Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh

doc 24 trang skkn 18/09/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh
 1
 MỤC LỤC.
 Mục Nội dung Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Thời gian địa điểm 4
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn 4-5
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương trình 1: Tổng Quan
1.1. Cơ sở lý luận 5-6
1.2. Cơ sở thực tiễn: 7
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng 7-8
2.1.1 Khảo sát ( Thống kê) 7-8
2.1.2 Đánh giá ( Phân tích) 8-9
2.1.2.1 Đặc điểm tình hình xã 8-9
2.1.2.2 Những thực trạng liên quan đến công tác PCGDMN cho trẻ em năm 9
 tuổi tại trường mầm non Kim Sơn
2.1.2.3 Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi của trường 10
 mầm non Kim Sơn.
2.2. Các giải pháp 10-11
2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo 10-11
 dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và tăng cường huy động trẻ em 5 
 tuổi đến lớp, đến trường.
2.2.2. Triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi của 11-12
 huyện của xã tới toàn thể CBGV, nhân viên và phụ huynh học sinh 
 trong toàn trường , phân công giao trách nhiệm cụ thể cho các thành 
 viên trong nhà trường cụ thể như sau 
2.2.3. Thực hiện tốt công tác điều tra trẻ trên địa bàn và sử dụng tốt phần 13
 mềm phổ cập giáo dục mầm non.
2.2.4. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non, 13
 thực hiện tốt chương trình GDMN đảm bảo 100% hoàn thành 
 chương trình
2.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên 14-15
 trong nhà trường. 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON 
 CHO TRẺ EM 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền 
tảng đầu tiên của ngành Giáo dục - Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở 
trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học sau.
 Ngày nay, giáo dục mầm non đã là một trong những chủ trương rất lớn của 
Đảng và Nhà nước ta trong công tác giáo dục và đào tạo. Nhiều chính sách ưu đãi cho 
giáo dục mầm non đã được Chính phủ ban hành, đặc biệt hơn đã có nhiều đề án, nhiều 
chế độ đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục đang công 
tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo ... Thực hiện Nghị 
quyết số 35/NQ/QH12 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một 
số cơ chế tài chính trong GD&ĐT từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. 
Ngày 09/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg về 
phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ em năm tuổi giai 
đoạn 2010-2015.
 Cần khẳng định “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi” là một trong 
những quy định quan trọng được bổ sung tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 
Luật Giáo dục, trong đó nhấn mạnh Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là 
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ em vào 
lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Lần đầu tiên, việc phổ cập giáo dục 
mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được luật hóa. Đây là quy định thể hiện tính ưu việt của 
chế độ ta và khẳng định thành tựu của quốc gia trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ 
em. Để đảm bảo tính khả thi của Luật này sau khi được ban hành, Chính phủ đã giao 
cho Bộ GD&ĐT xây dựng Đề án triển khai thực hiện quy định PCGDMN cho trẻ em 
năm tuổi nhằm tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả cho 
việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em năm tuổi nói riêng 
với mục tiêu là đảm bảo hầu hết mọi trẻ em 5 tuổi ở các vùng miền được đến lớp để 
thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể 
chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1 ở bậc 
học tiểu học.
 Hiểu và nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác phổ cập giáo dục mầm 
non cho trẻ năm tuổi trong trường mầm non và trên cơ sở những kinh nghiệm thực 
tiễn mà nhà trường đã thực hiện được từ những năm học trước về công tác huy động 
trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi ra lớp, công tác chăm sóc giáo dục học sinh theo 
chương trình giáo dục mầm non mới .... Xác định được những nội dung trọng tâm cần 5
trên chuẩn đạt 76,9%, chiến sĩ thi đua cơ sở chiếm tỷ lệ qua mỗi năm học trên 20%; 
công tác xã hội hóa phát triển, chất lượng học tập và đánh giá phát triển 5 lĩnh vực 
của trẻ tăng từ 0,5 - 1% mỗi năm. Những thuận lợi và nền tảng này là cơ sở vững chắc 
để nhà trường thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi 
kể từ năm học 2010-2015. Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai trong đội ngũ chúng tôi 
cũng gặp không ít những trở ngại, vướng mắc. Với hy vọng sau khi nghiên cứu nội 
dung này tôi sẽ có được những kinh nghiệm thực hiện tốt quy trình về công tác phổ 
cập và cùng tập thể trường mầm non Kim Sơn trong năm học 2013 – 2014 sẽ hoàn 
thành tốt nhiệm vụ phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi theo kế hoạch được giao.
