Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tốt môn tạo hình tại lớp 4-5 tuổi C điểm trường chính trường Mầm non Tân Yên
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tốt môn tạo hình tại lớp 4-5 tuổi C điểm trường chính trường Mầm non Tân Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy tốt môn tạo hình tại lớp 4-5 tuổi C điểm trường chính trường Mầm non Tân Yên
PHÒNG GD – ĐT HÀM YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN TÂN YÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Yên, ngày 02 tháng 12 năm 2019 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM * SƠ LƯỢC LÍ LỊCH Họ và tên: HOÀNG THỊ KHUYÊN Ngày tháng năm sinh: 28/ 08/ 1991 Năm vào ngành: 2012 Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nhiệm vụ được giao năm học 2019 – 2020: Dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi C điểm trường chính. * TÊN SÁNG KIẾN “BIỆN PHÁP DẠY TỐT MÔN TẠO HÌNH TẠI LỚP MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI C ĐIỂM TRƯỜNG CHÍNH TRƯỜNG MẦM NON TÂN YÊN” I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện: Trẻ biết yêu cái đẹp, có cảm xúc trước cái đẹp, có lòng yêu thương con ngườitheo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì tạo hình là một trong những môn học giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và cũng góp một phần lớn trong việc giáo dục cho trẻ. Hoạt động tạo hình còn là nền tảng cho sự phát triển nhân cách trẻ, phát triển năng lực về “đức - trí - thể - mỹ”. - Hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với các đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cụccủa bức tranh, thông qua đó phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Là người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy, chính vì vậy mà tôi muốn chọn đề tài “Biện pháp dạy tốt môn tạo hình” tại nhóm lớp tôi phụ trách. 1 Trẻ em là mầm non là tương lai của đất nước vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non rất là quan trọng. Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực. Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ trước cái đẹp, biết yêu cái đẹp và điều đó đã thu hút hứng thú cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh. Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn cho trẻ mầm non. Vì khi trẻ hoạt động tạo hình là phải dùng công sức của mình để tạo ra sản phẩm, góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Bản thân tôi được thực tế giảng dạy trên lớp và được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua các tiết dạy tôi nhận thấy rằng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học môn tạo hình của trẻ, học sinh chưa hứng thú với hoạt đông tạo hình. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy mình phải tìm tòi nghiên cứu để có thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đặc biệt là giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình để từ đó trẻ yêu thích hăng say vào hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng quan sát thông qua việc vẽ, xé dán, nặn và hình thành cho trẻ một số kỹ năng cơ bản như: tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phân biệt màu và sử dụng màu sắc, cách chia đất, cách xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, cách dán phết hồ, dán tranh đúng với bố cục hài hòa và hợp lý.(Trích tài liệu tâm lý học trẻ em của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết) Trên đây là cơ sở lí luận để tôi xây dựng và lựa chọn biện pháp dạy tạo hình cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. - Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi C điểm trường chính. Do về phía giáo viên chưa được đào tạo qua các trường dạy vẽ. Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ riêng cho hoạt động tạo hình còn hạn chế, như các tác phẩm đẹp còn chưa có. Chính vì vậy các cháu không được làm quen 3 xem chúng bơi như thế nào, các con cá bơi ở gần hình dáng so với các con cá bơi ở xa có gì khác biệt. Trẻ biết được con cá ở gần thì to, con cá ở xa thì nhỏ, quan sát đàm thoại đầu cá hình gì, thân cá hình gì? . Rèn cho trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo. Tạo cho trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hứng thú, say mê để trẻ tạo ra sản phẩm đẹp phong phú đa dạng. Khi trẻ xé dán đàn cá cô tích hợp nhạc bài hát cá vàng bơi để trẻ thoải mái vui vẻ tạo ra sản phẩm. * Khi hướng dẫn cùng trẻ trao đổi bố cục bức tranh: - Để trẻ tích cực sáng tạo trong giờ hoạt động tạo hình trong các tiết vẽ theo ý thích, tiết vẽ theo đề tài tôi không bao giờ vẽ mẫu. Bởi vì nếu cô vẽ mẫu cho trẻ sẽ làm mất đi những cảm hứng đã có. Tôi luôn gợi ý bằng các câu hỏi, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và thực hiện, tôi luôn khuyến khích động viên trẻ giúp trẻ sáng tạo trong khi thực hiện bài của mình. VD: Trong khi cho trẻ quan sát vườn cây ăn quả cô cùng trẻ trao đổi về hình dáng cấu tạo của cây, cây bóng mát, cây ăn quả, thân cây mầu gì, lá cây màu gì và khuyến khích trẻ tự nêu ra đặc điểm. Như vậy cô đã rèn cho trẻ trí tưởng tượng sáng tạo và khả năng thể hiện ý tưởng của mình. VD: Trẻ vẽ vườn cây có nhiều màu sắc, có cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp cô gợi ý cho trẻ thấy hôm nay thời tiết như thế nào từ đó trẻ chú ý quan sát hiện tượng thời tiết sau đó trẻ sáng tạo vẽ thêm ông mặt trời đang tỏa ảnh nắng, có thêm các bạn nhỏ đang nhổ cỏ tưới cây. VD: Khi vẽ ngôi nhà trẻ biết kết hợp thân nhà là hình chữ nhật, mái nhà là hình tam giác, cửa sổ là hình vuông. Khi nặn các con vật trẻ biết các bộ phận của chúng như: Đầu gà là hình tròn nhỏ, mình gà là hình tròn to, sau đó nặn thêm các bộ phận như “Mắt, mỏ, chân”. Dạy trẻ xé dán ông mặt trời có mắt mũi, mồm đang mỉm cười, trẻ biết xé các mảnh giấy vụn thành bông hoa, con cá, đã vẽ được bức tranh đẹp về người thân... Để dạy tốt môn tạo hình, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng cách thông qua các hội thi, mời phụ huynh đến dự, qua đó các bậc phụ huynh sẽ hiểu được tầm quan trọng của môn tạo hình đối với trẻ. VD: Sắp đến ngày tết cho trẻ vẽ một bức tranh về ngày tết, đem về tặng ông bà, bố mẹ. Khi phụ huynh đến lớp đưa đón trẻ giáo viên cần trao đổi về phương pháp 5 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Để thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp dạy tốt môn tạo hình tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi C điểm trường chính trường mầm non Tân Yên”. Điều trước tiên giáo viên cần phải nắm được các bước cơ bản của một tiết dạy tạo hình. Muốn dạy tốt môn tạo hình đạt kết quả cao người giáo viên phải được củng cố nâng cao thêm về kiến thức, kỹ năng thực hành, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức phương pháp để giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Muốn dạy tốt hoạt động tạo hình, cô luôn luôn gần gũi quan tâm theo dõi trẻ, để hiểu được tâm tư tình cảm sở thích của từng trẻ, động viên khuyến khích những trẻ còn yếu kém, hướng dẫn chỉ bảo trẻ ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên phải biết tích hợp các môn học trong hoạt động tạo hình, phải có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình. Cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để tạo điều kiện cho trẻ sống trong môi trường lành mạnh, được tiếp xúc với cái đẹp, từ đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống, kích thích trí tò mò, óc sáng tạo từ đó trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp, giúp trẻ hào hứng tham gia các hoạt động ở trường mầm non cũng như ở nhà. 2. Kiến nghị: Sau khi áp dụng sáng kiến “ Biện pháp dạy tốt môn tạo hình tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi C điểm trường chính trường mầm non Tân Yên” tôi thấy muốn cho trẻ học tốt môn tạo hình phải có nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đẹp vì vậy tôi rất mong các cấp nhà trường quan tâm, giúp đỡ đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh đẹp để cho các cháu có đủ đồ dùng để học tập đạt kết quả cao. Trong thời gian tới rất mong Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cho phép đưa sáng kiến vào áp dụng tại các lớp mẫu giáo nhỡ, trường mầm non Tân Yên. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong hoạt động dạy trẻ học môn tạo hình tại nhóm lớp tôi đang phụ trách. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo Tôi xin trân thành cảm ơn! 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_tot_mon_tao_hinh_tai_lop.doc