SKKN Một số biện pháp trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

doc 13 trang skkn 15/01/2024 2510
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM ” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài: À ơi Con ơi con ngủ cho ngoan Ngày mai gánh vác giang sơn xây đời Con ơi con ngủ cho muồi Ngày mai khôn lớn nhớ lời mẹ ru. Làm mẹ, ai cũng ao ước con thơ khỏe mạnh lớn lên thành những người có hiếu đạo, có tài cao để giúp ích cho quê hương đất nước. Đó cũng chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bậc học mầm non. Giáo dục màm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm ngôn ngữ, tư duy, thẫm mĩ hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách trẻ. Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non thì các nhà giáo dục đều phải thừa nhận “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”. “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình hoạt động và xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Chương trình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "Học được cái gì" mà còn chú trọng "Học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, vì vậy dạy cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là phương pháp mà giáo viên cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu, đánh giá đúng và tôn trọng trẻ. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong những năm gần đây. 1 sáng tạo trong giảng dạy, nhằm hình thành và phát triển một cách toàn diện về mọi mặt cho trẻ, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình hiện nay. Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài thì bản thân còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Lớp được phân công 02 giáo viên phụ trách, các cô đều có trình độ trên chuẩn, có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong độ tuổi, tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. - Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy - Ban giám hiệu nhà trường luôn trực tiếp chỉ đạo giáo viên về chuyên môn thường xuyên dự giờ, thăm lớp, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt chú trọng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên làm việc. - Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Bản thân giáo viên luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm thông qua các bạn đồng nghiệp, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng. - Qua thực hiện chuyên đề , cùng với nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy học, lập kế hoạch đối với từng hoạt động phù hợp với độ tuổi. - Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ tốt. - Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, tôn trọng và vâng lời cô giáo. * Khó khăn: - Giáo viên tổ chức một số giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa thực sự phát huy được hết sự sáng tạo, linh hoạt của trẻ. - Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều. - Khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế. - Trẻ chưa biết giải quyết tình huống có vấn đề còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên. - Với đặc điểm sinh lý trẻ còn chưa ổn định, trẻ chưa phát triển nhiều về ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ gặp khó khăn trong cách diễn đạt. - Một số gia đình, phụ huynh quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. - Điều kiện kinh tế của gia đình trẻ đa số còn khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến việc dạy dỗ trẻ toàn diện, trẻ ít được tiếp xúc với xã hội nên nhiều trẻ nhút nhát, thiếu sự hoà đồng. Trẻ chưa tích cực tham gia hoạt động. * Khảo sát thực trạng Để nắm được cụ thể nề nếp thói quen, tính manh dạn tự tin, linh hoạt sáng tạo ban đầu của từng trẻ, vào đầu năm học tôi đã phối hợp với giáo viên các lớp tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng trong mọi hoạt động trên trẻ ở trường . Kết quả cụ thể như sau: 3 - Tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Tự học và thiết kế giáo án điện tử trong phần mềm power point. Ví dụ: Chúng ta thiết kế ô cửa bí mật với các nhân vật, chữ cái hay các con số chuyển động giúp học sinh nãy sinh sự tò mò, thích khám phá và chú ý tốt hơn. - Tham khảo tài liệu sách báo, cùng trao đổi góp ý về chuyên đề với đồng nghiệp để đưa ra những kết quả hay nhất về chuyên đề dạy học lấy trẻ làm trung tâm. *Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm. Hoạt động chủ đạo của trẻ “ Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức trong cuộc sống xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới “Lấy trẻ làm trung tâm tạo” điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển bản thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và hứng thú dựa vào khả năng của mỗi trẻ. Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiện những việc cần làm của người giáo viên. Việc lập kế hoạch giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả. Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động. Giáo viên phải hình dung được rỏ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc trong nhóm, lớp, đồng thời đưa các hoạt động vào nề nếp. Giáo viên cần lập kế hoạch thực hiện lấy trẻ làm trung tâm để xác định các nội dung phù hợp nhất đối với trẻ trong nhóm lớp mình. Qua đó, tôi có điều kiện quan tâm đến trẻ hơn, biết những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để có những tác động phù hợp. Để xây dựng được kế hoạch giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” trước hết cần hiểu rõ: * Kế hoạch giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” là: - Kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ nghĩa là căn cứ khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung. - Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động: + Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi + Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người + Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống. + Trao đổi: diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và mong muốn giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội 5 - Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì: + Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình. Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ. + Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo nhóm nhóm Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ làm quen với Hò khoan Lệ Thủy, giáo viên phải tổ chức cho cả lớp cùng hò, cùng xố, cùng đánh nhịp, sau đó cho nhóm hò, nhóm xố, nhóm đánh nhịp. Để trẻ nào cũng biết hò, biết xố, biết đánh nhịp, biết hòa mình vào hoạt động cùng cô và các bạn. + Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và trình báy ý kiến Quan tâm đến hệ thống câu hỏi Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: + Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng trong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài + Câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời. Câu hỏi này đòi hỏi tư duy nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ. Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để trả lời. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực. - Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. - Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. - Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. - Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. - Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. Ví dụ : Một số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: + Con nghĩ thể nào? + Làm sao con biết? +Tại sao con lại nghĩ như vậy? 7 - Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện, tên góc rõ ràng để tích hợp lồng ghép chữ cái. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “ Thư viện của gia đình bé” nhưng khi sang chủ đề “ thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “ Thư viện của các loại cây” - Trang trí góc trưng bày sản phẩm của trẻ: Tôi xắp xếp vị trí đủ rộng, dễ nhìn để làm góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Có hình ảnh minh hoạ ngộ nghĩnh, tên gọi gần gũi, hấp dẫn trẻ. VD: Họa sỹ tý hon, hoặc Ai khéo tay ,bé thích bài nào. Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách ( có que chỉ cho việc đọc sách ) Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những dồ chơi Điều quan trọng là giáo viên phải nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách giảng dạy phù hợp. Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học thông qua môi trường cho trẻ học tập. Môi trường ở đây không chỉ dừng lại ở trong lớp học mà tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi. *Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động vui chơi: Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ vui chơi là hoạt động chủ đạo trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, qua đó trẻ được đối thoại, xưng hô, cách ứng xữ khi sắm vai vào các nhân vật, nhiều tình huống bất ngờ, hấp dẫn thường xãy ra trong quá trình chơi, qua đó giúp trẻ rèn luyện sự sang tạo, tự tin, mạnh dạn, đồng thời hình thành thói quen hành vi văn minh giao tiếp của trẻ. Ví dụ: Qua trò chơi đóng vai : + Ở nhóm chơi “y tá - bác sĩ”: Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao? Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. + Ở nhóm chơi bán hàng: Người bán hàng biết cách chào hàng: “Cô, chú mua gì ạ?” Người mua biết cách trả giá + Trò chơi vận động: chẳng hạn như trò chơi Kéo co giúp trẻ biết đoàn kết, hòa mình cùng nhóm, kiên trì, cố gắng cùng các bạn trong nhóm mang lại chiến thắng về đội của mình. Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. * Giải pháp 5: Giáo dục ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi giao nhiệm vụ cho trẻ làm các công việc tự phục vụ như: Biết cất đồ dùng cá nhân đung nơi quy định, sắp xếp bàn ghế, dọn dẹp bàn ghế, dụng cụ học tập đúng nơi quy định. Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động ai 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_viec_to_chuc_hoat_dong_cho_tre_m.doc