nhiều vào việc cho trẻ làm 
quen các tác phẩm văn học hơn thế nữa là việc ứng dụng và phát huy việc dạy 
học hiệu quả linh động trong các tiết học để đem lại kết quả tốt hơn cho môn 
học này.
 Trong các tài liệu nghiên cứu khoa học của các nhà sư phạm đầu nghành đều 
đã khẳng định văn học là hoạt động học rất quan trọng và là phương tiện chủ 
đạo phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động cho trẻ làm 
quen với các tác phẩm văn học giúp trẻ có đủ vốn từ trong giao tiếp hằng ngày 
và nhờ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học trẻ nhận thức được mô tả được 
các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ qua đó trẻ cảm nhận và thêm 
yêu quý thiên nhiên, yêu quý quê hương gia đình mình.
 Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học cũng chỉ ra được những giá trị 
nghệ thuật, giá trị nhân cách và sự rung động hứng thú với các tác phẩm văn học 
cũng mang lại cho trẻ những giá trị đạo đức cao cả mà thế giới xung quanh trẻ 
thể hiện và từ đó những giá trị thiết thực, ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày 
được trẻ ghi nhớ, tiếp thu và tái hiện lại đó chính là sự phản ánh lại cuộc sống 
hiện thực mà bộ môn hướng tới.
 Thơ ca, chuyện kể cũng là một loại hình nghệ thuật việc cho trẻ làm quen 
và tiếp cận loại hình nghệ thuật này từ rất sớm cũng là tiền đề cho trẻ yêu thích 
các loại hình nghệ thuật khác cũng như việc phát hiện năng khiếu từ sớm của trẻ 
để có những định hướng cho tương lai tốt hơn.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Ngôn ngữ ra đời được coi là một tất yếu của xã hội để đáp ứng nhu cầu 
cuộc sống con người mà biểu hiện cụ thể ở đây là con người giao tiếp với nhau. 
Đối với mỗi cá nhân thì ngôn ngữ được xem như là yếu tố quan trọng, được phát 
triển qua quá trình đúc rút kinh nghiệm những hành động nghe, nói và hiểu để 
tiếp thu một cách dễ dàng ngay từ khi con người được sinh ra và việc phát triển 
 3 Giáo viên đứng lớp đã chú trọng đầu tư vào các tiết dạy môn làm quen 
văn học khoa học hơn áp dụng nhiều phương pháp dạy học linh hoạt cũng như 
cho trẻ đọc thơ, kể chuyện dưới nhiều hình thức hấp dẫn nhưng giáo viên chưa 
cho trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm đóng kịch nhiều vì ngại rườm rà, tốn 
công bày cho trẻ thế nên các tiết kể chuyện phần nào đó đã bị giảm đi tính hấp 
dẫn mà thay vào đó là sự nhàm chán.
 Ngoài ra giáo viên còn rập khuôn, máy móc chưa có sáng tạo trong việc 
chuyển thể từ chuyện kể sang sân khấu kịch để tạo ra tính kịch tính, bất ngờ cho 
các câu chuyện và giáo viên đọc lời thoại lời dẫn chuyện dài dòng làm cho câu 
chuyện kém đi tính hấp dẫn và hạn chế lớn ở người giáo viên dẫn truyện là ở 
chỗ đôi khi giọng đọc khô khan không cuốn hút trẻ ngay cả khi cô đọc và dẫn 
chuyện đến tình huống ngay cấn của câu chuyện thì ánh mắt cử chỉ điệu bộ của 
cô giáo lại chưa phù hợp chưa làm toát lên được thông điệp của các nhân vật 
muốn hướng tới.
 Khi cho trẻ cảm thụ một tác phẩm văn học cô giáo chưa chú trọng nhiều 
vào công tác làm đồ dùng, âm thanh, tiếng động để làm nội bật lên được nội 
dung và ý tưởng mà câu chuyện, bài thơ muốn mang lại ngoài ra nhiều trường 
hợp khách quan từ giáo viên là cắt xén chương trình bỏ qua những tiết dạy bài 
bản để cung cấp lượng kiến thức cho trẻ thay vào đó là sự sơ sài, đại khái.
