Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

docx 18 trang skkn 24/04/2024 5760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non
 MỤC LỤC
1.Đặt vấn đề.....................................................................................................................2
2. Lí luận chung về chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch 
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm Non. ..........................3
2.1. Một số vấn đề chung về trò chơi đóng kịch .............................................................3
2.1.1. Khái niệm về trò chơi đóng kịch ...........................................................................3
2.1.2. Đặc điểm của trò chơi đóng kịch...........................................................................3
2.1.3. Cách tổ chức trò chơi đóng kịch............................................................................5
2.2. Lí luận chung về phát triển vốn từ cho trẻ ...............................................................7
2.2.1. Khái niệm phát triển vốn từ...................................................................................7
2.2.2 Đặc điểm của phát triển vốn từ ..............................................................................7
2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khi tổ chức trò chơi đóng kịch ....8
3. Một số kịch bản nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm 
Non. .................................................................................................................................8
3.1. Phương pháp dạy trẻ đóng kịch................................................................................8
3.2. Các tác phẩm văn học được chuyển thể kịch bản nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 
mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm Non. ...........................................................................9
3.2.1. Vở kịch 1: “Đôi bạn tốt” .......................................................................................9
3.2.2. Vỡ kịch 2: “ Xe lu và xe ca” ...............................................................................10
4. Kết luận .....................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................12
 1 non nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được quan tâm đúng mức. 
Đặc biệt việc giáo dục ngữ âm trong quá trình luyện tập kịch hay phát huy tính tích 
cực giao tiếp của cô và trẻ khi tham gia các hoạt động chuẩn bị cho việc biểu diễn kịch 
chưa được chú trọng. Và trò chơi đóng kịch dành cho lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi vẫn 
còn hạn chế chưa được áp dụng nhiều. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình 
và nhà trường vì thế khi về nhà đa phần là trẻ chơi tự do không được sự quan tâm của 
những người lớn tuổi hướng dẫn trẻ, động viên khích lệ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có 
môi trường học tập bổ ích tại gia đình.
 Với đề tài này giáo viên sẽ có những biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 
mẫu giáo 3-4 tuổi. Qua đó sẽ lôi cuốn trẻ vào những vở kịch của những câu truyện, trẻ 
sẽ hứng thú tham gia chơi đóng kịch, nhập vai tốt, biết thể hiện những vai của các 
nhân vật theo cách riêng của mình, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phong phú hơn, từ đó 
vốn từ của trẻ sẽ ngày càng phát triển hơn.
 Xuất phát từ những lý do trên chính vì thế mà em đã chọn đề tài: “Chuyển thể 
kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 
mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non”.
 2. Lí luận chung về chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi 
đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm Non.
 2.1. Một số vấn đề chung về trò chơi đóng kịch
 2.1.1. Khái niệm về trò chơi đóng kịch
 Trò chơi đóng kịch là trò chơi trong đó trẻ đóng vai các nhân vật trong các tác 
phẩm văn học(chủ yếu là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn) bằng trí tưởng tượng sáng 
tạo cao, bằng tâm hồn nghệ sĩ của mình, trẻ tái hiện lại các hình tượng nhân vật yêu 
quý của mình qua cử chỉ, điệu bộ, sắc thái, qua nét mặt và qua lời nói.
 2.1.2. Đặc điểm của trò chơi đóng kịch
 Trò chơi đóng kịch là loại trò chơi có chủ đề chơi, có vai chơi và nội dung chơi. 
Nhưng nội dung chơi, vai chơi, và hành động chơi được xác định trước trong nội dung 
của tác phẩm văn học (chứ không phải do trẻ tự nghĩ ra). Có thể nói đây là một biến 
thể của trò chơi đóng vai theo chủ đề.Tính sáng tạo nghệ thuật của trẻ được thể hiện ở 
cử chỉ,điệu bộ,nét mặt,lời nói...làm nổi bật tính cách nhân vật của tác phẩm văn học 
chứ không làm sai lệch tính cách nhân vật (nhân vật tốt,đáng yêu trở nên tốt hơn,đáng 
yêu hơn; nhân vật xấu,đáng ghét trở nên xấu xa hơn,đáng ghét hơn).
 Trò chơi đóng kịch là một loại trò chơi mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên nó 
không phải là một hoạt động nghệ thuật mà chỉ là trò chơi. Tính nghệ thuật và tính 
chất chơi là hai yếu tố kết hợp chặt chẽ với nhau trong nội dung chơi cũng như quá 
trình tổ chức trò chơi.
