SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các góc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các góc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các góc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON. Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tác giả : Dương Thị Phấn Đơn vị công tác : Trường MN Nhân Chính Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2021 – 2022 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là học thông qua hoạt động vui chơi. Qua vui chơi, không những hình thành cho trẻ óc sáng tạo, tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Vì vậy, nếu góc hoạt động được tổ chức tốt thì sẽ kích thích trẻ tham gia vui chơi, tạo ham muốn khám phá, mở mang kiến thức về thế giới xung quanh. Khi tham gia các góc hoạt động, trẻ được thực sự làm chủ những gì trẻ biết tức là trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu cầu chơi. Trong thực tế hiện nay ở các trường mầm non, đa số giáo viên đã biết thiết kế và tổ chức hoạt động góc phù hợp và đã tạo môi trường thuận lợi cho trẻ chơi, học, trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các góc chơi và đã phát triển về tất cả các mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên ở trường, cơ sở vật chất chưa đủ, một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về ích lợi khi thiết kế góc chơi mở, sáng tạo, phù hợp với trẻ nên việc thiết kế cũng như tổ chức góc hoạt động cho trẻ mẫu giáo chưa tích cực, chưa tự giác. Vẫn áp dụng hình thức giáo dục coi người dạy làm trung tâm chứ không phải người học. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, tôi đã tiếp cận phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ có môi trường hoạt động hiệu quả, sáng tạo qua đó phát triển thế mạnh của mỗi trẻ. Do vậy, để quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả, giáo viên mầm non cần phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt, trong đó việc thiết kế các góc hoạt động giữ vai trò quan trọng. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi xin mạnh dạn giới thiệu với các đồng nghiệp sáng kiến về “Một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các góc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”. II. Mục đích nghiên cứu: Thiết kế và tổ chức các góc hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. III. Phạm vi nghiên cứu 42 cháu 5- 6 tuổi lớp mẫu giáo Lớn số 3 trường mầm non Nhân Chính. IV. Thời gian nghiên cứu Tôi đã nghiên cứu và ứng dụng từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2022 4 - Đồ dùng chưa phong phú, chưa có sự sáng tạo, đa số là các đồ chơi có sẵn, được sản xuất hàng loạt và bằng chất liệu nhựa, chưa có nguyên liệu tự nhiên. - Cha mẹ học sinh vẫn coi nhẹ việc vui chơi và chưa quan tâm đến khả năng của con em mình. - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động. - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, trẻ đến trường còn bị gián đoạn. Trước khi thực hiện đề tài tôi đã nhận thấy rằng, trẻ thể hiện ra là mình rất thích chơi. Tuy nhiên, trẻ chỉ hứng thú được một khoảng thời gian ban đầu sau đó trẻ chán nản, muốn sang góc khác chơi hoặc ngồi một chỗ. Tôi cũng đã nhận thấy, trẻ có biểu hiện như vậy là do thiếu đồ chơi, đồ chơi quá quen thuộc, không đạt được nhiều công dụng khiến trẻ nhàm chán, không bộc lộ được cảm xúc và khả năng của bản thân. Chính vì vậy tôi cũng tiến hành một cuộc điều tra và thu nhận lại được kết quả sau: 2.3. Kết quả khảo sát học sinh đầu năm học tháng 9/2020. Tổng số trẻ được khảo sát: 42 trẻ. Kết quả Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia các góc STT Đạt Tỉ lệ hoạt động (%) 1 Chưa hứng thú 20/42 48 2 Hứng thú 19/42 45 3 Rất hứng thú 3/42 7 Qua nghiên cứu tôi nhận thấy, muốn gây được sự tập trung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các góc hoạt động, khơi dậy được trí tò mò, ham hiểu biết, trẻ tự tin mạnh dạn, bộc lộ khả năng của bản thân thì cần phải dựa vào đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức của trẻ và phương pháp tổ chức hoạt động theo hình thức lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì vậy dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 1. Tạo các góc hoạt động khoa học, hợp lý. 2. Trang trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong góc phù hợp, thuận tiện. 3. Sử dụng nguồn nguyên liệu phong phú, hấp dẫn. 4. Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. 