Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giúp trẻ 4-5 tuổi học thơ có hiệu quả

docx 7 trang skkn 17/03/2024 1881
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giúp trẻ 4-5 tuổi học thơ có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giúp trẻ 4-5 tuổi học thơ có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giúp trẻ 4-5 tuổi học thơ có hiệu quả
 cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
 Đôc lâp - Tự do - Hạnh phúc
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài:
" Làm thế nào để giúp trẻ 4 -5 tuổi học thơ
 có hiệu quả"
 Năm học 2010-2011
Họ và tên : Nguyễn thị Tịnh
Đơn vị: Trường Mầm Non Phú Thuỷ Với trẻ mẫu giáo đây là thời kỳ bắt chước người lớn bằng ngôn ngữ, hành động 
hàng ngày. Thông qua việc đọc, kể của người lớn gúp cho trẻ hiểu sâu hơn về những 
đức tính của nhân vật qua từng câu chuyện, những cảm xúc khó quên qua các vần thơ, 
câu ca dao đồng dao mà trẻ được học, được nghe.
 Vậy " Làm thế nào để giúp trẻ 4 -5 tuổi học thơ có hiệu quả" đó là câu hỏi tôi 
luôn đặt ra và cũng là lý do tôi chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm.
 II/ Cơ sở thực triển:
 Lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ " Làm quen văn học"ở lớp tôi là một vấn đề cần 
quan tâm bởi vì qua đây gúp cho trẻ thói quen mạnh dạn tự tin hơn khi thể hiện một 
bài thơ đồng thời làm giàu vốn từ cho trẻ, luyện trẻ phát âm chuẩn, chính xác và tạo 
cho trẻ thói quen tích cực suy nghĩ đến nội dung của bài thơ và biết thể hiện bài thơ 
đúng âm điệu, nhịp điệu và diễn cảm.
 Bởi vậy tôi cần chú trọng trang bị cho trẻ những biện pháp này nhằm phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện và có hiệu quả.
 III/ Thực trạng:
 Năm học 2010- 2011 là năm học đầu tiên trường Mầm non Phú Thủy có 100% 
lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tôi được nhà trường phân công 
dạy ở cụm trung tâm phụ trách lớp 4-5 tuổi với tổng số 40 cháu phần lớn các cháu là 
con thuộc diện hộ nghèo nông thôn nên công tác chăm sóc giáo dục nói chung và hoạt 
động cho trẻ " làm quen với văn học" nói riêng gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
 * Thuận lợi:
 - Đây là năm thứ 2 tôi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nên việc 
xây dựng kế hoạch cho lớp mình khá vững vàng, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng 
dụng công nghệ thông tin khá đảm bảo như: Máy vi tín, đèn chiếu và một số trang 
thiết bị khác.
 - Trong năm học bản thân tôi được tham gia các đợt tập huấn về chương trình 
giáo dục mầm non mới do trường, cụm tổ chức từ đó tôi nắm chắc hơn về việc xây 
dựng kế hoạch, cách soạn giáo án, tổ chức tiết học, ứng dụng công nghệ thông tin vào 
trong các hoạt động hàng ngày cho trẻ phù hợp có hiệu quả.
 - Tại đơn vị công tác tôi luôn được thao giảng và được tham dự các hoạt động 
của đồng nghiệp về chương trình giáo dục mầm non mới để đúc rút kinh nghiệm cho 
bản thân.
 - Được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường 
nên tay nghề của tôi ngày càng được nâng lên.
 - Sân trường, lớp học rộng, thoáng mát thân thiện có nhiều bồn hoa, cây cảnh 
thuận tiện cho trẻ được vui chơi, làm quen, ôn luyện về “ Thơ” để tạo tiền đề cho việc 
tổ chức cho trẻ học“ Thơ" ở trong hoạt động chung.
 - Có 1/3 trẻ trong lớp ngôn ngữ mạch lạc, nhanh nhẹn khi tham gia vào
hoạt động văn học.
 * Khó khăn:
 - Phần lớn phụ huynh còn xem nhẹ về việc học của trẻ nên ít quan tâm bồi 
dưỡng thêm cho trẻ ở nhà về cách đọc thơ và chưa chú ý phát triễn ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trong lớp có nhiều cháu ngôn ngữ phát triển chậm, nói ngọng, nói lắp nhiều tuổi.
 3/ Công tác phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên trong lớp.
 Đối với một hoạt động dạy thơ cho trẻ đạt hiệu quả cao hay không thì bản thân 
tôi cần có sự phối kết hợp với giáo viên trong lớp để cùng nhau tổ chức hoạt động cho 
trẻ, phải có sự kết hợp hài hòa giữa giáo viên chính với giáo viên phụ, phân công 
thống nhất cho nhau, có sự phân chia số trẻ trong lớp để cùng nhau theo giỏi, bồi 
dưỡng kèm cặp có chất lượng.
Ví dụ: Khi tôi lên kế hoạch dạy cho trẻ bài thơ “Đàn gà con” Thuộc chủ đề “Động vật 
trong gia đình” Thì vai trò của giáo viên phụ phải quản lớp tốt, chuẩn bị một số đồ 
dùng, trang thiết bị khi cần thiết, giúp trẻ trong quá trình trẻ gặp khó khăn.
