SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 tại nhà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 tại nhà
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT NỐI VỚI PHỤ HUYNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC-GIÁO DỤC TRẺ 3-4 TUỔI TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID-19 TẠI NHÀ Lĩnh vực/Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Phượng Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nhân Chính Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2021 - 2022 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của nhà trường, cô giáo ở mỗi cấp học, quan trọng nhất là cấp học Mầm non. Do đó, giáo dục trẻ luôn đòi hỏi phải có sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, đặc biệt là sự kết nối giữa phụ huynh với giáo viên trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại lớp học hay khi ở nhà. Trước tình hình dịch bệnh covid vẫn đang tăng cao và kéo dài, trẻ nghỉ học ở nhà phải làm sao để việc kết nối với gia đình trẻ trong chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Việc kết nối giữa nhà trường với gia đình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, kết nối là một cộng đồng giáo dục có sự gắn kết, tương tác và là nền tảng cho môi trường giáo dục thông minh trong thời đại mới. Mô hình giáo dục thông minh cần sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - học sinh, tạo điều kiện cho việc đổi mới phương thức tương tác, tiếp cận thông tin, cùng đóng góp ý kiến để hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Để đưa chương trình chăm sóc hướng dẫn các bậc phụ huynh về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ giao tiếp ứng xử cũng như trẻ có sức khỏe tốt để phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid đang diễn biến hết sức phức tạp, trẻ không được đến trường mà phải nghỉ tại nhà. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ mà không bị kiến thức và kỹ năng của trẻ bị mai một. Có nhiều hình thức kết nối khác nhau, tất cả các hình thức này đều đòi hỏi sự gắn kết, liên kết chặt chẽ với nhau thì mới mang lại kết quả mong muốn. Giáo viên cũng như phụ huynh đều phải nâng cao trình độ nhận thức, phương pháp kết nối để đáp ứng nhu cầu dạy học trong thời đại 4.0 này. Kết nối qua Zoom dạy học trực tuyến online, thực hiện mô hình chuyển đổi số trong việc quay video clip dạy học offline, thông qua các phần mềm website, zalo, facebook, messenger, padlet, google forms.Xuất phát từ những lí do trên tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và đã triển khai tại lớp MGB số 3 trong năm học 2021 - 2022 với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 tại nhà”. 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học Mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ khác nhau. Dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để các bậc phụ huynh ngày càng có nhận thức tiến bộ và đúng đắn về cách chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Trước tình hình dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cô và trò khi đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trong thời điểm khó khăn ấy, hình thức xây dựng video để truyền tải những nội dung chăm sóc giáo dục trẻ cho đến phụ huynh trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc dạy học của nhà trường. Đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong, giảng dạy, hội nhập với xu hướng chung của xã hội. Nhận thức được vấn đề trên. Tôi trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để tìm ra giải pháp để phụ huynh cùng hướng dẫn, đồng hành cùng trẻ để trẻ không bị gián đoạn kiến thức, các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con cái của họ. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. II. Cơ sở thực tiễn. Trong những năm học trước, việc trao đổi với phụ huynh thường được thông qua giờ khi phụ huynh đưa đón trẻ hay những buổi tối qua gọi điện, nhắn tin để trao đổi những thông tin của cá nhân trẻ, tình hình học tập, vui chơi, sức khỏe. Trong giai đoạn này, khi dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, trẻ nghỉ học ở nhà để gia đình chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc chăm sóc và giáo dục trẻ chưa được nhiều phụ huynh quan tâm vì do công việc bận, một số trẻ về quê ở với ông bà, hoặc bố mẹ không có chuyên môn sâu. Nhiều gia đình việc học hành chăm sóc lại do anh chị quản lý vì vậy việc sát sao dạy dỗ trẻ gặp 6 BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Đối tượng tham gia: Phụ huynh trẻ lớp MGB 3 Đầu năm Số TT Tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt trẻ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ % trẻ % Nắm được các thông tin ở 1. 