5. Kết hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao 3. Các biện pháp thực hiện. 3.1. Tạo các góc khoa học, hợp lý: Trẻ mầm non tham gia hoạt động không chỉ ở trong môi trường lớp học mà còn ở môi trường bên ngoài lớp học. Chính vì vậy, khi áp dụng quan điểm 6 + Mảng tường cung cấp tri thức là phần không gian trang trí cố định để làm mẫu giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh và học tập. Nhìn vào mảng này trẻ biết đây là góc gì? Và chơi theo chủ đề nào? + Mảng thứ 2 là mảng mở, mảng này là nơi trẻ được hoạt động theo sở thích cá nhân phù hợp với chủ đề chơi ở mỗi giai đoạn, đồ chơi và các đồ dùng ở các góc tôi để vào rổ, hoặc để trong các hộp tự làm để sát tường tại góc đó để trẻ dễ lấy, dễ hoạt động 3.1.2. Môi trường ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Khi bố trí các góc/khu vực hoạt động ngoài trời cần lưu ý: + Các góc/khu vực hoạt động ngoài trời cần được xác định rõ ràng, phân chia phù hợp như các sảnh ở các tầng: Tạo góc chơi steam, mon (Phụ lục: Hình 4, Hình 5, Hình 6) 3.2. Trang trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong góc phù hợp thuận tiện. - Các góc chơi được trang trí bằng hình ảnh gần gũi, đẹp như: hoa, chong chóng sử dụng màu sắc phù hợp tránh lòe loẹt, hình ảnh chi chít, không đúng trọng tâm. - Các góc họat động trang trí và bày đồ chơi theo chủ đề sự kiện phù hợp trong tháng. + Các góc chơi cũng cần có bảng hướng dẫn chơi mẫu, bảng cài kí hiệu người chơi trong góc và nội quy góc chơi. + Đặt tên các góc phải đơn giản, gần gũi, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề sự kiện là Ngày gia đình Việt Nam thì góc xây dựng có thể đặt “Ngôi nhà hạnh phúc” nhưng khi sang chủ đề Ngày Tết Nguyên Đán góc xây dựng có thể đặt “Chợ hoa Xuân”. + Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ. + Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn dán, số nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. + Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Không cất đồ chơi vào trong tủ để trưng bày, vào túi cho mới. Không treo lên cao, dán lên tường quá tầm với của trẻ hay để ở nơi thiếu ánh sáng. + Đồ dùng, học liệu được bày biện bắt mắt, hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia 8 Tuy nhiên không áp đặt là nguyên liệu này thì để chỉ dùng cho góc này mà có thể luân phiên các góc để nâng cao hiệu quả sử dụng. Ví dụ: Góc tạo hình sử dụng lá cây khô, vỏ ngao để vẽ lên, đĩa CD để làm các con vật, vải, bông Góc xây dựng dùng hột hạt, sỏi, hộp giấy. Góc toán dùng hột hạt, len, bông để trang trí cho chữ số rỗng. - Tôi nghĩ những vật liệu tuy đơn giản và rất dễ tìm trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Chỉ cần giáo viên chịu đầu tư thời gian tâm huyết thì những vật vô tri vô giác sẽ trở lên có hồn và thu hút trẻ tham gia khám phá. (Phụ lục: Hình 8) 3.4. Tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia hoạt động: - Giáo viên cần kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động bằng cách tạo các tình huống có vấn đề cho trẻ tham gia hoạt động. - Tạo cơ hội cho trẻ quan sát các góc để trẻ tự hoạt động: Giáo viên cần linh hoạt lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ giáo dục qua cách sắp xếp, bố trí, tổ chức góc hoạt động cho trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi, các thiết bị dạy học được sắp xếp dưới dạng mở từ đó kích thích tính tò mò, thích khám phá, tìm tòi và trải nghiệm ở trẻ. - Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của trẻ, tuyệt đối không can thiệp thô bạo vào trò chơi của trẻ, hoặc bắt trẻ chơi theo ý mình. Thông qua đàm thoại đặt câu hỏi, cô có thể nhập vai vào trò chơi để gợi ý, mở rộng trò chơi cho trẻ một cách hợp lý. - Giáo viên để trẻ tự lựa chọn góc mà mình muốn chơi. Khi kết thúc, trẻ làm sạch các vật liệu đang sử dụng, sau đó lại tự chọn một góc, nơi có không gian cho trẻ chơi. - Giáo viên thay đổi vật liệu trong các góc thường xuyên để khuyến khích, thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. Giáo viên thêm vật liệu mới để đáp ứng với những tình huống mà trẻ tham gia vào, thêm các vật liệu phức tạp hơn để trẻ hứng thú khám phá, tìm tòi theo ý thích của mình. - Tổ chức hoạt động góc hợp lý tạo cơ hội cho trẻ tự chọn những hoạt động mình thích, trẻ tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết “tự chịu trách nhiệm” với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại của mình trong quá trình chơi. Dần dần trẻ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình. - Khi trẻ đã biết chơi nghĩa là trẻ đã nắm được vai chơi, thao tác chơi thì giáo viên là người động viên, khuyến khích trẻ chơi. Khi trẻ chơi giáo viên luôn quan sát, kịp thời giúp đỡ trẻ khi trẻ cần. Lúc bắt đầu chơi, giáo viên phải tập 10 bức tranh giống nhau), vải vụn làm rối tay Sử dụng chính những đồ dùng