Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi

doc 9 trang skkn 24/02/2024 3490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi
 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi
 Bài Thuyết Trình: “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm 
 nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi”,
 *Lý do chọn biện pháp:
 Thế giới âm nhạc của trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú, được thực 
hiện thông qua các hoạt động như: Ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc, đọc rap 
và chơi trò chơi âm nhạc. Cùng với chủ trương đổi mới về phương pháp cũng 
như hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục của Bộ Giáo Dục thì giáo dục âm 
nhạc cũng đã có những bước cải tiến để phù hợp với yêu cầu của chương trình 
chăm sóc- giáo dục trẻ hiện nay, đặc biệt là với trẻ 4-5 tuổi. Để góp phần nâng 
cao khả năng cảm thụ âm nhạc và tạo cho trẻ có một tâm thế thoải mái, vui tươi, 
thể hiện một cách say sưa qua lời ca tiếng hát thì rất cần đến sự sáng tạo của 
giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy cho trẻ.
 Trong những năm học qua, cùng với sự đổi mới các hình thức tổ chức 
giáo dục, các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên đã tạo được những thành công 
lớn đối với việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non cũng 
như nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc đối với trẻ, giúp cho trẻ có kỹ năng 
nhuần nhuyễn về ca hát, nhảy múa theo từng giai điệu, tiết tấu của bài hát. Từ đó 
trẻ có ham muốn đến với âm nhạc một cách hứng thú, tự nhiên.
 Bên cạnh những cái đạt được ở trên thì cũng còn rất nhiều mặt hạn chế 
như: Một số giáo viên chưa nắm bắt được đặc trưng phương pháp bộ môn, khả 
năng hát cũng như thể hiện tính truyền cảm của âm nhạc còn chưa tốt, chưa 
truyền tải hết giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của một tác phẩm đến với trẻ. 
Mặt khác một số trẻ hát còn mang tính tự do, truyền khẩu, hát sai nhạc, phát âm 
chưa tốt, rụt rè, nhút nhát, ngại đứng trước đám đông. 
 Từ những thực tế đó bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để 
giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, hứng thú, không gò bó mà 
vẫn lĩnh hội được kiến thức một cách trọn vẹn tôi đã tìm ra “ Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi”, với 
những mong muốn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn về mọi mặt, đặc 
biệt là về phát triển thẩm mỹ.
* Thực trạng trước khi thực hiện biện pháp
- Thuận lợi:
 + Lớp tôi luôn nhận được sự quan tâm,chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo 
Dục.
 + Ban giám hiệu luôn quan tâm đến công tác giảng dạy của giáo viên nên 
đã tham mưu, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi như: Máy chiếu, 
 1/15 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi
vẹn. Chính vì thế bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu tìm tòi tài 
liệu có liên quan như: Tạp chí giáo dục âm nhạc mầm non, xem trên vô tuyến, 
các loại sách giáo dục âm nhạc, các tài liệu chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên. 
Đặc biệt là không ngừng nghiên cứu sách “Hướng dẫn tổ chức thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non” cho trẻ 4 - 5 tuổi của nhà xuất bản giáo dục 
Việt nam. Khi đã có tài liệu nghiên cứu giúp tôi có kiến thức vững vàng hơn 
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
 Ngoài việc đầu tư cho nghiên cứu tài liệu thì tôi còn tham mưu với ban 
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để tổ chức sinh hoạt tổ, trao đổi với nhau 
về các phương pháp dạy học tích cực và đổi mới, tổ chức dạy thực nghiệm bộ 
môn âm nhạc cho đồng nghiệp dự giờ, tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng 
tiết dạy có hiệu quả.
 Hình ảnh: Trao đổi với đồng nghiệp phương pháp tổ chức hoạt động 
 âm nhạc trong buổi sinh hoạt chuyên môn
 * Luyện giọng hát cho cô và trẻ.
 - Luyện giọng hát:
 Muốn tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ đạt kết quả cao thì đòi hỏi 
 người giáo viên phải có sự rèn luyện, trước hết là rèn luyện cho chính bản thân 
 mình có một giọng hát nhẹ nhàng truyền cảm, hát đúng nhạc, đúng nhịp, đúng 
 giai điệu, cao độ và trường độ. Nhưng để làm được điều đó thì rất cần sự chịu 
 3/15 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi
 Hình ảnh: Cô luyện giọng cho trẻ
* Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động:
 - Đổi mới phương pháp:
 Quá trình đổi mới phương pháp dạy trẻ làm quen với bộ môn âm nhạc 
đòi hỏi người giáo viên phải biết linh hoạt, sáng tạo khi sử dụng các nhóm 
phương pháp trong một tiết dạy để phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp 
và trình độ nhận thức cũng như mức độ hứng thú của trẻ. 
 Giáo viên có thể chọn một nội dung xuyên suốt trong 1 giờ học không 
cần dạy theo thứ tự dạy hát,hay nghe hát....
 Giáo viên không nhất thiết phải chọn 1 nội dung chính, 2 nội dung kết 
hợp. Tuỳ theo khả năng của cô và trẻ.
 Trong hoạt động âm nhạc giáo viên không nhất thiết phải giảng nội dung 
của bài hát. Có thể giảng hoặc không.
 Một phương pháp khá thành công và đã được tôi áp dụng đó là phương 
pháp dùng tình cảm khích lệ và nêu gương . Những trẻ được cô và các bạn khen, 
tuyên dương sẽ có thêm tự tin, mạnh dạn và có sự hào hứng mong chờ để được 
tham gia vào hoạt động âm nhạc ở những lần sau. Mặt khác với những trẻ yếu 
tôi cũng đã tìm cách động viên để trẻ không hụt hẩng mà trẻ sẽ cố gắng để được 
 5/15 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi
 Hình ảnh: Giờ học âm nhạc
* Hiệu quả của biện pháp:
 Sau khi tôi đưa một số biện pháp trên áp dụng vào việc dạy hoạt động âm 
nhạc cho trẻ lớp tôi. Cuối năm học tôi tiến hành tổng kết lại kết quả mình đã áp 
dụng thu được kết quả khả quan như sau:
- Về phía trẻ: 
 Đa số trẻ đã trở nên nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn sáng tạo trong mọi hoạt 
động cụ thể là các cháu có tính nhút nhát như :Ngọc Bích, Phương Linh, Tài 
Phong, Tài Phước. cuối năm học các cháu có sự thay đổi về kỹ năng âm nhạc 
như cháu hát rõ lời, đỡ ngọng hơn, mạnh dạn thể hiện trước đông người.
 Trẻ hứng thú và tích cực thể hiện khả năng âm nhạc. Đa số trẻ đã tự tin 
và mạnh dạn khi tham gia biểu diễn văn nghệ cũng như yêu thích các bài hát, 
điệu múa mà cô giáo đã tập cho.
 Các cháu đã thuộc các bài hát trong và ngoài chương trình. Đồng thời khả 
năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được nâng cao, thể hiện qua từng giai điệu, tiết 
tấu và cách sử dụng dụng cụ âm nhạc.
 Mặt khác những trẻ có kỹ năng âm nhạc tốt ngày càng nhiều và nhiều trẻ 
tham gia trong đội tuyển văn nghệ của trường. 
 7/15 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi
 9/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_don.doc