SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán tại trường mầm non Bình Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán tại trường mầm non Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán tại trường mầm non Bình Minh
Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non là người trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như: Khám phá khoa học, làm quen với tạo hình, làm quen văn học, làm quen chữ cái, giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạc, làm quen với toán. Thông qua các môn học trẻ được học bằng chơi, chơi bằng trải nghiệm. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và được tiếp cận với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với toán, không những giúp học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Để dạy trẻ nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải có sự thay đổi mới trong phương pháp dạy theo hướng tích cực “ Lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ”. Trẻ tự mình khám phá, nhận xét, phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. Tại các trường mầm non hiện nay, hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi mặc dù đã được chú trọng nhưng ở một số trường nằm ở vùng khó khăn, đặc biệt là dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả cao. Thực tiễn ở trường mầm non Bình Minh tôi đang công tác, hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số. Một số hoạt động làm quen với toán còn rất tẻ nhạt, giáo viên còn lúng GV:Nguyễn Thị Tươi 1 Đơn vị: Trường MN Bình Minh Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk Nghiên cứu tài liệu tâm lý học và gáo dục học để hiểu đặc điểm tâm lý trẻ. b. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại (trao đổi với gia đình trẻ) c. Phương pháp thống kê giáo dục II.PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở tuổi mầm non chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. Nhưng trong thực tế chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mầm non. Song khó khăn lớn nhất khi làm quen với một số khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt. Do đó không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, biến những khái niệm toán học trừu GV:Nguyễn Thị Tươi 3 Đơn vị: Trường MN Bình Minh Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk Phụ huynh học sinh phần lớn là nông dân, lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa con em mình đến trường lớp học là một việc làm thiết thực và cần thiết. Khi dạy trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với toán ở lớp một số giáo viên chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách vận dụng lấy tài liệu, hình ảnh, sử dụng đồ dùng đồ chơi, truyện, thơ ca có nội dung liên quan để áp dụng phù hợp vào từng hoàn cảnh để giáo dục cho trẻ. Từ ưu điểm, hạn chế trên. Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng tính cấp thiết của việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan đối với trẻ mầm non, nên tôi đã lựa chọn những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt được kết quả cao trong việc dạy trẻ học tốt môn làm quen với toán. Vì vậy tôi thường xuyên tham gia dự giờ các lớp chuyên đề, thao giảng về hoạt động làm quen với toán do Phòng Giáo dục và đào tạo huyện tổ chức, các chuyên đề cấp cụm cũng như các chuyên đề do nhà trường tổ chức, để có được những phương pháp, hình thức đổi mới. Tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động nhằm giúp trẻ tiếp thu tốt những kiến thức của cô truyền đạt. Với số trẻ trong lớp: 35 , dân tộc: 32 , nữ dân tộc: 24 Từ tình hình của lớp tôi đã làm khảo sát thực trạng về nhận thức của trẻ. Thu được kết quả như sau: Tổng số khảo sát 35 trẻ trong lớp 5-6 tuổi đầu năm 2017-2018. Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện Trước khi thực hiện kết quả đạt kết quả chưa đạt - Phân biệt được cao, thấp 23/35 trẻ = 65,7 % 12/35 trẻ = 34,3 % - Nhận biết được số lượng từ 1- 20/35 trẻ =57,1 % 15/35 trẻ =42,9 % 10 - Nhận biết được các khối 24/35 trẻ =68,6 % 11/35 trẻ = 31,4% % - Nhận biết được kích thước 25/35 trẻ =71,4 % 10/35 trẻ =28,6 % GV:Nguyễn Thị Tươi 5 Đơn vị: Trường MN Bình Minh Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk Đồ dùng đồ chơi trực quan còn hạn chế, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn. - Hầu hết cha mẹ của học sinh là nông dân nghèo, có mặt bằng về trình độ văn hóa tương đối thấp, theo như phương pháp điều tra thu thập thông tin cá nhân trẻ và phụ huynh thì tỷ lệ trẻ tiếp thu chậm trong quá trình nhận thức đặc biệt là nhận thức về toán học của các cháu có bố mẹ bị mù chữ chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), các cháu có bố mẹ học xong tiểu học thì chiếm (35%), các cháu có bố mẹ học xong trung học cơ sở (15%). Độ chênh lệch tỷ lệ về trình độ văn hóa đã chứng minh được trình độ học vấn của bố mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của đề tài. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a.Mục tiêu của giải pháp. Thông qua mọi hoạt động ở trường mầm non giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, chính xác mang tính khoa học nhưng phải theo nguyên tắc vừa sức, không mang tính trừu tượng khó hiểu và khô khan. Phát triển toàn diện 5 mặt phát triển cho trẻ nhằm hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1. Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động với tâm thế phấn khởi, vui tươi, thích thú, phát triển các khả năng của trẻ như: quan sát, so sánh, ghi nhớ, chú ý Thúc đẩy quá trình học tập của trẻ ở trường lớp ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải tư duy, nhận biết, ghi nhớ và đó cũng là tiền đề để trẻ tiếp tục phát triển ở phổ thông sau này. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Từ kết quả khảo sát và những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở rằng mình phải làm gì? GV:Nguyễn Thị Tươi 7 Đơn vị: Trường MN Bình Minh Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk hình bắt số”, “Tôi là khối gì” Tìm nhiều hình thức để rèn luyện học tốt môn làm quen với toán cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tùy từng đối tượng học sinh có phương pháp để dạy thích hợp. Đối với giáo viên người dân tộc thiểu số không được lạm dụng tiếng mẹ đẻ để dạy cho trẻ. *Biện pháp 2: Lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn đúng lúc, đúng chỗ. Như chúng ta đã biết, đặc trưng hoạt động làm quen với toán là tính chính xác và khoa học, tư duy của trẻ là trực quan, hoạt động của trẻ là thao tác với đồ vật vì vậy đồ dùng trực quan đóng vị trí quan trọng trong hoạt động nhận thức của trẻ. Đồ dùng đẹp hấp dẫn thu hút sự chú ý, tò mò, khám phá của trẻ. Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi thường xuyên lựa chọn, vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở trường học, ở địa phương như: Hoa, lá, hộp giấy, lon nước, hột hạt để tạo ra những đồ dùng học tập có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề, ít tốn kém kinh tế, thời gian chuẩn bị đồ dùng. Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” Trong bài dạy cho trẻ phân biệt các khối như: Khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu Tôi đã đưa ra các trò chơi như: Về đúng nhà ở phần trò chơi luyện tập. Để đáp ứng trò chơi này trước đó cô và trẻ phải sưu tầm các nguyên vật liệu như: Hộp sữa giấy, bóng nhựa, lon nước ngọt và làm các ngôi nhà có ngắn các khối để trẻ tham gia trò chơi. Kết quả thu được trẻ tham gia trò chơi rất hứng thú, vui vẻ. Đạt kết quả cao trong giờ học. Giúp trẻ có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng tạo trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật”, dạy trẻ đề tài: “Đếm đến 8. Nhận biết chữ số 8”, trước khi vào giờ học trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi đã cho trẻ đi dạo chơi ngoài sân trường và mỗi bạn nhặt những chiếc lá vàng, hoa rụng ở sân trường để cho trẻ vào làm đồ dùng, đồ chơi trực quan ngay trong tiết học. GV:Nguyễn Thị Tươi 9 Đơn vị: Trường MN Bình Minh Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk Trẻ em rất dễ bị thu hút vào những hình ảnh có màu sắc sinh động mới lạ. Với công nghệ khoa học tiên tiến như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng làm quen với toán cho trẻ không phải là khó. Nhưng những nội dung, hình ảnh tạo bài giảng phải phù hợp với đề tài, độ tuổi. Trong các tiết học làm quen với toán tôi đã sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình. VD: Trong chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông. Dạy trẻ hoạt động làm quen với toán “Nhận biết số lượng 10. Nhận biết chữ số 10”. Tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện “Những chiếc ô tô xinh” và tôi đưa ra nhóm ô tô lần lượt các xe được xuất hiện trên màn hình chạy nối đuôi nhau với tiếng còi bim bim các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý ở trẻ. Không chỉ bài giảng của giáo viên soạn giảng bằng máy tính mà tôi còn tạo những trò chơi trên máy cho trẻ lên thao tác, trải nghiệm, bấm máy chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô. Ví dụ : Trò chơi “Thi xem ai chọn đúng’. Cách chơi: Trên màn hình có rất nhiều loại phương tiện giao thông, con hãy chọn cho cô nhóm có 10 phương tiện và nối với số 10. Trẻ sẽ lên clích con chuột của máy tính và chọn cho đúng yêu cầu. Đối với trẻ dân tộc thiểu số ở tại vùng khó khăn như trên địa bàn tôi công tác. Việc được học và tiếp cận với công nghệ thông tin là một điều trẻ rất yêu thích và lôi cuốn trẻ vào trong hoạt động. Không chỉ là hoạt động làm quen với toán mà là tất cả các hoạt động khác trong trường mầm non cũng vậy. Nhưng giáo viên phải lựa chọn nội dung để ứng dụng vào bài giảng cho phù hợp tránh trường hợp lạm dụng, phụ thuộc vào máy tính cũng không tốt. *Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp. Để thu hút trẻ đến trường lớp, đi học chuyên cần thì môi trường cũng là một yếu tố quan trọng trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh . GV:Nguyễn Thị Tươi 11 Đơn vị: Trường MN Bình Minh
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_do_choi_truc_quan_hap.doc