tưởng chừng như bỏ đi để làm được đồ chơi, tôi tin rằng trẻ sẽ rất hứng thú. Ở bảng tuyên truyền của lớp tôi cũng thông báo đến cha mẹ học sinh kế hoạch tổ chức các hoạt động của lớp để vận động cha mẹ học sinh đóng góp các nguyên vật liệu cần thiết cho các chương trình, hội thi, hoạt động học. Ví dụ: Trong chủ đề sự kiện Ngày Trung Thu thì cô vận đông cha mẹ học sinh mang lõi giấy vệ sinh, ống hút Milo để cho các con làm đồ chơi Trung thu. Trong các buổi họp cha mẹ học sinh, tôi cũng nêu gương một số cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực giúp đỡ các cô và các con và cũng cho cha mẹ học sinh xem hình ảnh chụp khi các con hoạt động với đồ dùng- học liệu mà cha mẹ học sinh mang tới trong các hoạt động. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Quá trình thực hiện với các biện pháp và cách làm trên, việc tạo một môi trường hoạt động tôi đã đạt được rất nhiều kết quả phấn khởi: 4.1. Với giáo viên. - Giáo viên chủ động, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động. - Giáo viên nắm vững được phương pháp tổ chức, cách thiết kế góc hoạt động vui chơi cho trẻ, khả năng hướng dẫn hoạt động của giáo viên ngày một tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của trẻ và sự đổi mới của chương trình giáo dục. - Linh hoạt sáng tạo hơn trong việc tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ. - Cô và trẻ giao tiếp cởi mở, cô có thể hoà mình vào thế giới của trẻ. - Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sưu tầm và sáng tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo phong phú, đa dạng và có thẩm mỹ. 4.2. Với trẻ. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, cởi mở khi tham gia các hoạt động ở lớp và khi giao tiếp với bạn bè, cô giáo, những người xung quanh. - Trẻ sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp thể hiện sự sáng tạo. - Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm cho nên kinh nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng sâu đậm trong trẻ và cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ có hứng thú tham gia chơi. - Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động ở trường lớp mầm non tăng so với đầu năm học. Trẻ đã chủ động, tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động. Qua đó phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ. 12 PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc vận dụng sáng tạo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vào tổ chức các hoạt động cho trẻ là cần thiết. Đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem mỗi cá nhân người học- với những phẩm chất năng lực riêng của mỗi người- vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó. Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự hoạt động mạnh mẽ có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ban, nghành và đội ngũ giáo viên. Sử dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tấm sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh dẫn tới giải quyết tốt vấn đề nhân lực đầu ra,đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội hiện nay. 2. Kiến nghị: * Đối với nhà trường: - Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để hiểu về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. - Giáo viên luôn sáng tạo và đổi mới hình thức dạy học để học sinh tiếp thu một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất mà không mang nặng tính giáo điều. - Giáo viên cần nghiên cứu và xây dựng các bài tập mang tính sáng tạo, tình huống để trẻ suy nghĩ và tìm ra đáp án chính xác nhất. - Giáo viên không nên máy móc và hình thức, phải biết lựa chọn mức độ thích hợp với với năng lực của cá nhân trẻ, phù hợp với điều kiện của trẻ. - Giáo viên phải luôn quan sát đến đối tượng trẻ mà mình đang dạy để có phương pháp giáo dục thích hợp. - Giáo viên phải luôn bổ sung vốn kiến thức cơ bản của các môn học đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua tài liệu, sách, báo - Giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho việc dạy và học. * Đối với cán bộ giáo viên: - Đầu tư trang thiết bị hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính, đồ dùng bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, xốp ), dụng cụ làm thí nghiệm - Cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để tạo môi trường cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất. - Tổ chức chuyên đề để giáo viên hiểu và vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. - Tăng cường tài liệu tham khảo cho giáo viên. - Cử giáo viên tham dự các lớp tập huấn.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_cac_goc_hoat_don.docx