12 30 % 28 70% lớp nhanh chóng, kịp thời. Thường xuyên trao đổi, kết nối với giáo viên về các hoạt 2 15 37,5% 25 62,5% động của con, của tập thể lớp Tham gia cùng con trong 3 các nội dung chăm sóc – 12 30% 28 70% giáo dục. Sử dụng, tích cực tham gia ý 40 kiến tại nhóm group để liên 4 14 35% 26 65% lạc với giáo viên về tình hình hoạt động lớp. Tích cực tham gia vào các 5 hoạt động sự kiện, phong 15 37,5% 25 62,5% trào thi đua của lớp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối với 6 7 17,5% 33 82,5% giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ Qua bảng khảo sát tôi nhận thấy các tiêu chí chưa đạt chiếm tỷ lệ cao. Chính vì vậy, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm cách nào để có thể kết nối phụ huynh với các hoạt động của lớp và tôi đã đưa ra được một số giải pháp để nâng cao được hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid tại nhà. 8 tôi thường xuyên đăng tải các hình ảnh, video về biện pháp 5K cho trẻ xem. Bên cạnh đó, với những hình ảnh, video về vệ sinh đôi bàn tay đúng cách cũng được tôi thường xuyên đăng tải lên nhóm zalo của lớp để ba mẹ thường xuyên hỗ trợ cho các con. Cung cấp kiến thức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách theo 6 bước và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. (Phụ lục hình ảnh 4). Để thu hút được sự chú ý quan tâm, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo cùng với nhà trường truyền tải đến cho phụ huynh nắm bắt mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hằng ngày. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường cũng như các cô giáo thường xuyên trò chuyện, trao đổi về tình hình sức khỏe, chia sẻ những chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cũng như những hoạt động của của trẻ ở nhà đến phụ huynh . (Phụ lục hình ảnh 5) Mặc dù trẻ không đến lớp nhưng bố mẹ vẫn thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cô giáo ở mọi thời điểm như là ở lớp hoặc giai đoạn trẻ nghỉ dịch ở nhà, sự nhiệt tình tâm huyết của giáo viên thì phụ huynh rất vui và hài lòng. Niềm vui của phụ huynh cũng là động lực của giáo viên. Sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên ngày càng trở nên thân thiết và chặt chẽ. Đó cũng chính là tiền đề cho tôi phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những khoảng thời gian tiếp theo. 2. Giải pháp 2: Đổi mới hình thức, nội dung, kết nối với phụ huynh khi trẻ nghỉ dịch tại nhà. Trong các năm học như những năm học trước trẻ được đi học trực tiếp, việc trao đổi tình hình của trẻ, những chế độ dinh dưỡng, nội dung chương trình học của trẻ thường được các cô giáo viên tuyên truyền, phổ biến trực tiếp qua bảng thông tin ở lớp gồm có các văn bản, công văn, thông báo, chương trình học, phiên chế chương trình, kế hoạch tháng, bảng theo dõi cân đo trẻ, văn bản tuyên truyền về dịch bệnh cách phòng tránh. Hoặc là sự trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ. Nhiều khi giờ đón trả trẻ phụ huynh đông giáo viên cũng không kịp trao đổi hết đến từng phụ huynh được. Với tình hình dịch bệnh ngày càng tăng cao, trẻ nghỉ phòng dịch ở nhà, nhưng với việc không đến lớp không có nghĩa là trẻ ngừng học. Chính vì vậy, hoạt động kết nối trực tuyến các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là một việc rất cần thiết.(Phụ lục hình ảnh 6). Chia sẻ hoạt động giáo dục cũng như chế độ chăm sóc con trong mùa dịch qua kênh zalo, padlet, các buổi trò chuyện, gặp mặt qua zoom và qua các video 10 Khi các con chuẩn bị học về chủ đề “Tết trung thu” tôi nhắn tin trên nhóm zalo của lớp nhắc mỗi phụ huynh hãy sưu tầm và chuẩn bị cho con những nguyên liệu như: giấy, hồ, hoa quả có liên quan đến trung thu, rồi phụ huynh chia sẻ, cung cấp thông tin cho con hiểu về ngày Tết trung thu cũng như các hoạt động có trong ngày Tết trung thu để con trải nghiệm làm, hiểu được ý nghĩa của ngày Tết trung thu. Rồi trẻ được trình bày về sản phẩm mình tạo ra. Qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phần nào những kiến thức của con mình cần học trong chủ đề và luôn có sự kết nối với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào các hoạt động của lớp. (Phụ lục hình ảnh 12) Để có thể nâng cao hiệu quả giáo dục kết nối giữa phụ huynh với các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi tại nhà, bản thân tôi nghĩ điều quan