 Để hoạt động cho trẻ học thơ có hiệu quả thì công tác phối kết hợp với phụ huynh 
vô cùng quan trọng và không thể thiếu được.Vào đầu năm học tôi xây dựng sổ kế 
hoạch phối kết hợp với phụ hunh để trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của 
trẻ, đặc biệt đối với phụ huynh có trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ ( Trẻ phát âm chưa 
chuẩn, vốn từ của trẻ nghèo nàn, trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong khi thể hiện bài thơ.) 
bằng các hình thức: Thông qua các giờ đón, trả trẻ, các cuộc họp phụ huynh lớp, ở 
góc “Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ”để phụ huynh có kế hoạch bồi dưỡng , tập cho 
trẻ đọc thơ nhiều lần, uốn nắn sữa những từ, câu sai cho trẻ và tạo cho trẻ tính mạnh 
dạn tự tinh hơn. Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh nộp các loại nguyên vật liệu 
như: Bìa cát tông, chai nhựa, que, vãi. .để làm mô hình, rối sân khấu, nộp các khoản 
tiền để mua sắm các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động.
 4/ Tổ chức cho trẻ học bài thơ" Giữa vòng gió thơm"
 Trước khi vào tổ chức một hoạt động dạy thơ cho trẻ tôi chuẩn bị tốt mọi điều 
kiện phương tiện học liệu đầy đủ và tiến hành tổ chức hoạt động như sau:
 + Hoạt động 1: ổn định lớp, gây hứng thú:
 - Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát "Cháu yêu bà"
 - Trò chuyện: Các con vừa hát bài hát nói về ai? Bà rất yêu thương các con, bà 
tuổi cao tóc bà bạc trắng vậy các con phải biết yêu thương bà của mình nhé. Có một 
bạn ở trong bài thơ cũng rất yêu thương bà chăm lo cho bà từng giấc ngũ. Đó là bài 
thơ “ Giữa vòng gió thơm” Của nhà thơ Quang Huy
 + Hoạt động 2: Tiến hành dạy bài thơ “Giữa vòng gió thơm”
* Cô đọc mẫu cho trẻ nghe:
 - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bằng lời. Trong quá trình cô đọc mẫu cô phải chú ý 
đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, chú ý đọc đúng những từ có dấu chấm hỏi, 
dấu ngã, thể hiện được cảm xúc của bài thơ.
 - Lần 2 cô đọc mẫu kết hợp cho trẻ xem hình ảnh nội dung bài thơ trên đèn chiếu. 
Cô đọc đến đâu cho trẻ xem đến đó.
* Đàm thoại trích dẫn:
 + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? do nhà thơ nào sáng tác?
 + Bài thơ nói về bà đang làm gì?
 + Trong khi bà ngủ em bé dặn các con vật như thế nào?
 “ Này chú gà nâu Cãi nhau gì thế Này chị Vịt Bầu Chớ gào ầm ĩ 
 Bà tớ ốm rồi Cánh màn khép rủ Hãy yên lặng nào Cho bà tớ hoạt động “ Dạy thơ” cho trẻ ở chương trình giáo dục mầm non mới và ứng dụng 
thành thạo công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy.
 - Phần lớn các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ và có hướng cộng 
tác giữa cô giáo với phụ huynh ngày càng cao.
 VI/ Bài học kinh nghiệm:
 Sau thời gian làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của việc thực hiện hoạt động “ 
Dạy thơ” ở trẻ 4 - 5 tuổi và qua quá trình nghiên cứu thực tế ở lớp tôi đã rút ra được 
bài học kinh nghiệm thiết thực đó là việc đầu tiên tôi phải dựa vào chương trình khung 
của chương trình giáo dục mầm non mới để xây dựng được kế hoạch cho lớp mình, 
chọn nội dung đảm bảo phù hợp với từng chủ đề trong năm và đưa ra mục đích, yêu 
cầu vừa sức của trẻ theo từng lĩnh vực phát triễn, chú ý phát huy tính tích cực của trẻ 
và luôn lấy trẻ làm trung tâm " Cô giáo là người dẩn dắt trẻ", chuẩn bị đầy đủ đồ dùng 
trang thiết bị cho các hoạt động, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào trong 
công tác dạy học, tổ chức tiết học linh hoạt sáng tạo, gợi mỡ theo chương trình giáo 
dục mầm non mới, thơ ở chương trình mầm non nó mang nhiều sắc thái khác nhau 
như: Êm dịu, trang trọng, hóm hỉnh. do đó khi đọc thơ tôi phải thể hiện được sắc thái 
đó để làm giàu cảm xúc cho trẻ, có kế hoạch tích hợp lòng ghép “Thơ” vào trong các 
hoạt động hàng ngày của trẻ phù hợp có hiệu quả, luôn chú trọng công tác theo giỏi 
bồi dưỡng kèm cặp trẻ có năng khiếu về thơ và trẻ chậm phát triễn về ngôn ngữ, có 
sự kết hợp với cha mẹ trẻ và phối kết hợp với giáo viên trong lớp để thực hiện tiết dạy 
có hiệu quả.
 C/ Kết luận:
 Qua thời gian làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi xoay quanh nội 
dung làm thế nào trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt tiết "Thơ" tôi nghiên cứu ngay từ lớp 
học của mình, nghiên cứu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ với những nội dung 
bài học trong chương trình mỡ của chương trình giáo dục mầm non mới tôi thấy tất 
cả những gì tôi áp dụng đối với trẻ đều phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực trong 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ cho trẻ nói 
riêng.
 Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua các hoạt động “Dạy thơ” được tổ chức 
trên lớp, và đây cũng là những kết quả sau quá trình nghiên cứu tâm lý của lớp tôi.
 Mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao ở mỗi tiết học trẻ được vừa chơi vừa học 
và thấm sâu vào trong tâm hồn trong sáng của trẻ những tình cảm tốt đẹp đồng thời 
giúp cho trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn 
ngữ./.
 Trân trọng cảm ơn những đóng góp của hội đồng chuyên môn nhà trường 
và hội đồng thi đua của nghành.
 Phú Thủy, ngày 19 tháng 5 năm 2011
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Thị Tịnh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_t.docx