 Khó khăn không nhỏ nữa đến từ cha mẹ học sinh chưa có ý thức quan tâm 
đúng mực tới con em của mình họ vẫn chưa thực sự đầu tư cho trẻ từ lứa tuổi 
mầm non và những suy nghĩ đã ăn mòn vào những nếp nghĩ từ xa xưa là học 
mầm non chủ yếu là chơi tự do và như vậy đã làm mất đi những nề nếp, khuôn 
khổ trong thời gian trẻ ở trường với cô và các bạn.
 Một yếu tố chủ quan nữa đến từ các bậc phụ huynh không hề nhỏ đó 
chính là việc ở trên lớp giáo viên chủ nhiệm đã dạy trẻ về tấm gương đạo đức 
qua các tiết học đọc văn thơ, kể chuyện nhưng về nhà phụ huynh lại không 
thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ theo những hình mẫu mà cô đã nêu ra và 
tưởng trừng như chỉ là đơn giản vô hại nhưng đã tạo ra sự ngăn cản cũng như 
ranh giới giữa lời nói của cô và gia đình trẻ. Vậy phụ huynh phải thường xuyên 
trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũng như nắm bắt được tình hình học của trẻ ở 
trường hàng ngày, hàng tuần để có biện pháp giáo dục phù hợp đồng bộ mang 
lại hiệu quả cao hơn.
 Mặc dù lớp học đã được trường và phòng giáo dục quan tâm cũng như 
huyện đã đầu tư cho cơ sở vật chất nhưng trang thiết bị dạy và học còn thiếu 
thốn nhiều do đó để đầu tư cho một tiết dạy thực sự có hiệu quả cũng như đem 
lại kết quả tốt thì chưa được nhiều.
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 5 quen với cái bắp cải xanh, ngoài viêc cô giáo lấy bắp cải làm phương tiện dạy 
học thì trẻ sẽ được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày bằng việc dùng tay tách 
từng chiếc lá của bắp cải. Qua tiết dạy này giáo viên sử dụng một phương tiện 
dạy học nhưng đạt được hai mục đích. Thứ nhất trẻ đọc bài thơ bắp cải qua hình 
ảnh thực trẻ sẽ hứng thú hơn, hai là sử dụng bắp cải trẻ được thực hành cuộc 
sống, tách lá, nhạt rau trẻ hứng khởi hơn rất nhiều những tiết dạy thông 
thường.
 Tóm lại việc sử dụng đồ dùng phục vụ tiết dạy môn làm quen văn học cô 
giáo có thể sử dụng đồ vật thật, hay đồ vật tự làm tùy thuộc vào từng đề tài 
cũng như nguyên vật liệu có sẵn tại lớp tại trường để lên tiết cho phù hợp và trẻ 
yêu thích, ưu tiên cho việc tận dụng đồ dùng đồ chơi có sự tái chế và nguồn 
nguyên liệu có sẵn tại địa phương để giảm áp lực cho giáo viên khi lựa chon tiết 
dạy.
 Bên cạnh việc có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy biện pháp tối ưu 
không kém đó là tạo môi trường cho trẻ hoạt động bằng cách đưa các nhân vật 
của câu chuyện nổi bật vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày và qua 
những hình ảnh đó trẻ có thể vận dụng vào kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng sự 
hiểu biết của từng trẻ. 
 Ví dụ: Để tạo môi trường cho trẻ được thường xuyên làm quen với các tác 
phẩm văn học cô giáo tổ chức các hội thi “Bé nào giỏi” thi đua đọc thơ to, thơ 
diễn cảm, thơ sáng tạo giữa các tổ, giữa các nhóm, giữa các cá nhân trẻ với nhau 
như vậy môi trường để trẻ thường xuyên đọc thơ, kể chuyện đã được cô giáo tận 
dụng hàng ngày ở trên lớp.
 Đối với các ngày mà trẻ không được học môn làm quen với các tác phẩm 
văn học thì tôi sẽ sử dụng bài thơ, câu ca dao, câu đố vào những môn học khác 
để dẫn dắt cho tiết học ngày hôm đó với mong muốn là trẻ được tiếp xúc cũng 
như làm quen với môn văn học nhiều hơn.