 Trước yêu cầu cấp thiết của giáo dục trong giai đoạn mới bản thân đã lựa chọn, 
tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập giáo 
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở trường Mầm non Kim Sơn”.
 II/ PHẦN NỘI DUNG
 1. Chương trình 1: Tổng quan.
 1.1. Cơ sở lý luận.
 Sau khi chương trình giáo dục ở bậc học Tiểu học được cải cách, bậc học mầm 
non cũng thay đổi theo cho phù hợp, bắt đầu là chương trình cải cách giáo dục mầm 
non, chương trình đổi mới hình thức tổ chức dạy học và bây giờ là chương trình giáo 
dục mầm non mới. Có thể nói rằng, bậc học mầm non là bậc học đầu tiên cung cấp 
những kiến thức đơn giản cho trẻ em thông qua các hoạt động học và vui chơi. Các 
môn học ở trường mầm non cũng chỉ là những môn học mang tính chất “Nhận 
biết” và “Làm quen” với các hiện tượng tự nhiên và vấn đề xã hội. Tuy nhiên nếu 
không có những kiến thức được thông qua nhận biết và sự làm quen ban đầu ở trường 
mầm non thì trẻ vào học ở trường tiểu học sẽ rất khó khăn. Như các nhà tâm lý học đã 
nhận xét: sự khởi đầu ở một đứa trẻ theo quy luật khách quan là những tư duy trừu 
tượng, trẻ được nhận thức thông qua các đồ vật, hiện tượng đơn giản, lúc này trẻ sẽ 
được bắt đầu mọi thứ chỉ bởi sự nhận biết và làm quen với thế giới bên ngoài mà thôi. 
Chính vì thế, bậc học mầm non đã nghiên cứu chương trình giáo dục cho từng lứa tuổi 
phù hợp theo quá trình phát triển tư duy của trẻ. Do đó, việc trẻ được học ở trường 
mầm non là một điều rất quan trọng, quan trọng hơn trẻ 5 tuổi phải được giáo dục, 
chăm sóc đảm bảo theo chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi do Bộ 
GD&ĐT ban hành. Chúng ta không nên ngộ nhận và đánh đồng giữa việc nuôi dạy trẻ 
ở nhà với việc nuôi dạy trẻ ở trường mầm non.
 Trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi là độ tuổi mà các cấp giáo dục quy định phải huy 
động ra lớp bởi vì ở lứa tuổi này trẻ cần được làm quen với những kiến thức sơ đẳng 
để hình thành những tư duy lôgic cần thiết cho trẻ tiếp nhận kiến thức ở bậc tiểu học. 
Nói đến điều này là tôi muốn chứng minh tầm quan trọng của bậc học mầm non trong 
quá trình giáo dục và hình thành nhân cách đầu tiên của mỗi con người. Vì vậy cho trẻ 7
 Như vậy “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” không những là 
nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi vào học lớp 1, đảm bảo quyền được học 
tập cho hầu hết trẻ em 5 tuổi và tạo sự công bằng trong giáo dục mầm non đối với tất 
cả các vùng miền trong cả nước mà đây còn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà 
nước ta trong định hướng nâng cao chất lượng giáo dục quốc gia đáp ứng nhu cầu hội 
nhập và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 1.2. Cơ sở thực tiễn.
 Thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đòi hỏi phải có sự 
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn 
thể với trường học, đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân vì đây là 
nội dung tương đối mới mẽ đối với cấp học mầm non. 
 Người chuyên trách Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi có vai trò hết sức 
quan trọng trong việc tham mưu cho nhà trường, ban chỉ đạo hoàn thành công tác này. 
Thực tế cho thấy người làm công tác phổ cập luôn có trách nhiệm, có kế hoạch, nhiệt 
tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách thiết 
lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục ở mỗi đơn vị trường đạt 
kết quả cao. 
 Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp giúp nâng cao 
chất lượng phổ cập trẻ em 5 tuổi Trường mầm non Kim Sơn.
 Đối tượng nghiên cứu: Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên 
địa bàn Trường Mẫu giáo Kim Sơn. 
 Với vai trò là Hiệu Trưởng quản lý chung và cùng hiệu phó chuyên môn phụ 
trách công tác phổ cập giáo dục trong nhà trường đã không ít những băn khoăn, trăn 
trở bởi địa hình, kinh tế, nhận thức của người dân còn thấp, còn xem nhẹ việc học tập 
của con em cấp Mẫu giáo, với đặc thù đặc biệt khó khăn như vậy bản thân tôi đã 
nghiên cứu tìm ra các biện pháp hữu hiệu để áp dụng vào công tác phổ cập trong địa 
phương mình bằng những biện pháp phù hợp áp dụng vào nhất định đạt hiệu quả rất 
cao.