 3 hiện rõ ràng. Không nên biến trò chơi này thành một hoạt động nghệ thuật thuần túy, 
lại càng không nên biến trẻ trở thành những diễn viên chuyên nghiệp, cho dù những trẻ 
đó tỏ ra có năng khiếu đến đâu.
 Yếu tố chơi được thể hiện ở chỗ trong khi chơi trẻ phải được vui thích tự nguyện, 
thoải mái do sức hấp dẫn của chính trò chơi. Để trò chơi đóng kịch mang tính chất 
chơi thực sự, việc hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi cần giữ được tính hồn nhiên, ngộ 
nghĩnh của trẻ thơ. Tính ngộ nghĩnh hồn nhiên đó phải được thể hiện ở cả lời nói, điệu 
bộ, trang phục, hóa trang, sân khấu, âm nhạc, bài hát,... Trò chơi đóng kịch được trẻ 
em quan niệm như một màn biểu diễn khiến trẻ rất thích thú. Trong khi chơi trẻ cố 
gắng tái hiện lại hình tượng của truyện cổ tích đáng yêu và các nhân vật trong truyện 
trẻ em, trẻ cảm thấy vui mừng xúc động. Do vậy không nên biến trẻ thành diễn viên 
thực sự mà coi trẻ khác chỉ là người xem thụ động, như vậy sẽ mất đi tính chất của trò 
chơi.
 Với cách hiểu trò chơi đóng kịch vừa là trò chơi, vừa là nghệ thuật kịch, vừa 
mang tính chất kịch, vừa mang tính chất chơi đặc điểm đó hoàn toàn phù hợp với trẻ 
mẫu giáo. Do đó trò chơi đóng kịch được trẻ tiếp nhận một cách tích cực và đầu hứng 
thú. Loại trò chơi này cần được chú ý tổ chức thường xuyên và khích lệ trẻ tham gia.
 2.1.3. Cách tổ chức trò chơi đóng kịch
 Quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non cần tuân 
theo đúng quy trình, trình tự nhất định. Quy trình đó được diễn ra như sau:
 - Lựa chọn tác phẩm văn học: Cô giáo lựa chon tác phẩm văn học phù hợp với 
đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, hứng thú của trẻ và được trẻ chấp nhận. Kết quả của trò 
chơi đóng kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn tác phẩm văn học. Ở đây cần lưu ý đến ý 
nghĩa của tác phẩm văn học và đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Tác phẩm phải có ý nghĩa 
giáo dục nhân cách trẻ, giàu xúc cảm và lời nói giàu hình ảnh, chú ý đến những truyện 
có tình tiết hấp dẫn với trẻ em, có hình thức đối thoại là chủ yếu. Hình tượng nhân vật 
cần được lột tả qua hành động và mối quan hệ qua lại của chúng. Trong lĩnh vực này 
những truyện dân gian có rất nhiều giá trị đặc biệt là truyện cổ tích. Khi lựa chọn được 
tác phẩm văn học, cô giáo cần tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm mà trẻ sẽ đóng 
kịch bằng cách đọc và kể tác phẩm cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức khác nhau: xem 
tranh minh họa, kể chuyện trên máy chiếu có hình ảnh động, sử dụng rối, mô hình...kết 
hợp với trò chuyện, phân tích tác phẩm để giúp trẻ cảm nhận hiểu được nội dun, tư 
tưởng của tác phẩm, phẩm chất, tính cách của nhân vật. Trẻ càng hiểu và trải nghiệm 
sâu sắc thì càng phản ánh đúng đắn; chính xác vào vai diễn của mình trong trò chơi.
 - Chuyển thể tác phẩm sang kịch bản: Đây là một trong những yếu tố có tính 
quyết định đến thành công của trò chơi đóng kịch. Kịch bản trò chơi đóng vai cần ngắn 
 5 2.2. Lí luận chung về phát triển vốn từ cho trẻ
 2.2.1. Khái niệm phát triển vốn từ
 Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng 
trong sự nghiệp phát triển triển trí tuệ của trẻ. Vốn từ bao gồm: động từ, tính từ, danh 
từ, trạng từ...
 Phát triển vốn từ là giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, nhận thức. Trẻ 
phát triển khả năng giao tiếp, trẻ hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của từ và biết thể hiện cảm 
xúc của mình qua lời nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
 2.2.2 Đặc điểm của phát triển vốn từ
 Vốn từ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa, cấu trúc 
chung và cách sữ dụng trong giao lưu hàng ngày tổng hợp chúng vào hệ thống giao 
tiếp sinh hoạt
 Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những 
điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. những từ các cháu được sử dụng hầu hết là 
những từ chỉ đơn giản , những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Vốn 
từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện 
dần nên khi trẻ nói trẻ hay nói chậm., hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không 
mạch lạc. để giúp trẻ phát triển vốn từ, người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm 
vốn từ của trẻ.
