Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ 4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình

pdf 11 trang skkn 04/09/2024 1871
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ 4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ 4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ 4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình
 PHẦN II: BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
I. TÊN SÁNG KIẾN: Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ 4 
tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến 
Xương - Thái Bình ". 
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ 
III. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN. 
 1. Tình trạng giải pháp đã biết. 
 Như chúng ta đã biết: Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những 
năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc 
vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh 
khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở 
lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên 
lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu 
đến độ say mê, có cháu lại thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc 
phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế 
cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, 
góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của 
trẻ. Nó là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc với những nốt nhạc trầm bổng, những 
giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa 
ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Trẻ mầm non dể xúc cảm, vốn ngây 
thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới 
âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động giúp trẻ nhận thức thế giới xung 
quanh, phát triển các chức năng tâm lý, tình cảm, phát triển thể chất, giúp trẻ có 
trí tưởng tượng phong phú và củng cố kiến thức học tập cho trẻ. 
 Năm nay tôi được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách lớp 4 tuổi. Qua 
những ngày đầu tôi nhận thấy với giờ hoạt động âm nhạc, hầu hết trẻ đều rất 
hứng thú. Song khả năng âm nhạc của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ còn nhút 
nhát, chưa chú ý và tích cực trong giờ học. 
 1 Thông qua sáng kiến người giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương 
pháp đẻ giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ 4 tuổi trong hoạt động 
giáo dục âm nhạc. 
 2.2. Nội dung giải pháp. 
 Để hình thành, bồi dưỡng khả năng âm nhạc cho trẻ, đặc biệt trẻ 4 tuổi có 
thể thực hiện một số biện pháp sau: 
 Một là: Tổ chức hoạt động âm nhạc thông qua hoạt động học. 
 Để có một giờ hoạt động âm nhạc phát huy được tích cực, sáng tạo của trẻ 
trước hết tôi phải nghiên cứu kĩ đặc điểm của môn học, của từng chủ đề, từng đề 
tài để từ đó xây dựng được một giáo án khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, thủ thuật 
hấp dẫn thu hút trẻ hăng hái tham gia hoạt động, từ đó phát huy hết khả năng của 
trẻ. Bên cạnh đó đồ dùng, đồ chơi có màu sắc phong phú, tươi sáng cộng với 
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy sẽ thu được sự chú ý của trẻ. 
 Khi tổ chức hoạt động âm nhạc cô giáo cũng cần chú ý đến sự chú ý của 
trẻ. Sự hứng thú của trẻ kéo dài tới đâu phụ thuộc vào phần lơn hình thức tổ 
chức tiết học của cô. Đặc điểm của trẻ học mà chơi, chơi mà học, vì vậy tôi luôn 
cố gắng tổ chức tiết học sao cho thật nhẹ nhàng, từ từ lôi cuốn trẻ tham gia. 
 VD: Khi dạy trẻ vỗ tay theo lời ca, cô gọi trẻ lại gần cô, vỗ cho trẻ nghe và 
cho trẻ đưa ra nhận xét của mình sau đó cô đưa ra ý kiến chuẩn xác. Trong qua 
trình dạy trẻ tôi luôn chú trọng tới sự sáng tạo của trẻ, khuyến khích trẻ có cách 
thể hiện của riêng mình như bài “Vui đến trường” trẻ có thể chọn cách vận động 
nhún nhảy, vỗ tay theo phách hoặc múa... 
 Khi hát cho trẻ nghe tôi luôn chú ý đến nét mặt, cử chỉ điệu bộ sao cho 
phù hợp với nội dung bài hát. Hát cho trẻ nghe và giao lưu với trẻ chứ không chỉ 
hát và biểu diễn cho trẻ xem 
 VD: Cho trẻ nghe bài "Ngày đầu tiên đi học” của tác giả Nguyễn Ngọc 
Thiện khi hát cho rẻ nghe tôi kết hợp cử chỉ tới gần trẻ giao lưu,trẻ hưởng ứng 
tôi có thể dắt trẻ đứng dậy múa cùng cô. 
 3 hứng âm nhạc của trẻ trong mọi lúc mọi nơi. Vì thế tôi đã chủ động tổ chức hoạt 
động giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động. 
 - Đón trẻ: Tôi mở nhạc cho trẻ nghe nhưng tôi lựa chọn những ca khúc trẻ 
có thể hát theo được và cho trẻ nghe như: Cháu đi mẫu giáo, trường chúng cháu 
là trường mầm non, lời chào buổi sángViệc này ngoài tác động âm nhạc còn 
giúp trẻ làm quen, củng cố các bài hát trong chương trình trẻ phải học hát. Đây 
là một phương pháp tiếp xúc cần thiết, chuẩn xác bởi vì học nhạc chỉ bằng sự 
truyền đạt của cô giáo sẽ dẫn tới đơn điệu khô cứng. 