trọng là mình phải đổi mới hình thức, nội dung trao đổi, kết nối với phụ huynh dựa vào tình hình thực tế. Đổi mới hình thức, nội dung kết nối sẽ tạo nên sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa giáo viên - phụ huynh - trẻ từ xa khi không gặp trực tiếp hàng ngày được. Hình thức này giúp cho bố mẹ bạn nào bận công việc, đi công tác cũng đều theo dõi được quá trình học tập của con mình để trao đổi với các cô giáo. Trẻ vẫn nắm được các kiến thức, kỹ năng khi không được đến trường. Việc đổi mới hình thức, nội dung kết nối tạo nên sự tương tác, đồng thuận rất lớn từ phía gia đình trẻ. Không chỉ dừng lại ở việc dạy học trên lớp, thông qua việc kết nối trực tuyến giúp phụ huynh nắm bắt được nhiều hơn về khả năng, sở thích để có kế hoạch dạy dỗ chăm sóc con mình. Có nhiều thời gian dành cho con hơn trong các hoạt động học, chơi tại nhà mà vẫn đảm bảo kiến thức trong năm học cho con. 3. Giải pháp 3: Thực hiện mô hình chuyển đổi số công tác hướng dẫn phụ huynh cùng cô chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà thông qua video clip hướng dẫn các hoạt động học, các hoạt động khác Ở những năm học trước chúng tôi thường dạy trẻ qua các hoạt động học trên lớp, kỹ năng sống trong phiên chế chương trình học, tuyên truyền qua bảng tin hay trong giờ đưa đón trẻ. Những tiết học trên lớp thường được giáo viên lưu lại bằng các hình ảnh trong giờ học, phụ huynh không nắm được chi tiết của từng buổi học. Vì vậy, với phương châm muốn việc giáo dục trẻ được gắn kết chặt chẽ hơn nữa với phụ huynh tôi thay đổi phương hướng kết nối thông qua mô hình chuyển đổi số công tác hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ qua video clip hướng dẫn các hoạt động học, các hoạt động khác. Để thực hiện được các video clip, giáo viên các khối cùng xây dựng với khối trưởng, có sự thống nhất của tổ trưởng chuyên môn, bam giám hiệu để từ 12 ngày của con ở lớp và đặc biệt phụ huynh sẽ phát hiện ra con được hoạt động như thế nào. Từ đó phụ huynh cũng sẽ có những chia sẻ, phản hồi ngược lại với giáo viên. Những video hay sẽ được các bậc phụ huynh sẽ gửi lên zalo, padlet nhóm lớp để các bố mẹ tham khảo và động lực cho các con khác quay tiếp. So với những năm học trước các con đã có các hoạt động khác vô cùng mới mẻ và bổ ích. Điều này làm cho phụ huynh và các trẻ vô cùng phấn khởi, thấy ý nghĩa quan trọng của cuộc thi, tích cực tham gia, hưởng ứng và tương tác lại. Tuy công việc bận rộn nhưng phụ huynh đã bớt chút thời gian để quay được các đoạn video clip cho con ở nhà. (Phụ lục hình ảnh 14) Mỗi video chỉ kéo dài có vài phút nhưng lại mất rất nhiều thời gian từ lúc lên ý tưởng, xây dựng giáo án và hoàn thiện. Nội dung của những video xây dựng tập trung hướng dẫn một số kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; những trò chơi vận động, và giáo dục kỹ năng sống; làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu gần gũi, dễ tìm ở nhà Những video tôi xây dựng đều được các cấp chuyên môn phê chuẩn, nhà trường gửi lại cho giáo viên để chuyển đến phụ huynh bằng nhiều hình thức như zalo nhóm lớp, đăng trên facebook của trường.Từ lần đầu “lên hình” bỡ ngỡ, tôi đã thuần thục hơn ở những lần sau, nâng cao chất lượng của video, cắt, ghép, xử lý hình ảnh, xử lý hiệu ứng trên những phần mềm. Đến nay, có nhiều video chất lượng tốt như: Bé vui học toán, bé với thơ ca, kỹ năng không mở cửa cho người lạ khi ở nhà, kỹ năng bé giúp mẹ nhặt rau, gấp quần áo (Phụ lục hình ảnh 15) 4. Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối, tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ tại nhà. Trước đây việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thường được giáo viên áp dụng trong cái bài giảng điện tử powerpoint, các trò chơi trong các slide. Hay việc lập nhóm zalo riêng của lớp để để phụ huynh theo dõi các hoạt động của con tại lớp và cùng đăng các tin, bài hữu ích trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Qua group nhóm này, tất cả các hoạt động của con trong ngày, các thông báo đều được đăng tải thường xuyên, hàng ngày. Tạo điều kiện cho những phụ huynh công tác xa hoặc do đặc thù công việc không thể đưa đón con hàng ngày cũng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất. Ngày nay ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trên lớp học mà tôi còn ứng dụng trong việc kết nối với cha mẹ học sinh trong tình hình mới. Thông báo, họp phụ huynh, trò chuyện gặp mặt với phụ huynh với trẻ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_ket_noi_voi_phu_huyn.doc