 2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
 2.1. Thực trạng
 2.1.1. Khảo sát ( Thống kê)
 Trường mầm non Kim Sơn đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường có tập thể 
sư phạm đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, phát huy truyền thống của nhà trường 
không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường có :
 - Tổng số CBGV: 40 đạt chuẩn 100% ( trong đó: 57,5 % trên chuẩn)
Trong đó : GV dạy lớp 5 tuổi là: 8 Đ/c
 - Tổng số trẻ : 398
 - Trong đó :
 + Nhà trẻ : 31
 + Mẫu giáo : 367
 - Tổng số nhóm, lớp : 13 ( Trong đó: 02 nhóm trẻ 24-36 tháng ) 9
trẻ mầm non 5 tuổi nhằm đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi trên địa bàn được đến lớp 
Mẫu giáo. Bên cạnh đó cũng không ít khó khăn thách thức về tầm quan trọng của đề 
án Phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi chưa thực sự đi vào lòng người ở các ban 
ngành, đoàn thể ở địa phương.
 2.1.2.2. Thực trạng liên quan đến công tác PCGDMN cho trẻ em năm tuổi 
tại trường mầm non Kim Sơn.
 Trường mầm non Kim Sơn là đơn vị trường học thuộc khu vực trung tâm trên 
địa bàn xã Kim Sơn và là xã về đích nông thôn mới đầu tiên của huyện Đông Triều, 
nên mọi điều kiện thực hiện công tác giáo dục tương đối thuận lợi. Trong nhiều năm 
học qua, nhà trường đã được ngành giáo dục và địa phương giao chỉ tiêu huy động trẻ 
mẫu giáo trong độ tuổi 3 đến 5 tuổi ra lớp là 100%. Năm học 2010-2011, sau khi 
Quyết định phê duyệt Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi” của Chính 
phủ được ban hành, các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT và đặc biệt là kế 
hoạch phổ cập GDMN trẻ năm tuổi của huyện Đông Triều được triển khai, các trường 
mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện đã bắt đầu thực hiện thêm một nhiệm vụ 
mới “Phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi, giai đoạn 2010-2015”. Đây thực sự là một 
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng vô cùng khó khăn bởi vì nó còn mới mẻ với các 
nhà quản lý bậc học mầm non.
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trường mầm non Kim Sơn tuy 
đóng ở địa bàn thuận lợi song chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn nhất định 
tập trung ở những mặt sau:
 - Địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, đời sống kinh tế của một bộ 
phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn xã còn 27 hộ chiếm tỷ 
lệ 1,29 %, hộ cận nghèo 28 hộ = 1,33 %.
 - Là khu trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, các cơ quan doanh nghiệp 
đóng trên địa bàn tương đối nhiều việc di chuyển dân số từ nơi khác đến và chuyển đi 
nên dân số trẻ từ 0 -> 5 tuổi của địa bàn thường xuyên biến động hàng tháng rất khó 
cho công tác quản lý, thống kê (cán bộ trẻ từ các nơi về làm việc và cư trú trên địa bàn 
đa số có con nhỏ nên trẻ chuyển đến, chuyển đi thường xuyên).
 - Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo qua nhiều năm học tuy đạt chỉ tiêu giao nhưng 
nguy cơ không bền vững do nhiều nguyên nhân khác nhau:
 + Do nhận thức của một bộ phận phụ huynh về công tác giáo dục mầm non vẫn 
còn hạn chế.
 + Do đời sống của một bộ phận nhân dân còn thấp trong khi phải đóng tiền học 
phí và trang bị một số khoản chi phí học tập cho trẻ.
 + Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ có con nhỏ trên địa bàn xã ngày càng tăng nên còn 
xảy ra suy nghĩ ở nhà trông con đỡ tốn kém chi phí khi cho con đến trường.
 - Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tuy ra lớp 100% đối với trẻ 5 tuổi, nhưng đối 
với nhóm nhà trẻ đến 3 tuổi, 4 tuổi còn thấp tỷ lệ chuyên cần vẫn chỉ đạt ở mức trên 
80%, những vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 
của nhà trường trong những năm học qua.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_pho_cap.doc