 - Thể dục sáng: Tôi cũng kết hợp âm nhạc như để luyện hơi dài cô dạy các 
cháu vừa giả làm gà gáy vừa hát o ó o theo bài “Chú gà trống gọi” của Kim 
Hữu. Hoặc để các cháu tập đi đều, bước đều trong các đội hình khác nhau tôi 
chọn bài “Tập đi đều”. Ở đây tôi muốn đưa âm nhạc vào để tăng thêm sự hào 
hứng, phấn khởi cho trẻ khi tham gia tập thể dục đồng thời cũng nhằm muốn giáo 
dục cho trẻ phát triển năng lực cảm thụ, khả năng vận động theo nhạc cho trẻ.. 
 - Hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ làm quen với bài hát mà trẻ sắp học và 
hát cho trẻ nghe bài hát mà trẻ sắp được nghe. Nhằm giúp trẻ cảm nhận được nội 
dung bài hát, tên bài hát, giai điệu của bài hát để khi được tham gia hoạt động 
giáo dục âm nhạc và các hoạt động khác trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện. 
 Các bé lớp 4TA5 minh họa bài hát “ Ghánh gánh gồng gồng” 
 5 
 Các cô giáo khối 4 Tuổi trường mầm non Thanh Nê làm đồ dùng phục vụ 
 cho hoạt động giáo dục âm nhạc 
 - Tôi tổ chức cho trẻ tự làm ra những đồ dùng, dụng cụ âm nhạc để vào 
trưng bày tạo môi trường và sử dụng những dụng cụ âm nhạc đó vào hoạt động 
giáo dục âm nhạc cho trẻ. 
 - Tôi còn áp dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giảng dạy 
âm nhạc cho trẻ: cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc trong máy tính, cho trẻ xem các 
hoạt động âm nhạc trẻ thơ trên khắp mọi miền để từ đó kích thích lòng ham 
muốn của trẻ với âm nhạc. 
 Bốn là: Thể hiện tốt khả năng âm nhạc của cô: 
 Tận dụng đặc điểm của trẻ mẫu giáo đó là tính bắt chước người lớn và tận 
dụng năng khiếu sẵn có của mình mà từ đó tôi lôi cuốn, kích thích được trẻ tham 
gia hoạt động âm nhạc và tham gia tích cực sôi nổi. 
 - Tích cực trong việc tìm tòi học hỏi kỹ năng âm nhạc qua việc xem băng đĩa, 
ti vi, nghe đài thấy có động tác nào đẹp tôi học theo và làm theo. Có bài hát hay 
phù hợp với chương trình mầm non tôi ghi chép lại để hướng dẫn thêm cho trẻ. 
 - Trước khi dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe, tôi tập đi tập lại nhiều lần, hát 
cho thuộc lời, đùng giai điệu. Tôi còn tập hát, đánh đàn, cho trẻ nghe. 
 - Tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thể hiện tốt hoạt 
 7 - Nhờ phụ huynh tìm tòi, sưu tầm những bài hát hay, các loại sách báo tạp 
chí tranh ảnh và nguyên vật liệu để làm đồ dùng phục vụ cho hoạtđộng giáo dục 
âm nhạc. 
 Những việc này đã giúp tôi phát huy được tính tính cực của trẻ trong hoạt 
động âm nhạc. 
 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp 
 Với sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn trường mầm non Thanh Nê 
hoặc các trường mầm non khác. 
 2.4. Hiệu quả, lợi ích khi áp dụng giải pháp. 
 Sau một thời gian thực hiện đề tài "Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng 
tạo của trẻ 4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non Thanh 
Nê – Kiến xương – Thái bình” với 37 học sinh tôi đã đạt được một số kết quả 
sau: 
 Stt Trước khi áp 
 Nội dung đánh giá Sau khi áp dụng 
 dụng sáng kiến 
 1 Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác 23/37 = 62,1% 
 33/37=89,2% 
 giả, thuộc các bài hát 
 2 Trẻ biết gõ, đệm dúng nhịp, 18/37 = 48,6% 
 27/37=72,9% 
 phách, biết vỗ tay theo lời ca 
 3 Trẻ biết thể hiện được tình 27/37 = 72,9% 
 cảm khi hát múa, biết hưởng 33/37=89,2% 
 ứng theo cô khi nghe hát 
 4 Trẻ sử dụng thành thạo các 19/37 = 51,3% 
 30/37=81,0% 
 dụng cụ âm nhạc 
 5 Trẻ hứng thú, có phản ứng 23/37 = 62,1% 
 nhanh nhẹn khi chơi trò chơi 34/37=91,9% 
 âm nhạc 
 6 Trẻ thể hiện được sự tự tin, 20/37 = 54,0% 
 mạnh dạn khi tham gia sinh 30/37=81,0% 
 hoạt văn nghệ. 
 9 + Cơ sở vật chất. 
 - Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động đầy đủ, phong phú 
 Trên đây là một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ 4 tuổi 
trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non Thanh Nê. Trong quá 
trình triển khai thực hiện chắc chắn sẽ còn gặp một số vướng mắc, rất mong 
nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc triển khai thực hiện sáng 
kiến đạt hiệu quả tốt hơn. 
 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP 
 Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, không sao chép 
của bất kỳ ai. 
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Thanh Nê, ngày 03 tháng 12 năm 2018 
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến 
 Trương Thị Thủy 
 XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG 
.. 
.. 
.................. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang.pdf