 Qua các tiết làm quen văn học cô giáo cũng lên chú trọng và khai thác vào 
kể truyện sáng tạo, khi trẻ kể truyện sáng tạo cô hướng dẫn cho trẻ các ngữ điệu 
ngắt nghỉ để truyền đạt thái độ tình cảm của trẻ dành cho các tác phẩm văn học. 
Những khi trẻ bắt chước kể chuyện là những lúc đó ngôn ngữ của trẻ phát triển 
mạnh mẽ vốn từ được làm giàu thêm và qua đó trẻ cảm nhận được ngôn ngữ của 
mẹ đẻ yêu thêm tiếng Việt.
 2. Giải pháp 2: Dùng phương pháp đọc, kể diễn cảm kèm theo hệ 
thống câu hỏi hấp dẫn. 
 Một tiết dạy hay hấp dẫn thu hút trẻ khi cô giáo là người dẫn dắt và truyền 
thụ tác phẩm tới trẻ mà trẻ yêu thích hứng thú do vậy giáo viên cần cố gắng sử 
dụng một sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện đọc kể biểu cảm khác 
 7 Ví dụ: Trong bài thơ “Gà mẹ đếm con”
 Cô giáo có thể sử dụng hệ thống câu hỏi như sau:
 - Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
 - Gà mẹ đã làm gì để biết số con của mình?
 - Đàn gà con tranh nhau nhặt cái gì?
 - Vì sao Gà mẹ phải đếm lại con?
 - Khi đi chơi không muốn bị lạc chúng ta phải làm gì?
 Với hệ thống câu hỏi đơn giản như vậy trẻ sẽ dễ trả lời cũng như trẻ khái 
quát lại được nội dung của bài thơ.
 Một yếu tố quan trọng không kém để mang lại hiệu quả cho các câu hỏi 
đặt ra đó là việc cung cấp các câu hỏi mang tính bất ngờ, với các hình thức dạy 
học trước kia cô giáo đọc câu hỏi và trẻ trả lời thì bây giờ để mang câu hỏi tới 
trẻ ta sử dụng thêm các hình thức khác nhau như chia nhóm để trả lời câu hỏi, 
rung chuông vàng để trả lời câu hỏi, chọc bóng bay để lấy câu hỏi cho mình 
dù sử dụng bất cứ hình thức nào nhưng cô giáo phải chú trọng nhiều vào sự tự 
chủ của trẻ khi lựa chọn trả lời nếu trẻ trả lời đúng hoặc sai thì chúng ta cũng 
luôn phải sự dụng hình thức động viên, khích lệ trẻ để trẻ tự tin cho các lần học 
tiếp theo.
 Để thực hiện giải pháp này chúng ta có nhiều biện pháp để dạy trẻ nhưng 
khi dạy trẻ làm quen các tác phẩm văn học yêu cầu cô giáo cần linh hoạt trong 
các tiết dạy để mang lại nhiều tác động tích cực đến công tác dạy và học của trẻ 
tại lớp.
 3. Giải pháp 3: Lồng ghép môn làm quen các tác phẩm văn học vào các 
môn học khác
 Môn làm quen văn học là môn học với lời kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm 
rung động người nghe nhưng khi biết tích hợp cùng các môn học khác thì độ hấp 
dẫn và sáng tạo lại được tăng thêm phần cảm xúc vì nó làm thay đổi không khí, 
thay đổi trạng thái khi kể chuyện bằng những lời ca, ca dao câu đố từ đó chúng 
ta lồng ghép được nhiều hơn và thời lượng trẻ được học cùng với môn học này 
là tối đa nhưng lại không nhàm chán.
 Ví dụ: Trong tiết khám phá khoa hoc “Trò chuyện một số con vật nuôi 
trong gia đình” giáo viên có thể lồng ghép cho trẻ múa hát và vận động bài hát 
“Đàn gà trong sân” sau đó chúng ta sử dụng câu đố cho các con vật xuất hiện, 
kết thúc chúng ta cho trẻ làm giả tiếng các con vật kêu, như vậy qua tiết dạy này 
chúng ta đã lồng ghép văn học và cũng thay đổi hình thức cho môn làm quen 
văn học trẻ sẽ yêu thích hơn.
 Biện pháp tích hợp môn văn học với các môn học khác, các trò chơi cho trẻ 
kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_3_4_tuoi_lop.doc