 Cơ sở tâm lý:
 Tư duy của trẻ 3-4 tuổi là tư duy trực quan. thời kỳ này, khả năng tri giác về các 
sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện. trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói 
của người khác. do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói 
theo.
 Cơ sở giáo dục:
 Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người 
và sự vật hiện tượng xung quanh
 để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các 
giờ học, các trò chơi, đặc biệt là cho trẻ tham gia trò chơi đóng kịch nhằn rèn luyện và 
phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của 
tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu.
 Đối với trẻ mẫu giáo ngôn ngữ mạch lạc là khả năng sử dụng lời nói gọn gàng 
dễ hiểu có thứ tự trong giao tiếp. Sự mạch lạc trong giao tiếp càng tốt hơn khi trẻ được 
giáo dục được rèn luyện một cách tích cực, điều này giúp trẻ giàu vốn từ hơn
 7 Bước 3: Dựng cảch và luyện tập: - Cô chuẩn bị một số cây vẽ trang trí cây cối 
hoa là tạo nên một góc sân khấu để trẻ hứng thú - Cô chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi 
phục vụ cho vở kịch - Cô phân vai cho trẻ và giúp trẻ hiểu vai đóng, thuộc lời thoại, 
biết kết hợp những động tác minh họa ( cử chỉ, ánh mắt) - Cô dẫn truyện để trẻ phối 
hợp các vai với nhau. Cô sửa sai uốn nắn kịp thời cho trẻ nếu trẻ làm sai, cô khen gợi 
những cháu làm đúng, chú ý phát hiện đánh giá cao những sáng tạo độc đáo của trẻ 
trong sự thể hiện
 Bước 4: Hóa trang và biểu diễn:- Khi trẻ đã tập thành thạo các vai và biết phối 
hợp nhuần nhuyễn thì cho các cháu đội mũ có hình các nhân vật- Cô tổ chức cho từng 
nhóm biểu diễn theo những thời điểm khác nhau Lúc đầu cô nên chọn những cháu có 
khả năng và mạnh dạn lên diễn, sau đó mới khuyến khích những cháu còn nhút nhát 
tham gia, giúp trẻ bộc lộ những năng lực nghệ thuật của bản thân. Kết thúc giờ đóng 
kịch cô nhận xét mỗi vai của trẻ, trẻ nào diễn tốt nên có khen thưởng kịp thời để 
khuyến khích, động viên trẻ.
 Tóm lại: Qua các phương pháp trên em thấy việc dạy trẻ đóng kịch có vai trò rất 
lớn đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. 
Thông qua luyện tập và biểu diễn trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ 
Tiếng Việt. Luyện tập nhiều thì trẻ nói năng rõ ràng hơn, chính xác hơn, trẻ mạnh dạn 
hơn, khả năng giao tiếp tốt hơn.
 3.2. Các tác phẩm văn học được chuyển thể kịch bản nhằm phát triển vốn từ 
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm Non.
 3.2.1. Vở kịch 1: “Đôi bạn tốt”
 +Cảnh 1: Tại nhà của gà con
 Vịt mẹ: Chi Gà ơi! Chị gà!
 Gà mẹ: Ai đấy?
 Vịt mẹ: Tôi Vịt mẹ đây.
 Gà mẹ: Ơ chi Vịt à. Có chuyện gì mà chị sang nhà tôi sớm thế?
 Vịt mẹ: Sáng nay tôi phải đi chợ xa. Nhờ chị trông Vịt con giúp tôi nhé.
 Gà mẹ: Vâng. Chị cứ để Vịt con ở đây chơi với Gà con cũng được.
 Vịt mẹ: Vâng tôi đi nhé.
 Gà mẹ: Gà con ơi. Con ra chơi với Vịt con đi.
 Gà con: Vâng ạ! Vịt con có ra vườn chơi với tớ không?
 Vịt con: Có tớ đi với.
 Gà con: Mẹ ơi! Con với Vịt con ra vườn chơi mẹ nhé.
 Gà mẹ: Ừ. Hai con đi cẩn thận nhé.
 Gà con,Vịt con: Vâng ạ
 +Cảnh 2: Tại khu vườn
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_chuyen_the_kich_ban_va_phuong_phap_to.docx