Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non
ĐỀ TÀI: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI NHẰM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN TRONG TRƯỜNG MẦM NON” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chi Minh luôn quan tâm, dành tình cảm đặc biệt và nhắc nhở mọi người chăm lo cho thế hệ tương lai, Bác nói “Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là người chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Nhà nước, xã hội, gia đình và mọi công dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục để các em phát triển toàn diện cả “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Đến trường mầm non là một bước ngoặt đầu đời của trẻ và là nơi trẻ được làm quen, vui chơi cùng bạn bè. Nó còn là ngôi trường đầu tiên cung cấp những kiến thức đầu tiên về thế giới, về con người và những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Nhân cách trẻ được hình thành như một dòng chảy theo định hướng của cha mẹ, cô giáo mầm non và xã hội. Đặc biệt cô giáo như là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, nuôi dạy, chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời. Mỗi đứa trẻ học tập, vui chơi, ăn, ngủ ở trường mầm non cùng với cô giáo ít nhất từ 7 đến 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Khi trẻ về nhà với gia đình trong vòng tay của người thân, chủ yếu ở trạng thái tĩnh. Do vậy, những thông tin, hiểu biết nhận thức về con người, sự vật hiện tượng chủ yếu là do trường mẫu giáo xây dựng, trau dồi cho trẻ. Nói một cách khái quát là tình cảm của trẻ và trí tuệ của của trẻ phần lớn được xây dựng trên nền tảng giao tiếp và cô giáo mầm non là người định hướng cho trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em ở Quảng Bình nói riêng chưa mạnh dạn, luôn thiếu tự tin trong kỹ năng giao tiếp. Để trẻ đạt hiệu quả cao trong việc phát triển giao tiếp thì vai trò của cô giáo mầm non là quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để trẻ luôn mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt là điều tôi không ngừng suy nghĩ trong quá trình giảng dạy. Và Chương trình giáo dục mầm non đã được sửa đổi, bổ sung theo TT28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016. Chương trình được ban hành là chương trình khung có kế thừa những ưu việt của các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đảm bảo tính đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ và hướng đến sự phát triển toàn diện. Và sự 1 cách cho trẻ Mầm Non". Xuất phát từ khó khăn và vướng mắc của bản thân và đồng nghiệp, tôi chọn đề tài “Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non ” để làm đề tài nghiên cứu. 2.2. Phạm vi áp dụng đề tài Ở tuổi mẫu giáo kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau, trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp quan trọng nhất nhưng trong giai đoạn ngôn ngữ chưa phát triển thì hình ảnh lại có một vai trò to lớn trong việc giúp cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngôn ngữ ngày một hoàn thiện hơn. Tuy vậy, không phải hình ảnh nào cũng hữu ích mà không ít những hình ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng không tốt cho trẻ. Chính vì thế, những hành động tốt đẹp mang tính làm gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt chước theo là rất cần thiết. Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, bản thân tôi mạnh dạn đưa đề tài “ Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non” được thực hiện lần đầu tại lớp tôi đang giảng dạy. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Năm học 2018-2019 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại điểm trường lẻ với số lượng 19 cháu. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 tiếp tục phát huy kết quả của phong trào thi đua “ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung vào các nội dung: Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, xây dựng mối quan hệ ứng xử thân thiện, tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh; lễ phép trong giao tiếp, ứng xử. Việc đưa các nội dung để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.Trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau: 3 do tại sao tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non”. Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ để nắm bắt tình hình và có kế hoạch rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi, cụ thể kết quả như sau: 65 % trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. 60 % trẻ biết giúp đỡ bạn bè. 50 % trẻ biết thực hiện được một số qui định của lớp 40 % trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép. 35 % trẻ biết quan tâm đến người khác. * Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân sau: - Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn ban hành về chương trình của BGDĐT. - Phương pháp giảng dạy và tiếp xúc của chúng tôi với trẻ chưa phù hợp - Chưa có sự thống nhất về phương pháp giáo dục giữa giáo viên và gia đình. Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để thực hiện, và đã đem lại kết quả tương đối tốt. 2.2. Các giải pháp. * Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu Từ những vấn đề trên, trong năm học 2018 - 2019 tôi đã bắt đầu lên kế hoạch giảng dạy thật phù hợp với tình hình thực tế của lớp mà mình chủ nhiệm. Đầu tiên tôi tìm hiểu thật kỹ về khái niệm của phát triển kỹ năng giao tiếp để có thể tìm ra những hoạt động phù hợp với trẻ và mục đích cuối cùng của lĩnh vực phát triển kỹ năng giao tiếp là trẻ cần đạt được: + Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động. + Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh. + Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi. + Vui vẻ nhận công việc và thực hiện công việc được giao đến cùng. + Thực hiện được một số qui định trong gia đình, trường lớp mầm non, nơi công cộng. + Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi qui định, chăm sóc con vật, cây cảnh, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi,có ý thức tiết kiệm. Tôi chia nhỏ mục tiêu giảng dạy của mình theo từng chủ đề để giúp trẻ thực hiện như: 5 Mỗi buổi sáng khi đón trẻ tôi thường quan sát xem trẻ có biết chào hỏi cô giáo và chào tạm biệt bố mẹ của mình không ? Từ đó tôi sẽ đưa ra phương pháp trò chuyện phù hợp với từng trẻ, thông qua đó tôi sẽ giáo dục cho trẻ những hành vi tốt trong giao tiếp. Tiến hành các hoạt động trong ngày tôi thường chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực mà mình đang quan tâm. Khi lên kế hoạch cho một hoạt động thì phương pháp giảng dạy là quan trọng nhất. Chọn phương pháp giảng dạy: hình thành khái niệm, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tế và phương pháp hỗ trợ là đánh giá. + Trong các hoạt động học: đặc biệt là những giờ thơ, chuyện và môi trường xung quanh có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp, nên tôi cần khai thác tốt chủ đề tư tưởng trong từng bài dạy, môn dạy. Khi đàm thoại tôi chú trọng đến hệ thống câu hỏi mở xoay quanh kỹ năng giao tiếp bằng các câu hỏi: tại sao? Như thế nào? Vì sao?.... Ví dụ: Đối với đề tài kể chuyện, trước tiên tôi phải chọn lựa câu chuyện phù hợp với chủ đề và lĩnh vực phát triển như: Truyện “Tích Chu” (chủ đề gia đình), truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” (chủ đề động vật), truyện “Qua đường” (chủ đề Giao thông)..... Đối với thơ, tôi thường chọn những bài thơ mang đậm tính chất tình cảm và ứng xử giao tiếp nhằm cho trẻ thể hiện cách ứng xử giao tiếp của trẻ và qua đó mình có cách định hướng giao tiếp đúng cho trẻ như bài thơ: Mẹ và cô, Em yêu nhà em, Tết đang vào nhà Đối với môi trường xung quanh, tôi thường chọn những hoạt động như: bé và thế giới tự nhiên, bé và những công việc gia đình, những con vật đáng yêu, ... Thông qua đó làm nổi bật thêm những tình cảm của được lồng ghép trong nội dung giáo dục. + Đối với hoạt động góc: Thông qua các trò chơi hình thành nơi trẻ những hành vi giao tiếp, đặc biệt là ở hoạt động góc vì đây là trò chơi có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành cũng như rèn luyện thói quen các hành vi giao tiếp tốt. Ví dụ: Trò chơi đóng kịch theo câu chuyện, trò chơi phân vai (bác sĩ, bán hàng, mẹ - con) + Hoạt động giáo dục lao động: Trong giáo dục, lao động cũng là một phương tiện giáo dục kỷ năng giao tiếp, thông qua lao động trẻ biết làm công việc 7 * Giải pháp 4: Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Môi trường giao tiếp và sự tác động của người lớn rất quan trọng với sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ.Tạo môi trường dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non mỗi giáo viên luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn. Cụ thể: Đối với những trẻ còn nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn thì giáo viên cần phân cho các em vào nhóm trẻ mạnh dạn hơn. Nói chuyện với các em nhiều hơn đồng thời cũng để các em có thể chia sẻ những suy nghĩ của chính bản thân trẻ. Trong quá trình luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ các cô luôn thay đổi ngữ điệu, giọng nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Trên lớp giáo viên thường xuyên gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp. * Giải pháp 5: Liên kết giữa giáo viên và gia đình Là giáo viên tôi luôn hiểu rằng không chỉ có sự giáo dục từ phía nhà trường là đủ cho trẻ, chúng ta nên biết rằng 2/3 thời gian là trẻ ở gia đình, gia đình phải quản lý giáo dục. Nên cần phải có sự liên kết giữa gia đình và giáo viên để giáo dục trẻ tốt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực giao tiếp. Với đặc thù hiện nay là điều kiện kinh tế đang khó khăn, đời sống người dân đa phần còn thu nhập thấp nên sự quan tâm đến con em mình còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm gương tốt cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo đức, thói quen tốt. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê kiếm tiền mà sao nhãng với con cái, cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về tinh thần, tình cảm của con trẻ. Để phát triển tình cảm - xã hội và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cho trẻ là cần thiết và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển tốt nhất và qua đó, hình thành ở trẻ kỹ năng sống ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Đầu năm học 2018 – 2019 ở lớp tôi đã tổ chức họp phụ huynh, số phụ huynh dự họp 2/3 trên tổng số học sinh của lớp (15/19 phụ huynh). Từ đó cho thấy chưa có sự quan tâm đúng mực của phụ huynh đến việc học của con trẻ. Đối với bản thân mình, là người chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của lớp, tôi cần có sự trao đổi thông tin phản hồi từ phía phụ huynh về phương pháp giáo dục của mình. Tôi thấy mình cần có trách nhiệm với lớp mình nên thời gian 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_ren_ky_nang_giao_tiep_c.doc